Em biết đã muộn, nhưng vẫn có khả năng sửa sai được trong vòng 10-20 tới nếu nhận thức và hành động đc thực thi tốt. Hiện tiền bảo vệ rừng chi trả hàng năm cho bà con dân tộc vùng cao khá lớn lão Pain nhỉ.
Trích còm của một anh từng là dân vùng cao nay đã di cư
Khoảng năm 1986 trở về trước thì rừng khu vực Tây Bắc còn ngập tràn mặc dù cũng đã bị tàn phá không ít bởi dân làm gỗ. Tuy nhiên, lúc đó dân làm gỗ (lâm tặc và lâm nghiệp) chỉ khai thác những cây gỗ quý (đinh , nghiến, pơ mu, giáng hương, dổi, vàng kiềng, chậm, táu, sến...) với đường kính lớn (50cm trở lên) để xẻ hộp... Các loại như dẻ, thực mực, ban, măng cát... đường kính cả mét còn đầy.
Sau năm 1986 là câu chuyện khác, dân các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... bắt đầu di cư lên vùng này ồ ạt... kéo theo là việc lấy gỗ về làm nhà, lấy gỗ bán kiếm cơm qua ngày, hết gỗ tốt để bán thì bán củi, hết củi để bán thì phát nương làm rẫy... Nhà em ngay quốc lộ 6, trước đó vào bìa rừng cách nhà chừng 300m thì củi khô đầy rẫy, cứ kéo xe cải tiến vào rồi chặt nhỏ xếp lên chở về, từ củi tre đến củi gỗ. Mùa mưa thì không có sức mà hái măng... Sau loạt di dân nói trên thì không chỉ dãy đồi phía sau nhà em mà đến cả mấy dãy tiếp theo có bói cũng không ra được cái cây nào to hơn bắp đùi, toàn là đất trống đồi trọc, toàn là nương ngô, nương sắn...
Hình minh họa