Con virus này đường kính 70-100 nm (1 nm bằng 1 phần tỷ mét), rất không to để nhìn thấy dễ dàng. Như ảnh trên, cụ thấy kích thước của nó đo được là ~ 97 tới 100 nm và đã phải sử dụng hệ số phóng đại lên 80 ngàn lần gì đó (kính lúp của cụ phóng đại được giỏi lắm là 5-10 lần, thường là 5). Để xem được hình ảnh như thế này, người ta phải dùng TEM (kính hiển vi điện tử truyền qua, tín hiệu đi qua mẫu mỏng và được thu lại) mà không thể dùng được SEM (kính hiển vi điện tử quét, thu tín hiệu phản xạ của mẫu). Làm mẫu cho TEM khó hơn, đồng thời, súng điện tử của TEM phải có cao áp lớn hơn. Cao áp càng lớn, năng lượng của điện tử càng lớn, và độ phân giải cũng càng tốt, ảnh càng chi tiết. Nước ngoài có TEMs đến cỡ cao áp 250 kV, thường là tới 125 - 150 kV. Em nghĩ ở VN (ít nhất là miền Bắc) cũng chỉ có với cao áp 100 kv, và cũng chỉ có vài ba cái TEM hoạt động tốt. Trong đó, TEM ở Viện Vệ sinh dịch tễ mà các cụ đang xem ảnh của nó, là tốt nhất!
Các cụ thấy, nguồn lực cho khoa học, nhất là khoa học cơ bảnở Việt Nam nó nghèo ra sao! Cho nên, nếu người ta cố gắng 1, thì các cán bộ VN phải cố gắng gấp 2, 3 là vậy. Mà còn bị ăn chửi không ít từ các anh hùng mạng.