[Funland] Cập nhật hàng made in Cờ Hoa

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Từ hồi xa xưa thì đạn làm bằng thép, bọc đồng để bảo vệ nòng súng khỏi mòn. sau đó tụi Bỉ nó đổ chì phía sau tạo ra loại M855 để tăng hiệu ứng con quay hồi chuyển , tăng khả năng chính xác khi bắn xa, bây giờ tụi Mẽo chẳng biết tại sao lại thay chì bằng đồng? chắc chỉ để bảo vệ môi trường thôi ạ (hehe em thấy cái này: "The M855A1 cartridge is sometimes referred to as "green ammo" because it fires a lead free projectile" Ngoài ra cách này còn tránh cho các nạn nhận khi bị bắn sẽ giảm thiểu khả năng bị nhiễm độc chì! Ôi em thấy các bạn Mẽo thật là có tính nhân văn!
Giảm thiểu nhiễm độc chì ra môi trường xung quanh thôi. Còn các bạn nào trúng đạn thì miễn bàn.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Vũ khí laser ABL bay vào cõi chết
Cập nhật lúc :3:03 PM, 23/12/2011
Lầu Năm góc tuyên bố dẹp bỏ chương trình phát triển vũ khí laser chống tên lửa.


Máy bay mang ABL. Ảnh: boeing.com​
(ĐVO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã đóng chương trình phát triển vũ khí laser lắp trên máy bay mà họ dự định dùng để chống tên lửa. Chương trình này đã kéo dài 16 năm, tiêu tốn 5 tỷ USD. Nguyên nhân đóng dự án là do chi phí cao và yêu cầu cắt giảm ngân sách quốc phòng.

Chương trình ABL đã mấp mé bờ vực đóng cửa mấy lần, song công-xooc-xi-om thực hiện dự án gồm Boeing, Northrop Grumman và Lockheed Martin và Cục Phòng thủ tên lửa MDA Mỹ vẫn xin được kinh phí.

Tháng 2/2010, diễn ra lần thử tiếp theo của ABL, trong đó laser đã lần đầu tiên tiêu diệt được 2 tên lửa đường đạn ở giai đoạn bay đầu. Các tên lửa được phóng cách nhau 1 giờ.

Trong khuôn khổ dự án ABL, Boeing đã chế tạo một biến thể máy bay vận tải B747-400F phù hợp để lắp vũ khí laser.

Công ty Northrop Grumman phụ trách phát triển laser hóa học, còn Lockheed Martin sản xuất các hệ thống dẫn chính xác cho vũ khí laser. Công suất của laser tại thời điểm đóng dự án đã được nâng lên đến 1 MW.

Trong khi đó, MDA quan tâm đến việc phát triển loại vũ khí laser mới lắp trên máy bay mà theo Cục trưởng MDA, trung tướng Patrick O’Reilly, sẽ mạnh hơn và nhỏ hơn các hệ thống hiện có.

Các kỹ sư phải lựa chọn công nghệ laser cho vũ khí tương lai. “Chúng tôi tin chắc rằng, vài năm nữa, chúng tôi sẽ có mẫu chế thử của một thiết bị hoạt động trên máy bay không người lái ở độ cao lớn”, tướng O’ Reilly nói.

Cuối tháng 2/2010, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ (USAF), tướng Norton Swartz tuyên bố rằng, USAF không có ý định sử dụng các laser hóa học. Giới quân sự rất quan tâm đến laser thể rắn có lợi thế so với laser hóa học là có kích thước nhỏ hơn.

(datviet)
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
cái này thằng nga cũng đóng cửa bởi đơn giản là chưa có 1 hệ thống Pin hợac năng lượng nào đủ cho hệ thống hoạt động hiệu quả
có lẽ phải đến lúc cái pin laptop bé bằng đồng xu và chạy đủ 8 tiếng thì may ra vũ khí laser và điện từ mới đi vào quy mô đc
 

asiandriver

Xe đạp
Biển số
OF-125201
Ngày cấp bằng
23/12/11
Số km
13
Động cơ
378,820 Mã lực
Chẳng biết gì mà tán, chỉ xem ảnh thôi. Trông cũng đèm đẹp.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Các loại tàu chiến tốc độ cao, hoạt động ở vùng biển gần bờ có nhiệm vụ chống tàu ngầm, phát hiện ngư lôi, trinh thám, thu thập tin tức tình báo, phối hợp tác chiến…

Vừa qua, hãng Reuters dẫn lời Đô đốc Jonathan Greenert, chỉ huy tác chiến Hải quân Mỹ, cho biết nước này sẽ điều “những tàu tuần duyên (LCS) mới nhất” tới đồn trú ở Singapore và trong vài năm tới có thể là Philippines, sau quyết định luân chuyển 2.500 lính thủy đánh bộ tới Darwin (Australia).

Quân bài tẩy đang dần lộ diện khi Mỹ tăng cường sử dụng các tàu chiến cỡ nhỏ, khả năng cơ động cao để án ngữ những tuyến hàng hải chiến lược ở Đông Á.

(Đất Việt) Kỳ 1: Giương oai gần bờ

Triển khai kế hoạch đầy tham vọng trị giá 30 tỉ đô la, hiện Hải quân Mỹ đã đưa vào biên chế 2 tàu tuần duyên thế hệ mới là USS Freedom (LCS-1) và USS Independence (LCS-2). Tàu USS Fort Worth (LCS-3) đang được đóng, và dự kiến được đưa vào biên chế năm 2012.

Nhanh, ẩn, áp sát bờ

Để có thể hoạt động ở vùng nước nông, kể cả là trên sông, thiết kế của tàu tuần duyên có đôi chút khác biệt. So với tàu chiến thông thường, lườn tàu tuần duyên thấp hơn, không sử dụng chân vịt và bánh lái, mà dùng ống hơi nước điều khiển để lái tàu, giúp tàu dễ dàng vào sát bờ.

Với đặc thù nhiệm vụ, tốc độ của tàu tuần duyên là yếu tố được các nhà thiết kế rất quan tâm. Tàu Freedom do hãng Lockheed Martin đóng sử dụng 2 động cơ Fairbanks Morse Colt-Pielstick 16PA6B STC chạy bằng diesel. Tốc độ tối đa của tàu là hơn 74km/h.

Trong khi đó, hãng General Dynamics đã sử dụng thiết kế tàu chiến 3 thân cho Independence. Sử dụng 2 turbine khí, 2 động cơ dầu diesel MTU Friedrichshafen 8000 Series, 4 động cơ phản lực nước Azimuth thruster, 4 máy phát diesel, vận tốc trung bình của Independence là 40 knot (tương đương 74 km/h). Nhưng khi cần, Independence có thể vươn lên tốc tối đa khoảng 50 knot (90 km/h), với tầm hoạt động tối đa đạt 19.000 km.

Tàu tuần duyên USS Freedom (LCS-1).​
Cả 2 loại tàu này đều có khoang chứa máy bay lớn gấp 1,5 lần khoang chứa trên tàu chiến tiêu chuẩn. Independence có đủ chỗ cho 2 trực thăng MH-60 Seahawks, hoặc 1 chiếc trực thăng СН-53/МН-53 và 3 trực thăng không người lái UAV loại MQ-8 Fire Scout, tàu ngầm không người lái... Máy bay trên tàu có thể cất cánh trong điều kiện biển động cấp 5.

Ngoài ra, tàu còn có khả năng thu-phóng xuồng máy tốc độ cao chỉ trong vòng 15 phút ở điều kiện biển động cấp 4. Để thực hiện nhiệm vụ trinh thám, thiết kế phần thân tàu của Freedom và Independence dựa theo nguyên tắc tàng hình với bề mặt phẳng và góc nghiêng lớn.

Đa dạng về vũ khí

LCS được coi là đối thủ “đáng gờm” trên biển một phần cũng bởi hệ thống vũ khí được trang bị trên tàu. Freedom và Independence được trang bị vũ khí giống hệt nhau.

Tàu tuần duyên thường có gắn ụ pháo BAE Mk110 57mm, do hãng Bofors chế tạo dựa trên nguyên mẫu của khẩu Bofors 57 Mk3, với tốc độ bắn 220 vòng/phút, tầm xa là 17 km. Pháo Mk110 có thể sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu ngầm, nổi và trên không. Đạn pháo Mk295 gồm kíp nổ đã được lập trình, 8000 mảnh đạn làm từ vonfram và 420 gr chất nổ dẻo. Ngay trước khi được bắn ra, kíp nổ đã được lập trình sẵn trong ụ pháo.

Ụ pháo được nối với hệ thống điều khiển khai hỏa, có khả năng lựa chọn mục tiêu. Với sơ đồ này, một quả đạn pháo Mk 295 có thể thay thế cho vài loại đạn khác nhau, dùng cả cho mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.

Hệ thống tên lửa đối không RIM-116.​
Ngoài ra, tàu còn được trang bị súng máy 12,7mm, bệ phóng tên lửa hải đối không tầm ngắn Raytheon RIM-116 để bảo vệ tàu trước những cuộc tấn công của tên lửa hành trình đối hạm. tổ hợp pháo phòng thủ tầm gần MK 15 Phalanx lắp pháo 6 nòng cỡ 20mm (tốc độ bắn 4.500 phát/phút) dùng để tiêu diệt tên lửa chống hạm, máy bay cánh cố định.

LCS còn từng dự định trang bị hệ thống tên lửa "tương lai" XM501, tuy nhiên dự án này đã hủy bỏ đầu năm 2011. XM501 sử dụng 2 loại tên lửa: LAM và PAM Mk31.

Câu hỏi còn để ngỏ

Freedom dùng hệ thống điều khiển thông tin tác chiến COMBATSS-21, được kết nối với các thiết bị hiển thị và hệ thống vũ khí trên tàu. Các mục tiêu trên không và mặt nước được hiển thị trên màn hình nhờ trạm radar 3 phối hợp TRS-3D và trạm quang điện với kênh hồng ngoại.

Để hiển thị những mục tiêu ngầm, Freedom sử dụng trạm thủy âm học đa chức năng kết hợp cùng ăng-ten và hệ thống dò mìn tự động. Để làm nhiễu radar đối phương bằng những dải tần vô tuyến điện và hồng ngoại, Freedom sử dụng trạm phát sóng SKWS do hãng Terma A/S của Đan Mạch sản xuất.

Hãng General Dynamics chọn hệ thống điều khiển thông tin tác chiến ICMS với thiết kể mở của hãng Northrop Grumman để trang bị cho Independence.Trạm radar Hươu cao cổ biển (Sea Giraffe), trạm quang điện AN/KAX-2 và radar dẫn đường "Bridgemaster-E" được sử dụng để hiển thị mục tiêu nổi và truyền hiệu lệnh. Trạm tác chiến điện tử ES-3601, 3 trạm Super RBOC và 2 trạm "Nulka" sử dụng để tạo bẫy giả và làm nhiễu radar đối phương. Với những mục tiêu dưới nước, Independence dùng hệ thống dò và hiển thị ngư lôi SSTD.

Dù giá thành không hề “dễ thở” (khoảng 550-600 triệu USD), nhưng đây vẫn sẽ là mẫu tàu tuần dương tương lai của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, khả năng phòng không của các tàu tuần duyên kể trên khi không có sự yểm trợ từ tàu khu trục lớp DD(X) vẫn còn là một câu hỏi bị bỏ ngỏ.
Hiền Thảo


Đặc trưng của tàu tuần duyên (LCS) thế hệ mới là hệ thống vũ khí (từ màn hình hiển thị đến hỏa lực) đều được lắp đặt sẵn trong từng container chứa module. Hình thức kết nối giữa module chiến đấu và tàu cũng như các kênh trao đổi thông tin đều được tiêu chuẩn hóa. Vì vậy, quá trình hiện đại hóa vũ khí không ảnh hưởng đến cơ chế tác chiến của tàu. Các nhà chế tạo có thể định hình trước đặc tính của từng loại vũ khí lắp đặt trên tàu, diện tích, khối lượng, tải trọng…

Chuyên môn hóa cao

Mỗi LCS hiện đại có thể thay đổi đến 20 cơ chế chiến đấu. Cấu hình tự động khi thay đổi các module được phát triển dựa trên thành tựu của tàu tuần duyên Sea Fighter và ứng dụng cơ chế “kết nối-chiến đấu”. Việc thay đổi module có thể thực hiện trong 24 giờ để thích ứng nhu cầu chiến trường.

LCS có 3 module tương ứng 3 nhiệm vụ chủ chốt: module diệt ngư lôi, module chống tàu ngầm và module chống tàu nổi. Module diệt ngư lôi gồm nhiều hệ thống khác nhau để dò tìm, phân loại và vô hiệu hóa các loại ngư lôi. Đó là tàu ngầm không người lái dò ngư lôi điều khiển từ xa AN/WLD-1, sonar điều khiển từ xa tìm kiếm thủy lôi và tàu ngầm đối phương AN/AQS-20A, hệ thống dò ngư lôi bằng laser trên không, trung tâm vô hiệu hóa ngư lôi trên không (AMNS)… Robot trên mặt nước sẽ hỗ trợ trực thăng MH-60S diệt ngư lôi. Bộ phận quét mìn tự động gồm một tàu nổi không người lái, kéo theo bộ phận quét ngư lôi bằng từ tính và âm học.

Module chống tàu ngầm gồm hệ thống giám sát lưới ngầm vùng duyên hải chiến lược, kết hợp với hàng loạt các cảm biến âm, thiết bị lặn, mạng lưới liên lạc trung tâm, thiết bị ngầm và xuồng nổi không người lái cùng trực thăng đa chức năng. Ngoài ra còn phải kể đến ngư lôi Mk54, phao âm, sonar tần số thấp dùng cho trực thăng MH-60R. Module tấn công tàu nổi được trang bị hệ thống hiển thị và vũ khí có độ chính xác cao, dùng để tấn công những mục tiêu nổi có kích thước nhỏ và các loại vũ khí phóng ra từ bờ.

Hỏa lực của tàu khi lắp module này sẽ có thêm pháo Mk 46 30 mm dùng để đánh chặn, có tốc độ bắn 200 vòng/phút. Ngoài ra trên tàu còn được trang bị hệ thống tên lửa có độ chính xác cao. Tên lửa tấn công trực diện có đầu dò laser và hồng ngoại được làm lạnh, có đầu nổ đa thức và tầm xa lên đến 40 km. Trực thăng MH-60R được trang bị súng và tên lửa Hellfire.

Trực thăng MH-60R trang bị cho LCS khai hỏa. Hải quân Mỹ chuẩn bị trang bị tên lửa Griffin lên module chống tàu nổi, và Freedom là tàu đầu tiên nhận loại tên lửa này. Loại tên lửa tầm ngắn, nhỏ gọn này chỉ nặng gần 15 kg, dài hơn 1 m, chứa đầu đạn nổ nặng khoảng 5 kg, sử dụng hệ thống đầu dò hỗn hợp, với tầm bắn khoảng 6 km. Griffin rất phù hợp cho những mục tiêu là tàu tốc độ cao. Tuy nhiên, nó không thể được coi là hỏa lực hải quân hỗ trợ cho bộ binh và không phù hợp để lắp đặt trên tàu lớn hoặc tàu tấn công tốc độ cao. Khả năng linh hoạt của tàu còn được thể hiện ở chỗ, nó có thể được tiếp liệu trên biển, thay vì phải cập bờ.

Cùng với việc thay đổi các module chiến đấu, thủy thủ đoàn cũng phải có khả năng ứng phó nhanh nhạy. Hiện Mỹ bắt đầu chương trình mới có tên gọi “Huấn luyện đạt chuẩn” (Train to Qualify - T2Q) dành cho những thủy thủ phục vụ trên LCS. Điều này là hết sức cần thiết, do số lượng giảm đáng kể, trong khi yêu cầu tác chiến lại tăng cao, thủy thủ phải nắm bắt và sử dụng thành thạo các loại phương tiện, máy móc cho mỗi nhiệm vụ.

Còn “tử huyệt”

Tuy nhiên, khả năng thay module chiến đấu trong vòng 24 giờ cũng châm ngòi cho nhiều ý kiến phản biện. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trong điều kiện bình thường, chứ chưa nói đến thực chiến, để có thể thực hiện được nguyên tắc “kết nối-chiến đấu” cho các module, cần ít nhất là 3 ngày. Họ cũng đặt dấu hỏi về khả năng chiến đấu của module chống tàu nổi. Chẳng hạn nhiệm vụ tấn công tàu và ca-nô đối phương được “giao” cho tên lửa Hellfire phóng ra từ trực thăng.

Nhưng, do lượng thuốc nổ chứa trong tên lửa này không lớn, tầm xa vẫn cần được cải thiện, thì Hellfire khó có thể là đối thủ xứng tầm của tàu chiến đối phương có gắn tên lửa hiện đại. Hơn thế nữa, trong điều kiện bão gió, việc cất và hạ cánh của máy bay trực thăng không phải lúc nào cũng thực hiện được. Vì thế, trước khi Hải quân Mỹ hoàn thành kế hoạch tìm kiếm vũ khí phù hợp để thay thế, thì module tác chiến chống tàu nổi vẫn sẽ là “tử huyệt” của LCS.

Phóng tên lửa Griffin từ tàu tuần duyên. Kể cả USS Freedom và Independence, dù đã được đưa vào biên chế, nhưng vẫn vấp phải không ít vấn đề. Với USS Freedom, trọng lượng thừa khiến tàu có nguy cơ bị chìm cao khi vấp phải đòn tấn công của đối phương; cửa phóng các thiết bị điều khiển từ xa bên hông tàu. Ngoài ra, khi tiếp liệu tại những vùng nước sâu, Freedom khó có thể hoạt động với tốc độ chậm. Khi đó, chỉ có thể dùng trực thăng để tiếp liệu cho tàu.

Ngoài ra, LCS còn gặp nhiều trục trặc về kỹ thuật. Ngày 12/9/2010, động cơ khí turbin trên Freedom bị hỏng, buộc tàu phải dùng động cơ diesel thay thế để quay về cảng. Tháng 2/2011, tại một cuộc thử nghiệm trong điều kiện biển động, thân tàu Freedom bị nứt một đường dài 15 cm, buộc tàu phải “uống” 19 lít nước/giờ. Trong khi đó, USS Independence lại gặp vấn đề ăn mòn điện năng trong môi trường điện giải. Thân tàu bằng nhôm tương tác với động cơ đẩy bằng thép không gỉ trong điều kiện nước biển, chưa kể đến các dòng điện khác chưa được tách ra là môi trường lí tưởng cho hiện tượng ăn mòn điện năng. Hiện Hải quân Mỹ đang nghiên cứu lắp đặt hệ thống bảo vệ cực âm cho tàu.
Hiền Thảo
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Các loại tàu chiến tốc độ cao, hoạt động ở vùng biển gần bờ có nhiệm vụ chống tàu ngầm, phát hiện ngư lôi, trinh thám, thu thập tin tức tình báo, phối hợp tác chiến…

Vừa qua, hãng Reuters dẫn lời Đô đốc Jonathan Greenert, chỉ huy tác chiến Hải quân Mỹ, cho biết nước này sẽ điều “những tàu tuần duyên (LCS) mới nhất” tới đồn trú ở Singapore và trong vài năm tới có thể là Philippines, sau quyết định luân chuyển 2.500 lính thủy đánh bộ tới Darwin (Australia).

Quân bài tẩy đang dần lộ diện khi Mỹ tăng cường sử dụng các tàu chiến cỡ nhỏ, khả năng cơ động cao để án ngữ những tuyến hàng hải chiến lược ở Đông Á.

(Đất Việt) Kỳ 1: Giương oai gần bờ

Triển khai kế hoạch đầy tham vọng trị giá 30 tỉ đô la, hiện Hải quân Mỹ đã đưa vào biên chế 2 tàu tuần duyên thế hệ mới là USS Freedom (LCS-1) và USS Independence (LCS-2). Tàu USS Fort Worth (LCS-3) đang được đóng, và dự kiến được đưa vào biên chế năm 2012.

Nhanh, ẩn, áp sát bờ

Để có thể hoạt động ở vùng nước nông, kể cả là trên sông, thiết kế của tàu tuần duyên có đôi chút khác biệt. So với tàu chiến thông thường, lườn tàu tuần duyên thấp hơn, không sử dụng chân vịt và bánh lái, mà dùng ống hơi nước điều khiển để lái tàu, giúp tàu dễ dàng vào sát bờ.

Với đặc thù nhiệm vụ, tốc độ của tàu tuần duyên là yếu tố được các nhà thiết kế rất quan tâm. Tàu Freedom do hãng Lockheed Martin đóng sử dụng 2 động cơ Fairbanks Morse Colt-Pielstick 16PA6B STC chạy bằng diesel. Tốc độ tối đa của tàu là hơn 74km/h.

Trong khi đó, hãng General Dynamics đã sử dụng thiết kế tàu chiến 3 thân cho Independence. Sử dụng 2 turbine khí, 2 động cơ dầu diesel MTU Friedrichshafen 8000 Series, 4 động cơ phản lực nước Azimuth thruster, 4 máy phát diesel, vận tốc trung bình của Independence là 40 knot (tương đương 74 km/h). Nhưng khi cần, Independence có thể vươn lên tốc tối đa khoảng 50 knot (90 km/h), với tầm hoạt động tối đa đạt 19.000 km.

Tàu tuần duyên USS Freedom (LCS-1).​
Cả 2 loại tàu này đều có khoang chứa máy bay lớn gấp 1,5 lần khoang chứa trên tàu chiến tiêu chuẩn. Independence có đủ chỗ cho 2 trực thăng MH-60 Seahawks, hoặc 1 chiếc trực thăng СН-53/МН-53 và 3 trực thăng không người lái UAV loại MQ-8 Fire Scout, tàu ngầm không người lái... Máy bay trên tàu có thể cất cánh trong điều kiện biển động cấp 5.

Ngoài ra, tàu còn có khả năng thu-phóng xuồng máy tốc độ cao chỉ trong vòng 15 phút ở điều kiện biển động cấp 4. Để thực hiện nhiệm vụ trinh thám, thiết kế phần thân tàu của Freedom và Independence dựa theo nguyên tắc tàng hình với bề mặt phẳng và góc nghiêng lớn.

Đa dạng về vũ khí

LCS được coi là đối thủ “đáng gờm” trên biển một phần cũng bởi hệ thống vũ khí được trang bị trên tàu. Freedom và Independence được trang bị vũ khí giống hệt nhau.

Tàu tuần duyên thường có gắn ụ pháo BAE Mk110 57mm, do hãng Bofors chế tạo dựa trên nguyên mẫu của khẩu Bofors 57 Mk3, với tốc độ bắn 220 vòng/phút, tầm xa là 17 km. Pháo Mk110 có thể sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu ngầm, nổi và trên không. Đạn pháo Mk295 gồm kíp nổ đã được lập trình, 8000 mảnh đạn làm từ vonfram và 420 gr chất nổ dẻo. Ngay trước khi được bắn ra, kíp nổ đã được lập trình sẵn trong ụ pháo.

Ụ pháo được nối với hệ thống điều khiển khai hỏa, có khả năng lựa chọn mục tiêu. Với sơ đồ này, một quả đạn pháo Mk 295 có thể thay thế cho vài loại đạn khác nhau, dùng cả cho mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.

Hệ thống tên lửa đối không RIM-116.​
Ngoài ra, tàu còn được trang bị súng máy 12,7mm, bệ phóng tên lửa hải đối không tầm ngắn Raytheon RIM-116 để bảo vệ tàu trước những cuộc tấn công của tên lửa hành trình đối hạm. tổ hợp pháo phòng thủ tầm gần MK 15 Phalanx lắp pháo 6 nòng cỡ 20mm (tốc độ bắn 4.500 phát/phút) dùng để tiêu diệt tên lửa chống hạm, máy bay cánh cố định.

LCS còn từng dự định trang bị hệ thống tên lửa "tương lai" XM501, tuy nhiên dự án này đã hủy bỏ đầu năm 2011. XM501 sử dụng 2 loại tên lửa: LAM và PAM Mk31.

Câu hỏi còn để ngỏ

Freedom dùng hệ thống điều khiển thông tin tác chiến COMBATSS-21, được kết nối với các thiết bị hiển thị và hệ thống vũ khí trên tàu. Các mục tiêu trên không và mặt nước được hiển thị trên màn hình nhờ trạm radar 3 phối hợp TRS-3D và trạm quang điện với kênh hồng ngoại.

Để hiển thị những mục tiêu ngầm, Freedom sử dụng trạm thủy âm học đa chức năng kết hợp cùng ăng-ten và hệ thống dò mìn tự động. Để làm nhiễu radar đối phương bằng những dải tần vô tuyến điện và hồng ngoại, Freedom sử dụng trạm phát sóng SKWS do hãng Terma A/S của Đan Mạch sản xuất.

Hãng General Dynamics chọn hệ thống điều khiển thông tin tác chiến ICMS với thiết kể mở của hãng Northrop Grumman để trang bị cho Independence.Trạm radar Hươu cao cổ biển (Sea Giraffe), trạm quang điện AN/KAX-2 và radar dẫn đường "Bridgemaster-E" được sử dụng để hiển thị mục tiêu nổi và truyền hiệu lệnh. Trạm tác chiến điện tử ES-3601, 3 trạm Super RBOC và 2 trạm "Nulka" sử dụng để tạo bẫy giả và làm nhiễu radar đối phương. Với những mục tiêu dưới nước, Independence dùng hệ thống dò và hiển thị ngư lôi SSTD.

Dù giá thành không hề “dễ thở” (khoảng 550-600 triệu USD), nhưng đây vẫn sẽ là mẫu tàu tuần dương tương lai của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, khả năng phòng không của các tàu tuần duyên kể trên khi không có sự yểm trợ từ tàu khu trục lớp DD(X) vẫn còn là một câu hỏi bị bỏ ngỏ.
Hiền Thảo


Đặc trưng của tàu tuần duyên (LCS) thế hệ mới là hệ thống vũ khí (từ màn hình hiển thị đến hỏa lực) đều được lắp đặt sẵn trong từng container chứa module. Hình thức kết nối giữa module chiến đấu và tàu cũng như các kênh trao đổi thông tin đều được tiêu chuẩn hóa. Vì vậy, quá trình hiện đại hóa vũ khí không ảnh hưởng đến cơ chế tác chiến của tàu. Các nhà chế tạo có thể định hình trước đặc tính của từng loại vũ khí lắp đặt trên tàu, diện tích, khối lượng, tải trọng…

Chuyên môn hóa cao

Mỗi LCS hiện đại có thể thay đổi đến 20 cơ chế chiến đấu. Cấu hình tự động khi thay đổi các module được phát triển dựa trên thành tựu của tàu tuần duyên Sea Fighter và ứng dụng cơ chế “kết nối-chiến đấu”. Việc thay đổi module có thể thực hiện trong 24 giờ để thích ứng nhu cầu chiến trường.

LCS có 3 module tương ứng 3 nhiệm vụ chủ chốt: module diệt ngư lôi, module chống tàu ngầm và module chống tàu nổi. Module diệt ngư lôi gồm nhiều hệ thống khác nhau để dò tìm, phân loại và vô hiệu hóa các loại ngư lôi. Đó là tàu ngầm không người lái dò ngư lôi điều khiển từ xa AN/WLD-1, sonar điều khiển từ xa tìm kiếm thủy lôi và tàu ngầm đối phương AN/AQS-20A, hệ thống dò ngư lôi bằng laser trên không, trung tâm vô hiệu hóa ngư lôi trên không (AMNS)… Robot trên mặt nước sẽ hỗ trợ trực thăng MH-60S diệt ngư lôi. Bộ phận quét mìn tự động gồm một tàu nổi không người lái, kéo theo bộ phận quét ngư lôi bằng từ tính và âm học.

Module chống tàu ngầm gồm hệ thống giám sát lưới ngầm vùng duyên hải chiến lược, kết hợp với hàng loạt các cảm biến âm, thiết bị lặn, mạng lưới liên lạc trung tâm, thiết bị ngầm và xuồng nổi không người lái cùng trực thăng đa chức năng. Ngoài ra còn phải kể đến ngư lôi Mk54, phao âm, sonar tần số thấp dùng cho trực thăng MH-60R. Module tấn công tàu nổi được trang bị hệ thống hiển thị và vũ khí có độ chính xác cao, dùng để tấn công những mục tiêu nổi có kích thước nhỏ và các loại vũ khí phóng ra từ bờ.

Hỏa lực của tàu khi lắp module này sẽ có thêm pháo Mk 46 30 mm dùng để đánh chặn, có tốc độ bắn 200 vòng/phút. Ngoài ra trên tàu còn được trang bị hệ thống tên lửa có độ chính xác cao. Tên lửa tấn công trực diện có đầu dò laser và hồng ngoại được làm lạnh, có đầu nổ đa thức và tầm xa lên đến 40 km. Trực thăng MH-60R được trang bị súng và tên lửa Hellfire.

Trực thăng MH-60R trang bị cho LCS khai hỏa. Hải quân Mỹ chuẩn bị trang bị tên lửa Griffin lên module chống tàu nổi, và Freedom là tàu đầu tiên nhận loại tên lửa này. Loại tên lửa tầm ngắn, nhỏ gọn này chỉ nặng gần 15 kg, dài hơn 1 m, chứa đầu đạn nổ nặng khoảng 5 kg, sử dụng hệ thống đầu dò hỗn hợp, với tầm bắn khoảng 6 km. Griffin rất phù hợp cho những mục tiêu là tàu tốc độ cao. Tuy nhiên, nó không thể được coi là hỏa lực hải quân hỗ trợ cho bộ binh và không phù hợp để lắp đặt trên tàu lớn hoặc tàu tấn công tốc độ cao. Khả năng linh hoạt của tàu còn được thể hiện ở chỗ, nó có thể được tiếp liệu trên biển, thay vì phải cập bờ.

Cùng với việc thay đổi các module chiến đấu, thủy thủ đoàn cũng phải có khả năng ứng phó nhanh nhạy. Hiện Mỹ bắt đầu chương trình mới có tên gọi “Huấn luyện đạt chuẩn” (Train to Qualify - T2Q) dành cho những thủy thủ phục vụ trên LCS. Điều này là hết sức cần thiết, do số lượng giảm đáng kể, trong khi yêu cầu tác chiến lại tăng cao, thủy thủ phải nắm bắt và sử dụng thành thạo các loại phương tiện, máy móc cho mỗi nhiệm vụ.

Còn “tử huyệt”

Tuy nhiên, khả năng thay module chiến đấu trong vòng 24 giờ cũng châm ngòi cho nhiều ý kiến phản biện. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trong điều kiện bình thường, chứ chưa nói đến thực chiến, để có thể thực hiện được nguyên tắc “kết nối-chiến đấu” cho các module, cần ít nhất là 3 ngày. Họ cũng đặt dấu hỏi về khả năng chiến đấu của module chống tàu nổi. Chẳng hạn nhiệm vụ tấn công tàu và ca-nô đối phương được “giao” cho tên lửa Hellfire phóng ra từ trực thăng.

Nhưng, do lượng thuốc nổ chứa trong tên lửa này không lớn, tầm xa vẫn cần được cải thiện, thì Hellfire khó có thể là đối thủ xứng tầm của tàu chiến đối phương có gắn tên lửa hiện đại. Hơn thế nữa, trong điều kiện bão gió, việc cất và hạ cánh của máy bay trực thăng không phải lúc nào cũng thực hiện được. Vì thế, trước khi Hải quân Mỹ hoàn thành kế hoạch tìm kiếm vũ khí phù hợp để thay thế, thì module tác chiến chống tàu nổi vẫn sẽ là “tử huyệt” của LCS.

Phóng tên lửa Griffin từ tàu tuần duyên. Kể cả USS Freedom và Independence, dù đã được đưa vào biên chế, nhưng vẫn vấp phải không ít vấn đề. Với USS Freedom, trọng lượng thừa khiến tàu có nguy cơ bị chìm cao khi vấp phải đòn tấn công của đối phương; cửa phóng các thiết bị điều khiển từ xa bên hông tàu. Ngoài ra, khi tiếp liệu tại những vùng nước sâu, Freedom khó có thể hoạt động với tốc độ chậm. Khi đó, chỉ có thể dùng trực thăng để tiếp liệu cho tàu.

Ngoài ra, LCS còn gặp nhiều trục trặc về kỹ thuật. Ngày 12/9/2010, động cơ khí turbin trên Freedom bị hỏng, buộc tàu phải dùng động cơ diesel thay thế để quay về cảng. Tháng 2/2011, tại một cuộc thử nghiệm trong điều kiện biển động, thân tàu Freedom bị nứt một đường dài 15 cm, buộc tàu phải “uống” 19 lít nước/giờ. Trong khi đó, USS Independence lại gặp vấn đề ăn mòn điện năng trong môi trường điện giải. Thân tàu bằng nhôm tương tác với động cơ đẩy bằng thép không gỉ trong điều kiện nước biển, chưa kể đến các dòng điện khác chưa được tách ra là môi trường lí tưởng cho hiện tượng ăn mòn điện năng. Hiện Hải quân Mỹ đang nghiên cứu lắp đặt hệ thống bảo vệ cực âm cho tàu.
Hiền Thảo
Lắm sạn quá.
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
650
Động cơ
410,730 Mã lực
các bạn phóng tinh viên đyt vịt lúc thì bảo tàu tuần duyên, lúc thì tuần dương. Em vãi các bạn ý quá.

Loại Lờ xê ét iếu xìu này gặp Type 022 của Tàu khựa táng cho vài quả C-801 thì chết ko kịp trối
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
có bài mà đọc nửa đêm mất ngủ là may rồi chửi các bạn ấy làm giề
có ai đc Khôn mấy như nhà bác

Download HiRes

PACIFIC OCEAN (May 18, 2011) The Arleigh Burke-class guided-missile destroyers USS Kidd (DDG 100) and USS Pinckney (DDG 91) are underway in the Pacific Ocean. Kidd and Pinkney are part of the John C. Stennis Carrier Strike Group and are participating in a composite training unit exercise off the coast of Southern California. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Crishanda K. McCall/Released)



Download HiRes


Download HiRes


Download HiRes

ANDREWS AIR FORCE BASE, Md. (May 21, 2011) An aircraft carrier variant of the F-35C Joint Strike Fighter flies over Andrews Air Force Base, Md., during the Joint Service Open House. This is the first public appearance of a joint strike fighter aircraft at an air show. Lt. Cmdr. Eric "Magic" Buus piloted the aircraft. The F-35C is a fifth generation strike fighter with stealth capability and has larger wing surfaces and reinforced landing gear for the demanding carrier environment. The aircraft is undergoing test and evaluation at Naval Air Station Patuxent River. (U.S. Navy photos by Andy Wolfe courtesy of Lockheed Martin/Released)
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Trực thăng Mỹ không người lái đầu tiên ở Afghanistan
(28/12/2011 11:37:32) - K-Max là loại máy bay trực thăng không người lái đầu tiên của lực lượng Lính thuỷ đánh bộ Mỹ được triển khai ở chiến trường Afghanistan.
Hôm 22/12, một quan chức quân sự Mỹ cho biết loại máy bay trực thăng tối tân này đã bắt đầu thực thi sứ mệnh tiếp tế cho binh sỹ Mỹ tại các khu vực hẻo lánh của Afghanistan từ giữa tháng này.

Loại trực thăng này có khả năng vận chuyển hơn 1,6 tấn hàng hóa và thực sự hữu dụng trong điều kiện khí hậu, cát bụi khắc nghiệt như ở Afghanistan.

Ưu điểm hàng đầu của K-Max là khả năng điều khiển bán tự động. Máy bay có thể tự động hoàn toàn nhưng phi công vẫn có thể vận hành bằng tay bình thường. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với K-Max là mẫu UAV của Boeing lại không có tính năng này.

K-MAX là kết quả của dự án do hai hãng Kama Aerospace và Lockheed Martin hợp tác phát triển.





Theo vnmedia
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Mỹ triển khai UAV 'cảm từ' từ tàu ngầm
Cập nhật lúc :10:52 AM, 28/12/2011
Hải quân Mỹ lên kế hoạch thử nghiệm biến thể mới của UAV "cảm tử" Switchblade từ tàu ngầm.

(ĐVO) Một hợp đồng đã được Hải quân Mỹ ký kết với công ty Raytheon, để phát triển một phương tiện phóng từ tàu ngầm (Submarine Launch Vehicle - SLV) và mang theo một UAV Switchblade.

Theo đó, Switchblade, loại UAV độc đáo đã được Mỹ tích cực sử dụng để chống lại các chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Afghanistan sẽ được phát triển thêm một biến thể đặc biệt để có thể xuất kích từ dưới nước, sau đó và tiến hành trinh sát, phát hiện, tấn công phá hủy các mục tiêu quan trọng của đối phương.


Mô phỏng quá trình phóng và triển khai UAV Switchblade từ tàu ngầm.
Tàu ngầm sẽ phóng hệ thống SLV như ngư lôi. Trải qua 6 giai đoạn, các bộ phận của SLV sẽ lần lượt tách ra, khi đạt một khoảng cách an toàn so với tàu ngầm, hệ thống này sẽ tự động ổn định và phóng UAV bay lên khỏi mặt nước.

Khi làm nhiệm vụ do thám, các thông tin dữ liệu về hình ảnh, video của mục tiêu với độ nét cao sẽ được UAV truyền tải về trung tâm điều khiển đặt trong tàu ngầm, lệnh cho UAV tấn công mục tiêu cũng được thực hiện tại đây.

Khi được phóng lên tới một độ cao nhất định, UAV sẽ chuyển hướng và lao đến tấn công các mục tiêu của đối phương như tàu nổi, trực thăng săn ngầm, các hệ thống tên lửa bờ biển... hoặc có thể thực hiện bay do thám giống như các UAV do thám thông thường khác.
Ở bản nguyên thể, UAV Switchblade nặng không tới 2 kg và có tốc độ bay lên đến 60 km/h, có thể phóng từ mặt đất và thậm chí là từ một ống phóng tên lửa 70 mm trên bay trực thăng.

Một điểm chú ý nữa, dù đã ra lệnh tấn công mục tiêu, người điều khiển vẫn có thể hủy bỏ lệnh và chuyển nó sang thực hiện nhiệm vụ khác. Lựa chọn này cho phép tránh việc UAV phải tự hủy cũng như tránh tấn công nhầm.

Với việc chế tạo một biến thể UAV Switchblade dành cho tàu ngầm, chắc chắn trọng lượng của loại UAV này sẽ nhẹ hơn nữa.

Điểm độc đáo của loại UAV Switchblade là nó chiến đấu theo phong cách "cảm tử" (kamikaze) (>> chi tiết) bằng cách lao thẳng vào phá hủy mục tiêu.

Hợp đồng cung cấp 5 hệ thống SLV và UAV cho Hải quân Mỹ trong chương trình Tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu ngoài tầm nhìn cho tàu ngầm (SOTHOC) sẽ sớm được thực hiện.

Theo đó, trong năm 2008, Raytheon đã chứng thực được việc triển khai thành công một SLV và UAV từ một tàu chiến mặt nước. Việc phát triển, thử nghiệm và đưa vào sử dụng phương tiện phóng SLV kết hợp với UAV này có thể làm thay đổi đáng kể cách thức tác chiến trên biển trong tương lai.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Mỹ triển khai UAV 'cảm từ' từ tàu ngầm
Cập nhật lúc :10:52 AM, 28/12/2011
Hải quân Mỹ lên kế hoạch thử nghiệm biến thể mới của UAV "cảm tử" Switchblade từ tàu ngầm.
.


Kô biết Ngố có chế được cái máy chế áp điện tử nào để ép nó hạ cánh lại về tàu mẹ kô nhỉ :D
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Ngư lôi Mỹ và 10 tỷ USD 'đánh chìm' tàu ngầm Kursk?
Cập nhật lúc :11:08 AM, 05/01/2012
Nguyên nhân thực sự của vụ chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk đã được che dấu bằng một thỏa thuận ngoại giao bí mật giữa Mỹ và Nga, gồm việc xóa khoản nợ 10 tỷ USD.

(ĐVO) Sau thảm kịch (>> xem thêm), một ủy ban đã được lập ra nhằm điều tra về vụ việc. Ủy ban này sau đó đã đặt ra tất cả các giả thiết có thể. Mãi 5 ngày sau, những người có trách nhiệm công bố trước công chúng về kết luận của ủy ban điều tra thảm họa.

Theo đó, nguyên nhân khiến tàu Kursk gặp nạn làm toàn bộ 118 thủy thủ đoàn thiệt mạng ở biển Barents là do vụ nổ bất ngờ trong khoang chứa ngư lôi của tàu. Kursk bị hư hại nặng và chìm xuống đáy biển làm cho khả năng giải cứu thuyền viên gần như là không thể.

Tuy nhiên Maurice Stradling – cựu quan chức Bộ Quốc phòng Anh, một chuyên gia về ngư lôi và là nhân vật chủ chốt trong cuộc điều tra sơ bộ về nguyên nhân tai nạn tàu Kursk nhiều năm trước, ủng hộ giả thuyết cho rằng tàu ngầm Kursk bị đánh chìm bởi một ngư lôi từ tàu ngầm Mỹ. Thậm chí ông còn chỉ đích danh loại ngư lôi người Mỹ dùng để đánh chìm tàu ngầm Kursk.

“Có bằng chứng cho thấy tàu ngầm nguyên tử Kursk bị trúng một quả ngư lôi MK-48 của Mỹ”, - Stradling tuyên bố như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ “Người quan sát Nga”, ngày 28/12/2011.
Vị trí tàu ngầm nguyên tử Kursk trúng ngư lôi MK-48 Cần lưu ý rằng, Maurice Stradling đã nhiều năm liền theo đuổi công việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân thực sự của vụ chìm tàu Kursk.

Năm 2001, ông là cố vấn chính của BBC trong bộ phim tài liệu “Điều gì đã làm chìm tàu Kursk?”, lúc này ông đưa ra quan điểm cho rằng rằng Kursk có thể bị chìm do sự cố của ngư lôi đã lỗi thời của Nga.

Mới đây ông tham gia cố vấn cho các nhà làm phim Pháp thực hiện bộ phim tài liệu có tiêu đề “Kursk – Tàu ngầm trong vùng nước hiểm”. Bộ phim này đã thu hút một lượng khán giả kỷ lục - hơn 4 triệu người xem - trên truyền hình Pháp.

Trao đổi với “Người quan sát Nga”, ông tin rằng bộ phim này sẽ làm thay đổi quan điểm của cộng đồng thế giới về kết luận nguyên nhân làm tàu Kursk bị chìm.

Trong phim tài liệu của người Pháp, Stradling đã giải thích về sự thay đổi quan điểm của mình. Ông nói: "Vào thời điểm đó, năm 2001, giả thuyết mà BBC đưa ra là có thể chấp nhận được, do thực tế là lúc đó chúng tôi chỉ có được một số thông tin hạn chế. Nhưng giờ đây thì khác, chúng tôi có nhiều tư liệu thuyết phục hơn và có cái nhìn toàn diện hơn về sự việc".

Cơ sở chính cho sự khẳng định của Stradling đó là lỗ hổng được phát hiện ở phía bên phải của tàu Kursk và bằng chứng cho thấy có sự hiện diện của tàu ngầm Mỹ trong cùng một khu vực vào thời điểm tàu Kursk bị chìm.

“Các hình ảnh trong bộ phim tư liệu của Pháp cho thấy Kursk được đưa lên khỏi mặt nước với một lỗ tròn tương đối nhẵn ở phía bên phải của con tàu. Và các cạnh của lỗ thủng này rõ ràng uốn cong vào trong tàu, phù hợp với thực tế của một cuộc tấn công từ bên ngoài tàu ngầm.

Lỗ hổng này chính là bằng chứng rõ ràng nhất của cuộc tấn công bằng ngư lôi MK-48, loại ngư lôi này có khả năng xuyên qua vỏ thép của tàu ngầm thông qua một cơ chế đặc biệt nằm ở phần mũi quả ngư lôi có thể đốt cháy và làm tan chảy đồng” – chuyên gia về ngư lôi Stradling giải thích.

Theo bộ phim tài liệu này, cuộc tấn công xảy ra trong bối cảnh khi hai tàu ngầm Mỹ Toledo và Memphis đang bí mật theo dõi tàu Kursk. Sau đó Toledo bất ngờ va chạm với Kursk, tàu ngầm Nga đã ngay lập tức khởi động hệ thống phóng ngư lôi của mình, dẫn đến hành động tấn công bằng ngư lôi của tàu ngầm Memphis vào Kursk trong tích tắc. Sau sự việc Memphis đã hộ tống Toledo rời khỏi hiện trường.

Sau đó, nguyên nhân thực sự của vụ chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk, theo các nhà làm phim, đã được che dấu bằng một thỏa thuận ngoại giao bí mật giữa Mỹ và Nga. Thỏa thuận bao gồm việc hủy bỏ khoản nợ của Nga với số tiền 10 tỷ USD.

--------------------------------------------------------------------


Lực lượng tàu ngầm của Mỹ vẫn là số 1. Chia buồn với người Nga :(
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
220
Động cơ
381,790 Mã lực
1 là báo dịch linh tinh, 2 là lão này nói láo ăn tiền
Cái thứ ngư lôi đó mà lão ấy bảo "đã lỗi thời của Nga. " là nói láo. Ngư lôi đó là ngư lôi mới đang được thử nghiệm với công nghệ bào khí mới. Nếu mình nhớ ko nhầm, cho đến bây h vẫn chưa có loại ngư lôi bơi dưới nước mà có tốc độ gần bằng tên lửa trên trời như thế. Vậy mà lão dám bảo đã lỗi thời là bốc phét
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Báo dịch linh tinh, chiến tranh có quy tắc của nó. Người Mỹ không điên để tấn công người Nga trong một tình huống vớ vẩn như thế này. Tàu ngầm Nga, Mỹ lẵng nhẵng theo đuôi nhau hàng chục năm nay. Các sự cố va chạm vẫn xảy ra nhưng là do không may mắn trong lúc cơ động. Chưa bao giờ 2 bên cố ý tấn công nhau
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
E khen thật đó :), tàu ngầm Nga phát hiện được tàu Mỹ bám theo đều dựa vào ...linh tính :D
em cũng nói lại thế với tầu Mỹ vì chính tầu Mỹ lại là thằng mù đâm vào tầu Nga mà
Sau đó Toledo bất ngờ va chạm với Kursk
và nghe cái vụ thằng Nga Tấn công lại ngay rất vô lý
chẳng thằng điên nào khai hỏa súng khi kẻ thù không nằm ở nòng súng mà nằm ở ngay cạnh nách mình
nếu bác nào chú ý đọc kỹ nhá
tầu TOLEDO đâm vào KURSK , KURSK tấn công lại , vậy Kursk tấn công cái gì ??? tấn công TOLEDO hay MEMPHIS??
tấn công MEMPHIS thì chứng tỏ tầu NGA đã biết đến sự có mặt của MEMPHIS vậy hà cớ gì bác chê nó mù
Thằng MEMPHIS cũng rất bậy bạ khi bắn lại KUSRK nếu có vì đơn giản là TOLEDO lúc đó đang rất gần KURSK
sức ép từ vụ nổ Ngư lôi đủ phá nát vỏ KURSK thì TOLEDO cũng như vậy . Đây không phải quy tắc ứng xử của tầu ngầm .
Các cụ nên nghi xlaji 1 chút là sức ép của vụ nổ dứoi nước có bán kính sức ép lớn hơn trên bờ nhiều vì tính chất của nước
còn vết lõm kia nếu nghĩ đúng thì có nhẽ là cái mũi mù dở của toledo đâm vào thì đúng hơn =))
hợc đơn giản nó là vết gập của vỏ tầu khi đụng phải đáy biển khi chìm



Chứ vết của ngư lôi nó tan hoang như cái vết trên CHEONAN cơ

cái lỗ của KURSK đấy nhá
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Chứ vết của ngư lôi nó tan hoang như cái vết trên CHEONAN cơ

cái lỗ của KURSK đấy nhá
Hai thằng ngư lôi này nguyên lý phá hủy mục tiêu khác nhau. Ngư lôi Triều tiên tiêu diệt mục tiêu bằng cách tạo bóng nước khổng lồ bên dưới để bẻ gãy sống tầu, thằng Hàn xẻng mất công tìm lỗ ngư lôi nào có thấy. Ngược lại Mk48 nguyên lý là đục thủng vỏ tàu gây phát nổ bên trong nên vết xuyên thủng thường để lại trên vỏ tàu.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
cháu thấy MK-48 nó vẫn nổ tưng bừng mà không to bằng vụ cheonan thôi

[video=youtube;y863lraJ3F4]http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpag e&v=y863lraJ3F4[/video]

cụ ngó hộ cháu cái cả cái destroyer nhấc cả lên đới
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top