Nhầm k cụ, em đọc vnexpress riêng TQ chết 147 ng màThế giới
Só người chết tăng thêm 40 người, thấp kỷ lục trong vòng 2 tuần
Số ca nhiễm tăng thêm 2900 ,
View attachment 4354392
Nhầm k cụ, em đọc vnexpress riêng TQ chết 147 ng màThế giới
Só người chết tăng thêm 40 người, thấp kỷ lục trong vòng 2 tuần
Số ca nhiễm tăng thêm 2900 ,
View attachment 4354392
Cụ lấy bài hôm qua của em với bài hôm nay trừ đi thì sẽ thấy. Số liệu em đều lấy cùng 1 nguồn của Bộ y tế để cho dễ trừ.Nhầm k cụ, em đọc vnexpress riêng TQ chết 147 ng mà
Có khi nào do Hoa Nam Cục "thuận tay dắt dê" không nhỉ?Con đường lây nhiễm Covid-19 "đầy bí ẩn" ở Nhật Bản
14:18 - 14/02/2020
Nhật Bản đang bối rối xác định con đường lây nhiễm Covid-19 tại quốc gia này, khi cả 4 trường hợp dương tính với chủng virus corona mới đều không có bất cứ mối liên quan nào tới Trung Quốc.
Theo Nikkei Asia Review, nữ bệnh nhân người Nhật Bản đầu tiên tử vong vì nhiễm chủng virus corona mới (Covid-19) và thêm 3 người được xác định nhiễm bệnh hôm 13/2 đều không có mối liên hệ trực tiếp nào tới Trung Quốc. Sự việc này làm dấy lên mối lo ngại về con đường lây nhiễm đầy bí ẩn đang diễn ra trên lãnh thổ Nhật Bản.
Nhật Bản lo ngại trước con đường lây nhiễm Covid-19 "đầy bí ẩn" khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh mà không có liên hệ trực tiếp tới Trung Quốc. (Ảnh: Nikkei Asia Review)
Hôm 13/2, chính phủ Nhật Bản cho hay một cụ bà hơn 80 tuổi sinh sống tại tỉnh Kanagawa đã tử vong vì nhiễm chủng virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp. Con rể của cụ bà cũng có kết quả dương tính với Covid-19. Ngoài ra, một bác sĩ ở tỉnh Wakayama và một người đàn ông ở tỉnh Chiba cũng được xác nhận nhiễm loại virus nguy hiểm này.
Điều đáng nói là không một ai trong số 4 người trên di chuyển tới Trung Quốc trong thời gian gần đây, cũng như không giao tiếp với bất cứ ai từng tới tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch bùng phát virus corona tại Trung Quốc.
Sự việc trên đang đặt ra những thách thức mới cho giới chức y tế Nhật Bản. Nếu như có thêm người không liên hệ trực tiếp với Trung Quốc nhưng lại nhiễm Covid-19 sẽ khiến hoạt động xác định nguồn gốc lây bệnh càng trở nên bất khả thi.
“Chúng tôi sẽ đưa ra phản ứng cần thiết sau khi tham vấn với các chuyên gia. Chưa có bất cứ dữ liệu dịch tễ học nào cho thấy, dịch virus corona đang bùng phát trên lãnh thổ Nhật Bản”, ********* Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato phát biểu trong cuộc họp báo vào tối muộn ngày 13/2 liên quan tới cái chết của cụ bà hơn 80 tuổi tại tỉnh Kanagawa.
Bộ Y tế Nhật Bản cũng cho biết cụ bà cảm thấy không được khỏe từ ngày 22/1 và tình trạng bệnh tiến triển xấu nên tới ngày 25/2, cụ bà đi khám bác sĩ. Kể từ đó, cụ bà được giám sát sức khỏe. Cụ bà nhập viện vào ngày 1/2 với chẩn đoán bị viêm phổi. Cụ bà được kiểm tra xem có nhiễm virus corona hay không vào ngày 12/2 và kết quả dương tính được công bố hôm 13/2. Cũng trong ngày 13/2, cụ bà qua đời.
Con rể của cụ bà cũng có kết quả dương tính với virus corona. Người này là một tài xế taxi và khoảng 70 tuổi sinh sống ở thủ đô Tokyo. Ông nhập viện vào ngày 6/2 với những triệu chứng nhẹ sau khi bị sốt vào ngày 29/1.
Theo chính quyền thủ đô Tokyo, người đàn ông này cho biết ông không chở bất cứ một hành khách ngoại quốc nào trong 14 ngày qua.
Trong khi đó, một bác sĩ tại tỉnh Wakayama, phía nam Osaka cũng đã nhiễm virus corona, theo thông báo từ giới chức tỉnh Wakayama hôm 13/2. Vị bác sĩ khoảng 50 tuổi đã nhập viện với những triệu chứng bị viêm phổi và hiện tình trạng ổn định.
Đáng nói, vị bác sĩ không đi ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng, cũng như không tiếp xúc với bất cứ ai đến từ Trung Quốc. Giới chức tỉnh Wakayama hiện nghi ngờ con đường lây nhiễm cho vị bác sĩ có nguồn gốc từ trong nước.
Bác sĩ này bị sốt nhẹ vào ngày 31/1. Ông đã dùng thuốc chữa sốt từ ngày 3 – 5/2 nhưng vẫn làm việc tại bệnh viện. Tới ngày 8/2, ông bị sốt cao 38 độ C và kết quả CT cho thấy bị viêm phổi. Xét nghiệm virus corona cho kết quả dương tính vào ngày 13/2.
Bệnh viện Saiseikai Arida, nơi vị bác sĩ 50 tuổi làm việc, cũng đã dừng tiếp nhận bệnh nhân mới. Một bác sĩ khác cùng hai bệnh nhân tại bệnh viện Saiseikai Arida đang bị đưa vào diện tình nghi nhiễm virus corona.
Ngoài ra, một người đàn ông trong độ tuổi 20 sinh sống ở tỉnh Chiba gần thủ đô Tokyo cũng được xác nhận nhiễm virus corona. Người này bị sốt và xuất hiện nhiều triệu chứng vào ngày 2/2. Người này không di chuyển ra nước ngoài cũng như không tiếp xúc với những người bị nhiễm virus corona.
Ngoài trường hợp hơn 200 người trên siêu du thuyền 5 sao Diamond Princess hiện bị cách ly tại cảng Yokohama bị nhiễm Covid-19, tính tới ngày 12/2, 29 người khác trên toàn lãnh thổ Nhật Bản có kết quả dương tính với chủng virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp.
Ông GĐ Sở này dại, kiểu gì phát biểu này chả bị cdm chế ảnh và đám nhà báo đặt title câu view - nhưng mà nhiều khả năng sẽ cắt vế sau chữ "nếu" đi! Nhọ rồi!Tại cuộc họp báo thông tin về công tác ứng phó và ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh, người dân không nên quá hoang mang bởi người nhiễm Covid-19 có thể tự khỏi trong vòng 7-10 ngày nếu không có biến chứng.
Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc: Người dân không nên quá hoang mang
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh, người dân không nên quá hoang mang vì Covid-19.vtc.vn
Yên tâm sao học sinh lại được nghỉ học cả tháng?Cụ xem lại tầng 1, drchinh bảo rồi, yên tâm.
Dịch cúm tại Mỹ nguy hiểm ở Mỹ vì thế chỉ nên quan tâm dịch nào đang khiến trẻ em VN phải nghỉ học thôiDịch cúm tiếp tục đe dọa người dân Mỹ
Đợt cúm thứ hai đang dây ảnh hưởng trên toàn nước Mỹ và đây là một trong những mùa cúm tồi tệ nhất đối với trẻ em Mỹ trong một thập kỷ.
Nguy hiểm không kém Covid-19, dịch cúm đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng tại Mỹ.
Tỷ lệ trẻ em thiệt mạng và nhập viện do cúm tại Mỹ hiện đang ở mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh này bùng phát tại Mỹ năm 2009. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng này có thể sẽ tiếp diễn trong nhiều tuần tới đồng thời bày tỏ lo ngại rằng sẽ khó thể phân biệt giữa các triệu chứng của cúm và virus corona trừ khi xét nghiệm.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, mùa cúm năm nay bắt đầu sớm hơn bình thường và tới nay đã có 26 triệu người Mỹ nhiễm bệnh. Khoảng 250.000 người đã phải nhập viện và 14.000 người đã thiệt mạng, bao gồm 92 trẻ em.
Trong khi đó, Mỹ hiện đã có 15 trường hợp nhiễm Covid-19 và chưa có ai thiệt mạng do virus này tại Mỹ. Các phòng thí nghiệm tại 5 thành phố lớn của Mỹ, thường được sử dụng để xét nghiệm virus cúm, sẽ sớm tiến hành xét nghiệm virus corona nhằm ngăn ngừa sự lây lan của virus này./.
Link: https://www.google.com.vn/…/5N2YJMOVIGV5Y…/%3foutputType=amp
https://time.com/5784695/child-flu-2020/
https://www.concordmonitor.com/Amid-coronavirus-fears-a-sec…
https://abcnews.go.com/…/amid-coronavirus-fears-wave-flu-hi…
14000/26tr vẫn là 0.05%, trong bao nhiêu tháng? Nhập viện 250000/26tr là khoảng 1%.Dịch cúm tiếp tục đe dọa người dân Mỹ
Đợt cúm thứ hai đang dây ảnh hưởng trên toàn nước Mỹ và đây là một trong những mùa cúm tồi tệ nhất đối với trẻ em Mỹ trong một thập kỷ.
Nguy hiểm không kém Covid-19, dịch cúm đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng tại Mỹ.
Tỷ lệ trẻ em thiệt mạng và nhập viện do cúm tại Mỹ hiện đang ở mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh này bùng phát tại Mỹ năm 2009. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng này có thể sẽ tiếp diễn trong nhiều tuần tới đồng thời bày tỏ lo ngại rằng sẽ khó thể phân biệt giữa các triệu chứng của cúm và virus corona trừ khi xét nghiệm.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, mùa cúm năm nay bắt đầu sớm hơn bình thường và tới nay đã có 26 triệu người Mỹ nhiễm bệnh. Khoảng 250.000 người đã phải nhập viện và 14.000 người đã thiệt mạng, bao gồm 92 trẻ em.
Trong khi đó, Mỹ hiện đã có 15 trường hợp nhiễm Covid-19 và chưa có ai thiệt mạng do virus này tại Mỹ. Các phòng thí nghiệm tại 5 thành phố lớn của Mỹ, thường được sử dụng để xét nghiệm virus cúm, sẽ sớm tiến hành xét nghiệm virus corona nhằm ngăn ngừa sự lây lan của virus này./.
Link: https://www.google.com.vn/…/5N2YJMOVIGV5Y…/%3foutputType=amp
https://time.com/5784695/child-flu-2020/
https://www.concordmonitor.com/Amid-coronavirus-fears-a-sec…
https://abcnews.go.com/…/amid-coronavirus-fears-wave-flu-hi…
Mùa cúm đc tính từ 1/10/2019 đến 8/2/2020 tức là mới 4 tháng thôi14000/26tr vẫn là 0.05%, trong bao nhiêu tháng? Nhập viện 250000/26tr là khoảng 1%.
So với corona tỷ lệ tử vong 2.1% thì sẽ là 26tr x 2.1% là 546000. Chưa tính còn có thể cao hơn khi quá tải hệ thống y tế vì số ca nguy kịch do corona lớn khoảng 17-20%, và vì corona lây mạnh hơn nên số ca mắc sẽ có thể lớn hơn nhiều.
Link của cụ không mở được.
Em chỉ nhắc link không vào được thôi chứ cúm CDC em đọc rồi. 4 tháng không làm gì còn corona mới chưa đầy 1 tháng với đủ biện pháp cách ly và ngăn ngừa.Mùa cúm đc tính từ 1/10/2019 đến 8/2/2020 tức là mới 4 tháng thôi
from October 1, 2019, through February 8, 2020
Cụ tìm theo từ khóa "cdc flu deaths 2019" nhé
Ở đâu chả có thành phần ích kỷ, thiếu hiểu biết hả cụ. Nhiều nơi ở Hà Nội đang có phong trào kỳ thị người Vĩnh Phúc kìa. Mịa trước tiên kỳ thị Tàu, rồi kỳ thị người từ Vĩnh Phúc, rồi kỳ thị hàng xóm, rồi kỳ thị người nhà....ĐIỀU DƯỠNG SINGAPORE BỊ CHÍNH NGƯỜI DÂN KÌ THỊ
Trong khi nhân viên y tế ở Singapore vất vả chống dịch virus corona, một bộ phận người dân lại có thái độ miệt thị, xa lánh mỗi khi thấy họ mặc đồng phục xuất hiện ở nơi công cộng.
Hanna Wong - nhân viên y tế tại Singapore - bị hủy chuyến taxi rạng sáng 11/2 vì tài xế từ chối chở cô tới bệnh viện. Sự việc khiến cô thấy chua xót.
“Tôi bị tẩy chay như thể mắc bệnh hủi. Anh không tôn trọng chúng tôi. Anh không xem những gì chúng tôi làm là đáng quý. Nhưng không sao, tôi vẫn tiếp tục làm công việc của mình", Wong viết tại trang cá nhân.
Một điều dưỡng kể chuyện bị phân biệt đối xử công khai khi đi thang máy. Vừa bước vào trong, hai người dân đã có ánh nhìn đầy dò xét khi thấy nữ điều dưỡng mặc đồng phục y tế.
Người phụ nữ hỏi: “Cô là điều dưỡng à?”. Khi được xác nhận, người này vội vã đứng ra xa và lấy khẩu trang đeo vào. Sau đó, người đàn ông lớn tiếng quát: “Vậy sao còn đi thang máy? Cô có chân, có thể đi thang bộ mà? Cô có thể lây virus cho người khác đấy. Thật ngu ngốc”. Thậm chí, trước khi bỏ đi, ông ta còn lẩm bẩm: “Đám điều dưỡng lúc nào cũng đi lung tung khắp nơi với virus đầy người rồi lây sang người khác”.
Teresa việc tại phòng khám đa khoa của một bệnh viện công chia sẻ: “Các tài xế taxi không muốn chở bất cứ ai mặc đồng phục y tế. Trên tàu điện ngầm, mọi người tránh xa các điều dưỡng và xì xào những câu như: 'Hy vọng họ đã tắm sau khi tan ca'”
Teresa nói thêm một đồng nghiệp của bà bị người đi đường chụp ảnh và tra hỏi vì sao lại mặc đồng phục khi ở ngoài bệnh viện. Tại bệnh viện Teresa làm việc, các điều dưỡng được phép mặc đồng phục về nhà. Nhân viên y tế ở khoa cấp cứu phải mặc đồ bảo hộ và được yêu cầu tắm rửa trước khi rời cơ quan.
Megan - điều dưỡng 25 tuổi làm việc ở cùng bệnh viện với Teresa thừa nhận cô sợ xuất hiện trong bộ đồng phục ở nơi công cộng.
"Tôi cố gắng không mặc đồng phục khi ở ngoài bệnh viện bởi ánh nhìn dò xét từ mọi người xung quanh. Nhưng trang phục khi đi làm của tôi đều được khử trùng. Chúng tôi biết cách tự bảo vệ mình và đảm bảo rằng ai cũng tắm rửa sau mỗi ca trực để cơ thể sạch sẽ khi trở về nhà với những người thân yêu"
“Đôi khi xem mạng xã hội thấy nhịp sống của bạn bè vẫn diễn ra bình thường, tôi chạnh lòng vì bị 'mắc kẹt' ở đây”
"Nhiều lần tôi tự hỏi: 'Tại sao lại là mình? Tại sao tôi làm công việc này?'. Nhưng tôi nhận được rất nhiều lời động viên từ mọi người xung quanh rằng hãy làm việc tốt nhất có thể”
Một điều dưỡng 24 tuổi thực tập tại khoa Y học tổng quát và Sức khỏe tâm thần cho biết J. cảm thấy tổn thương khi mọi người nhìn chằm chằm và giữ khoảng cách với cô trên tàu điện ngầm. Tuy nhiên, nữ điều dưỡng không đổ lỗi cho họ về phản ứng như vậy.
Cô chia sẻ thêm: “Các nhân viên y tế cũng sợ nhiễm virus chứ, nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Chúng tôi phải chiến đấu với nó”.
Nhưng thành phần như thế lại hay lên mạng hô hào rồi vỗ ngực đại diện cho nhân dân lắmỞ đâu chả có thành phần ích kỷ, thiếu hiểu biết hả cụ. Nhiều nơi ở Hà Nội đang có phong trào kỳ thị người Vĩnh Phúc kìa. Mịa trước tiên kỳ thị Tàu, rồi kỳ thị người từ Vĩnh Phúc, rồi kỳ thị hàng xóm, rồi kỳ thị người nhà....