[Funland] Cập nhật hàng made in Cờ Hoa

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Mỹ thử thành công 'siêu vũ khí tấn công toàn cầu'
Cập nhật lúc :9:34 AM, 19/11/2011
Hôm 17/11, lực lượng phòng thủ tên lửa và không gian Mỹ đã tiến hành phóng thử nghiệm vũ khí siêu thanh tiên tiến (Advanced Hypersonic Weapon - AHW).

(ĐVO) AHW đã được phóng vào lúc 11h30 (giờ GMT) từ đảo Hawaii và bay qua tầng khí quyển của trái đất với tốc độ "siêu thanh" trước khi tấn công chính xác mục tiêu trên đảo Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall, cách địa điểm phóng 4.000 km.

Mục đích của vụ phóng thử là để kiểm tra về thiết kế khí động học, khả năng chuyển hướng, điều khiển, kiểm soát tên lửa và khả năng chịu nhiệt độ cao ở bề mặt. Theo Defense - Update, trong lần phóng thử hôm, AHW đạt được tốc độ siêu thanh Mach 5 (khoảng 6.000 km/h) khi lướt đi trên tầng khí quyển.

Các dữ liệu trong lần phóng thử này sẽ được thu thập sử dụng cho cả các chương trình nghiên cứu khác, để phát triển khả năng tăng tốc độ bay siêu âm cho tên lửa tương lai.

AHW là một phần trong chương trình trị giá 600 triệu USD để có được "đòn tấn công nhanh toàn cầu" (CPGS) của Mỹ, nhằm tạo cho quân đội nước này khả năng tấn công vào bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất trong thời gian dưới 60 phút.

Trong tháng 8/2011 Mỹ cũng đã thử nghiệm vũ khí siêu thanh HTV-2 để lấy kinh nghiệm trong việc thử nghiệm cho AHW. Tuy nhiên lần thử nghiệm không thành công.
Cơ quan nghiên cứu quốc phòng DARPA và Lực lượng chỉ huy phòng thủ tên lửa của quân đội Mỹ đang phát triển song song một vũ khí siêu thanh được gọi là Tên lửa tấn công thông thường (CSM), dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay thử nghiệm trong quý II năm 2012. Nếu chứng minh được tính khả thi, CMS có thể bắt đầu hoạt động vào năm 2017. Mục tiêu của chương trình vũ khí siêu thanh tiên tiến là tạo ra khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách tới 6.000 km trong thời gian chỉ 35 phút và đạt độ chính xác dưới 10 m.

Các hệ thống đẩy và dẫn hướng của AHW được phát triển bởi phòng thí nghiệm quốc gia Albuquerque, và hệ thống bảo vệ nhiệt độ được phát triển bởi các kỹ sư hàng không quân đội Mỹ và trung tâm kỹ thuật ứng dụng Huntsville, Ala.
(Bao Dat Viet)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Mỹ tổ chức lễ khởi công đóng khu trục hạm đầu tiên lớp Zumwalt

QĐND - Thứ Hai, 21/11/2011, 21:6 (GMT+7)
QĐND Online - Theo trang tin Defense Aerospace, Mỹ đã khởi công đóng mới chiếc khu trục hạm DDG-1000 Zumwalt đầu tiên thuộc lớp cùng tên. Buổi lễ khởi công tại cơ sở của công ty đóng tàu Bath Iron Works ở thành phố Bath Maine. Chiếc khu trục hạm DDG-1000 đầu tiên được đặt theo tên cựu lãnh đạo hải quân Mỹ Elmo Russell Zumwalt.
Mặc dù quá trình đóng mới khu trục hạm đầu tiên lớp Zumwalt đã được thực hiện từ lâu, nhưng tới thời điển hiện tại, Mỹ mới làm lễ khởi công đóng mới chiếc chiến hạm này. Quá trình chuẩn bị đóng chiến hạm lớp Zumwalt đầu tiên đã được tiến hành từ tháng 2-2009. Tới cuối tháng 10-2011, Bath Iron Works đã hoàn tất modune đầu tiên của chiến hạm Zumwalt. Modune này nặng khoảng 4.000 tấn, dài 55 m và cao 18,3 m.
DDG-1000 Zumwal. Ảnh: warisboring.com Tính tới thời điểm hiện tại, tổng khối lượng đóng mới chiến hạm Zumwalt đã hoàn tất tới 60%. Dự kiến, chiếc khu trục hạm thế hệ mới này sẽ được chuyển giao cho quân đội Mỹ vào năm 2014.
Ngoài chiến hạm Zumwalt, tháng 3-2010, Iron Bath Works đã đóng mới khu trục hạm lớp Zumwalt thứ 2 và là chiếc đầu tiên thuộc quy trình đóng hàng loạt dòng chiến hạm mới này với tên gọi DDG-1001 Michael Monsoor. Lễ khởi công đóng mới chiếc chiến hạm này không được thông báo.
Trung tuần tháng 9-2011, Bộ Tư lệnh lực lượng hải quân Mỹ đã ký hợp đồng với hãng General Dynamics về việc đóng mới khu trục hạm thứ 2 và 3 lớp Zumwalt với tổng trị giá ước tính 2 tỉ USD (nếu toàn bộ trang thiết bị tiêu chuẩn trên khoang đều được chọn). Tuy nhiên, không rõ số tiền nêu trên đã bao gồm cả các khoản chi phí phải trả cho các nhà thầu phụ của General Dynamics hay không?
Với tổng chiều dài đạt 183 m, khu trục hạm lớp Zumwalt có khả năng đạt tốc độ tới 30 hải lý/giờ. Trang bị vũ khí cơ bản của lớp tàu này là 20 ống phóng thẳng đứng MK 57 VLS với 80 đạn tên lửa, 2 hải pháo 155 mm và 2 pháo phòng không Mk 110 57 mm. Ngoài ra, khả năng tác chiến của khu trục hạm lớp Zumwalt còn được mở rộng nhờ mang theo một máy bay trực thăng hải quân đa nhiệm Sikorsky SH-60 Sea Hawk và 3 UAV MQ-8 Fire Scout.
Tuấn Sơn (theo Lenta)
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
MEADS bắt đầu giai đoạn thử nghiệm

QĐND - Thứ Hai, 21/11/2011, 21:6 (GMT+7)
QĐND Online - Vụ thử đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới thuộc chương trình MEADS vừa được tiến hành tại bãi thử White Sands, bang New Mexico đã được ghi nhận là thành công. Theo Defense Aerospace, tên lửa đánh chặn của tổ hợp đã tấn công chính xác mục tiêu giả lập từ phía sau và tự hủy sau đó. Mẫu thử tham gia thử nghiệm là một biến thể của tổ hợp PAC-3 Patriot được thiết kế chuyên biệt cho chương trình MEADS.
Ảnh minh họa/ Internet
Dự án phát triển hệ thống phòng không di động MEADS được Mỹ, Đức và Italia thông qua năm 1995. Mục tiêu chính của dự án này là cho ra đời một hệ thống phòng không có khả năng bảo vệ các mục tiêu quan trọng như: các căn cứ không quân, lục quân của Đức khỏi máy bay tấn công, tên lửa của đối phương. Cơ cấu một tiểu đoàn MEADS bao gồm: một radar chính theo dõi và giám sát trên không, hai radar dẫn đường tên lửa, 6 xe phóng với 12 tên lửa và các phương tiện hậu cần khác. Tất cả các thành phần của hệ thống MEADS đều được đặt trên các xe tải dã chiến có khả năng cơ động cao.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, hệ thống MEADS khi ra đời có những ưu điểm vượt trội về tầm bắn, khả năng theo dõi mục tiêu so với các hệ thống phòng không “Hawk” và "Patriot" do Mỹ sản xuất. Hệ thống này có thể tiêu diệt các mục tiêu như: máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, trên lửa đạn đạo tầm ngắn ở độ cao lên tới 20km.
Ban đầu, Mỹ dự kiến đóng góp vào chương trình này 4,2 tỉ USD, chiếm 58% giá trị chương trình, Đức là 25% và Italia là 17%.
Tính tới tháng 2-2011, Mỹ đã chi cho chương trình MEADS 1,5 tỉ USD và thông báo sẽ không xem xét khả năng mua các tổ hợp tên lửa phòng không mới này. Tuy nhiên, Lầu Năm góc tuyên bố sẽ vẫn chi thêm 800 triệu USD cho giai đoạn thiết kế và thử nghiệm hệ thống của chương trình MEADS.
Tuấn Sơn (theo Lenta, Armstrade)
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Hải quân Mỹ lên kế hoạch thử nhiên liệu mới trên chiến hạm

QĐND - Chủ Nhật, 13/11/2011, 19:43 (GMT+7)
QĐND Online - Cơ quan phụ trách phát triển các hệ thống trang bị hải quân Mỹ (NAVSEA) đang chuẩn bị cho khu trục hạm Paul Foster thuộc lớp Spruance sử dụng nhiên liệu hỗn hợp sinh học và dầu diesel. Trang tin Defense News đăng tải, chiến hạm Paul Foster sử dụng nhiên liệu hỗn hợp dự kiến sẽ thực hiện chuyến hành trình dài 343 km từ căn cứ hải quân Point Loma tới cảng Uayneme, bang California.
USS Paul Foster
Theo đó, chiến hạm Paul Foster sẽ được bơm đầy một bình chứa nhiên liệu hỗn hợp giữa nhiên liệu sinh học chế biến từ tảo biển và dầu diesel F-76 với tỷ lệ 50:50. Trong quá trình hoạt động, nhiên liệu hỗn hợp nói trên sẽ được sử dụng bởi 4 động cơ turbin khí LM2500 do hãng General Electric sản xuất và các máy phát điện phụ trên tàu.
Hải quân Mỹ đang thử nghiệm khả năng chuyển sang sử dụng nhiên liệu hỗn hợp để giảm định mức tiêu thụ xăng và dầu diesel hiện nay. Tháng 10-2011, hỗn hợp nhiên liệu mới cũng được dùng thử trên xuồng đổ bộ LCU. Dự kiến, tới tháng 12-2011, hỗn hợp nhiên liệu mới sẽ chính thức được sử dụng trên các xuồng độ bổ và tàu đệm khí của hải quân Mỹ.
Hiện tại, Bộ Tư lệnh hải quân Mỹ đang lên kế hoạch tới cuối năm 2012 sẽ nâng cấp độ sử dụng nhiên liệu hỗn hợp lên mức đội tàu và tới năm 2016, loại nhiên liệu mới này sẽ là “năng lượng” chính cho toàn bộ hải quân Mỹ.
Mới đây, hải quân Mỹ cũng thử nghiệm nhiên liệu hỗn hợp mới cho lực lượng không quân hải quân như: chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet, máy bay huấn luyện T-45C Goshawk, máy bay tác chiến điện tử E/A-6B Prowler, máy bay lưỡng thể MV-22 Osprey, trực thăng MH-60S Seahawk và UAV MQ-8B Fire Scout.
Tuấn Sơn (theo Lenta)
-----------------------------
Mỹ quan tâm đến môi trường phết nhể:) kô như a Ngỗ cậy nhà nhiều dầu

 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ai bảo Mỹ không nhiều dầu, vấn đề nằm hai chỗ:
- Khai thác hết lấy gì để dành, vì vậy Mỹ mua cho đến khi các nước kia hết nó vẫn còn đồ để dành.
- Chi phí khai thác tại Mỹ cao hơn mua -> tội gì không mua cho rẻ
- Môi trường.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
tin cũ nhưng vẫn nóng
Người hùng vô dụng F-22A Raptor
Là máy bay tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên, tối tân nhất, duy nhất trong trang bị và đắt tiền nhất, song F-22A Raptor lại không có đất dụng võ, chưa từng tham chiến và không đáp ứng được một số yêu cầu tác chiến mới hiện nay.

http://vietnamdefence.com/web/Uploaded/KTQS/REVIEW/2010/III-10/f22-1.jpg (http://vietnamdefence.com/web/Uploaded/KTQS/REVIEW/2010/III-10/f22-1.jpg)
F-22 Raptor (airforcetimes)


Máy bay bằng vàng

Tuy chưa từng thử lửa thực chiến, F-22 Raptor được thừa nhận là máy bay tiêm kích hoàn thiện nhất từng được chế tạo với các tính năng cực kỳ cao. Các ưu điểm chính của F-22 trước hết là khả năng tàng hình siêu việt, khả năng cơ động tuyệt vời, tốc độ hành trình siêu âm, khả năng tác chiến đa kênh về mục tiêu và tên lửa, mức độ tự hoạt và tự động hóa chiến đấu rất cao và vũ khí tiên tiến. F-22 cũng là máy bay phương Tây đầu tiên trang bị động cơ thay đổi vector lực kéo. Raptor là máy bay tàng hình nhất thế giới hiện nay với tiết diện radar chỉ 0,1 m2, được trang bị thiết bị điện tử tiên tiến nhất như radar anten mạng pha và hệ thống tác chiến điện tử. Thiết bị điện tử hiện đại còn cho phép phi công F-22 điều khiển từ xa các máy bay không người lái.

F-22 Raptor được thiết kế chủ yếu để tác chiến với tiêm kích đối phương, nhưng cũng có thể tấn công mặt đất, trinh sát và gây nhiễu. Vũ khí tiêu chuẩn của máy bay (toàn bộ bố trí ở các khoang bên trong) gồm 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM và 2 AIM-9 Sidewinder, 1 pháo gatling 6 nòng 20 mm M61A2. Máy bay cũng có thể mang 2 bom có điều khiển GBU-32 JDAM cỡ 450 kg dẫn bằng GPS hoặc 8 bom xuyên GBU-39 SDB.

Mỹ bắt đầu nghiên cứu sâu về tiêm kích thế hệ 5 từ những năm 1970 để thay thế F-15. Năm 1981, Mỹ đề ra chương trình ATF phát triển loại tiêm kích thế hệ mới giúp Không quân Mỹ (USAF) giành ưu thế trước các tiêm kích thế hệ 4 Su-27, MiG-29 đang được Liên Xô phát triển khi đó và thay thế các tiêm kích hạng nặng thế hệ 4 F-15 Eagle. Tháng 4.1991, mẫu YF-22 của nhóm công ty Lockheed, Boeing và General Electrics đã giành thắng lợi trước YF-23 trong cuộc thầu phát triển tiêm kích chiến thuật tiên tiến ATF. F-22 bắt đầu được phát triển năm 1983, thực hiện chuyến bay thử đầu tiên ngày 29.9.1990 và bắt đầu được sản xuất loạt năm 2001. Từ tháng 12.2005, F-22 bắt đầu được nhận vào trang bị Không quân Mỹ.

Sở hữu những ưu điểm và tính năng vô song, nhưng F-22 có nhược điểm cơ bản là giá quá đắt. Chương trình F-22 cũng là một trong những chương trình tham vọng nhất và tốn kém nhất với chi phí phát triển và mua sắm là hơn 77,4 tỷ USD, còn F-22 trở thành loại tiêm kích đắt tiền nhất trong lịch sử với đơn giá theo các cách tính khác nhau được nêu ra cũng khác nhau từ 120-350 triệu USD, thậm chí là 411,7 triệu USD (Tổng kiểm toán Hoa Kỳ (GAO), cuối năm 2010). Bởi thế, F-22 còn được đặt biệt danh là “máy bay bằng vàng” do theo thời giá tháng 2.2006, giá của 19,7 tấn vàng nguyên chất (bằng trọng lượng rỗng của F-22A) cũng là 350 triệu USD.


http://vietnamdefence.com/web/Uploaded/KTQS/REVIEW/2010/III-10/f22-5.jpg (http://vietnamdefence.com/web/Uploaded/KTQS/REVIEW/2010/III-10/f22-5.jpg)
F-22 Raptor (comcast.net)




Nhưng đầy bệnh tật…

Một máy bay công nghệ cao có tính chất đột phá, cách mạng, lại sản xuất và trang bị quá ít, mới được một thời gian ngắn, kinh nghiệm sử dụng rất hạn chế, nên F-22 không tránh khỏi những trục trặc, thậm chí trở thành máy bay có tỷ lệ tai nạn cao nhất trong các tiêm kích của USAF. Đến nay, do các trục trặc kỹ thuật, đã có 4 máy bay bị tai nạn, trong đó có chiếc máy bay thử nghiệm YF-22 đầu tiên gặp nạn ngày 25.4.1992 khi hạ cánh, 3 chiếc còn lại là máy bay sản xuất loạt lần lượt gặp nạn ngày 20.12.2004, 25.3.2009 và 17.11.2010 trong các tình huống cất cánh, bay thử nghiệm và bay huấn luyện, làm chết 2 phi công. Tháng 10.2007, một chiếc F-22 mang đủ vũ khí suýt gặp nạn ở căn cứ Edwards khi thực hiện động tác bay phức tạp do 2 động cơ đột nhiên dừng hoạt động, nhưng đã hoạt động lại trước khi phi công kịp phát hiện ra.

Đặc biệt, vụ tai nạn cuối cùng nghi ngờ do lỗi của hệ thống cấp oxy trên khoang OBOGS khiến cuối tháng 3.2011, USAF cấm F-22 bay huấn luyện ở độ cao hơn 7.600 m và từ ngày 3.5 cấm bay hoàn toàn để điều tra. Hiện chưa rõ siêu phẩm công nghệ cao này bao giờ được cất cánh trở lại. Lệnh cấm bay toàn bộ F-22 là sự kiện đình đám nhất kiểu này trong suốt lịch sử không quân Mỹ.

Từ tháng 6.2008-11.2010, đã ghi nhận 14 trường hợp phi công bị giảm oxy huyết. Trong một trường hợp, phi công bất tỉnh kịp lái máy bay tới đường băng và hạ cánh, song làm sạt bụng máy bay vào cây cối gần đường băng. Khi điều tra, phi công không thể nhớ đã hạ cánh máy bay như thế nào. Mức độ hỏng hóc OBOGS trong cả 14 trường hợp giảm oxy huyết nói trên không được tiết lộ. Bên cạnh đó, người ta cũng nghi ngờ nguyên nhân là do khí CO từ động cơ đã lọt vào buồng lái thông qua OBOGS.

Hãng sản xuất OBOGS là Honeywell nói các trường hợp phi công F-22 ngạt thở không chỉ do trục trặc của OBOGS mà có liên quan đến các hệ thống bảo đảm sinh hoạt khác trên máy bay, chẳng hạn mặt nạ dưỡng khí, bộ quần áo kháng áp hoặc hệ thống cấp hỗn hợp dưỡng khí.

Những người chỉ trích F-22 còn nêu ra hàng loạt nhược điểm trong thiết kế, đặc biệt là lớp vỏ công nghệ cao của nó. Các số liệu mật đánh giá năm 2004-2008 cho thấy F-22 có các vấn đề về lớp phủ, đòi hỏi thường xuyên phải dán lại các tấm nhỏ, phải mất hơn 1 ngày mới khô, khiến phải sửa chữa thường xuyên và tốn thời gian hơn. Trong 4 năm, thời gian bảo dưỡng trung bình cho 1 giờ bay của F-22 tăng từ 20 lên đến 34 giờ, việc sửa chữa lớp phủ chiếm hơn 1/2 thời gian đó và hơn 1/2 chi phí cho 1 giờ bay năm 2008. USAF cho biết, chi phí 1 giờ bay của F-22 là 44.259 USD năm 2008; Lầu Năm góc thì tiết lộ con số 49.808 USD, trong khi chi phí giờ bay trung bình của F-15 chỉ là 30.818USD/h. Bộ Quốc phòng Mỹ từng thông báo từ tháng 10/2008-5/2009, chỉ có 55% số F-22 sẵn sàng cho hoạt động.

Lớp vỏ tàng hình này đặc biệt nhạy cảm với ăn mòn, thậm chí mưa cũng gây ra hư hại vì thế đòi hỏi phải bảo dưỡng kỹ thuật kỹ lưỡng hơn cho máy bay. USAF đã cùng các chuyên gia cố gắng giải quyết vấn đề này từ giữa những năm 1990.
http://vietnamdefence.com/web/Uploaded/KTQS/REVIEW/2010/III-10/f22-3.jpg (http://vietnamdefence.com/web/Uploaded/KTQS/REVIEW/2010/III-10/f22-3.jpg)
F-22 Raptor (hermiteese-deviantart.com)


Tháng 2/2010, USAF đã tạm đình chỉ bay tất cả F-22 vì họ thấy thân máy bay không chịu được tác động của hơi ẩm và dễ bị ăn mòn. Trước đó cũng đã phát hiện ra hiện tượng ăn mòn trên F-22, nhưng lần này, người ta phát hiện ra hệ thống thoát ẩm từ vòm kính cabin máy bay có thiết kế kém nên không đảm đương được nhiệm vụ. Vì thế đã xuất hiện rỉ sét ở một số bộ phận của vòm kính và thậm chí bên trong buồng lái, hơn nữ sự ăn mòn này còn có thể gây trục trặc cho hệ thống phóng ghế thoát kiểm.

Năm 2009, USAF đã thử nghiệm đưa 12 tiêm kích F-22 từ Alaska đến căn cứ Andersen ở Guam. Độ ẩm cao ở đây lọt vào máy bay đã làm cho các hệ thống điện tử của máy bay hoạt động chập chờn, hệ thống làm mát máy tính tê liệt.
Tháng 10.2007, Darrol O Olsen, cựu kỹ sư cao cấp của Lockheed Martin, người từng tham gia nghiên cứu, chế tạo các máy bay tàng hình F-117, B-2 và F-22, đã đệ đơn kiện Lockheed Martin vì đã cố tình cung cấp cho quân đội Mỹ các máy bay F-22 có lớp vỏ tàng hình bị lỗi. Ông cáo buộc Lockheed Martin đã biết lớp sơn phủ tàng hình của F-22 có khuyết tật, làm tăng độ bộc lộ radar và hồng ngoại của máy bay, nhưng đã không khắc phục trước khi chuyển giao. F-22 đã được sơn mấy lớp phủ thừa để máy bay có thể qua các khâu kiểm tra radar cần thiết. Theo ông Olsen, Lockheed Martin đã sơn lên vỏ F-22 272 kg sơn thừa.

Khiếm khuyết chủ yếu là các lớp sơn phủ hấp thụ radar của F-22 dễ dàng bị trôi khỏi vỏ máy bay dưới tác động của nhiên liệu, dầu hay nước. Lớp phủ chất lượng kém này còn có thể gây ra những sự cố nguy hiểm như đã xảy ra vào năm 2008 khi một phần lớp phủ bị tróc khỏi máy bay và rơi vào một động cơ, làm thiệt hại hơn 1 triệu USD. Darrol O Olsen cho hay, những khuyết tật này chưa được khắc phục cho đến nay. Olsen đòi Lockheed Martin trả lại cho chính phủ Mỹ 50 triệu USD cho mỗi chiếc trong 183 chiếc F-22 đã lắp ráp hoặc ký hợp đồng F-22, và án phí của ông. Nếu thua kiện, công ty phải trả gần 10 tỷ USD.

Năm 2007, người ta còn phát hiện ra là siêu tiêm kích F-22 còn bị bệnh “chóng mặt” khi gặp một sự cố buồn cười ở máy tính trên khoang của F-22. Tháng 2/2007, USAF quyết định lần đầu tiên đưa F-22 ra nước ngoài, tới căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, Nhật Bản. Sau khi vượt qua kinh tuyến 180 độ, đường thay đổi ngày quốc tế, biên đội 6 chiếc F-22 cất cánh từ Hawaii đã bị hoàn toàn mất dẫn đường và một phần liên lạc. Các máy bay đã buộc phải bám theo bằng mắt các máy bay tiếp dầu để trở về căn cứ ở Hawaii. Nguyên nhân sự cố là lỗi phần mềm khiến máy tính trục trặc khi thay đổi thời gian. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những trục trặc mà USAF hoặc Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức công bố, không thể loại trừ là còn những trục trặc của F-22 khác vẫn được che giấu.

http://vietnamdefence.com/web/Uploaded/KTQS/REVIEW/2010/III-10/f22-4.jpg (http://vietnamdefence.com/web/Uploaded/KTQS/REVIEW/2010/III-10/f22-4.jpg)
F-22 Raptor (comcast.net)


…và vô dụng

Tuy nhiên có một điều lạ là trong suốt 6 năm hoạt động chưa có một lần tham chiến bất kể là Iraq, Afghanistan hay Libya, khiến dư luận băn khoăn về những khả năng thực sự của Raptor.

Trước đây, người ta nói, F-22 không tham chiến ở Iraq và Afghanistan vì không cần thiết và ở đó hay xảy ra các hiện tương khí quyển khó chịu, nhất là hay có gió bụi hoặc viện cớ nhiệm vụ tấn công mặt đất có thể để các loại máy bay khác thực hiện vì chi phí rẻ hơn.

Không lâu trước khi phát động chiến dịch Odyssey Dawn không kích Libya, một số nhà phân tích Âu-Mỹ dự đoán F-22 Raptor được ca ngợi bấy lâu nay sẽ tham chiến để “hiển lộng thần oai”. Trước đó khi bắt đầu chiến dịch chống Libya, Tướng Norton Schwartz, Tư lệnh USAF, khi phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ, đã nói rằng, trong giai đoạn đầu không kích nhằm vào các radar phòng không Libya, các tiêm kích F-22 sẽ được sử dụng.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn không chịu cho F-22 xuất hiện. Cứ tưởng là Mỹ không muốn lấy “đại bác ra bắn chim sẻ”, song thực tế hóa ra F-22 lại bị bệnh “bất lực” với các cuộc chiến tranh cường độ thấp hay chống nổi dậy. F-22 được thiết kế chủ yếu để làm nhiệm vụ giành ưu thế trên không, chứ không phải để tấn công mục tiêu mặt đất. Nó có thể mang 2 bom có điều khiển JDAM cỡ 450 kg, nhưng loại bom này chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu cố định, chứ không xử lý được mục tiêu di động.

Radar của F-22 lại không có khả năng lập bản đồ địa hình như các radar khe tổng hợp, tức là không thể tự lựa chọn mục tiêu mặt đất. Như vậy, nếu sử dụng F-22 hiện nay để oanh kích mục tiêu mặt đất thì các thông số về mục tiêu phải được nạp sẵn vào máy tính trên khoang trước khi máy bay cất cánh.


http://vietnamdefence.com/web/Uploaded/KTQS/REVIEW/2010/III-10/f22-2.jpg (http://vietnamdefence.com/web/Uploaded/KTQS/REVIEW/2010/III-10/f22-2.jpg)
F-22 Raptor (lockheedmartin)



Được thiết kế để hành động bí mật đánh lén, F-22 rất hạn chế về khả năng liên lạc, chỉ có thể trao đổi thông tin với các máy bay F-22 khác trong biên đội. Hệ thống liên lạc chuẩn Link 16 “rút bớt tính năng” trên F-22 chỉ có thể thu nhận thông tin tác chiến từ các máy bay, trực thăng khác và chứ không thể truyền dữ liệu.

Nhiều chuyên gia đã lên tiếng “bênh vực” F-22 và nói rằng, một trong những lý do F-22 không được dùng đến là “đơn giản không cần đến máy bay này để chế áp hệ thống phòng không tương đối thô sơ và cổ lỗ của Libya”.

Cuối tháng 3/2011, đích thân Tư lệnh USAF Norton Schwartz phải lên tiếng giải thích F-22 không tham gia chiến dịch Libya vì chúng được bố trí cách xa chiến trường (F-22 hiện được triển khai tại các căn cứ ở Virginia, New Mexico, California, Florida, Alaska và Hawaii) và trấn an “việc F-22 không tham gia chiến dịch cụ thể này không phải là bằng chứng cho sự vô dụng của nó”.
http://vietnamdefence.com/web/Uploaded/KTQS/REVIEW/2010/III-10/f22-6.jpg (http://vietnamdefence.com/web/Uploaded/KTQS/REVIEW/2010/III-10/f22-6.jpg)
F-22 Raptor (aviationnews-eu)



Số phận đen đủi

Ban đầu, USAF dự định mua sắm 750 chiếc F-22. Trong bối cảnh không có đối thủ xứng tầm, giá cả F-22 tăng phi mã trong khi kinh tế khủng hoảng và sự vô dụng của siêu tiêm kích này trong cuộc chiến chống khủng bố nên cuối năm 2009, Mỹ quyết định chỉ mua tổng cộng 187 chiếc (đã nhận được 168 chiếc), sau đó dừng sản xuất F-22 để ưu tiên cho F-35, máy bay không người lái và các vũ khí thích hợp khác.

Mặt khác, dù các đồng minh thân cận Nhật Bản, Israel và Australia cũng nhiều lần vật nài, Mỹ cũng khăng khăng không cho phép xuất khẩu F-22 vì sợ thất thoát các công nghệ tiên tiến của loại máy bay này.

Gần đây, nhiều nghị sĩ Mỹ lấy cớ Nga và Trung Quốc đang phát triển tiêm kích thế hệ 5 để kêu gọi tiếp tục sản xuất F-22 nhằm duy trì ưu thế của USAF.

Dẫu sao, để khỏi mang tiếng “người hùng nhưng vô dụng”, Mỹ đang ráo riết cải tiến F-22 để sử dụng cho nhiệm vụ tấn công mặt đất trong tương lai.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
F22 sinh ra thời chiến tranh lạnh để đột phá hàng rào phòng không ném bom nguyên tử sâu vào lãnh thổ Nga, giờ đâu còn mục đích đó nữa nên thành người hùng vô dụng cũng đúng, vậy mà các nước vẫn tranh nhau muốn mua là sao nhỉ?
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
F22 sinh ra thời chiến tranh lạnh để đột phá hàng rào phòng không ném bom nguyên tử sâu vào lãnh thổ Nga, giờ đâu còn mục đích đó nữa nên thành người hùng vô dụng cũng đúng, vậy mà các nước vẫn tranh nhau muốn mua là sao nhỉ?
Cái này người ta gọi là "Chỉ tay lên trời hận đời vô đối". Ý tưởng thai nghén để chống LX nhưng tiếc rằng khi ra đời LX kô còn nữa :((
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Chiếc F-35 đầu tiên cho Anh
Cập nhật lúc :4:14 PM, 23/11/2011
Lockheed Martin vừa hoàn thành lắp ráp máy chiếc F-35 BK-1 đầu tiên dành cho Anh.

(ĐVO) Biến thể xuất khẩu quốc tế đầu tiên của máy bay F-35 Lightning II dành cho Không quân Hoàng gia Anh được công ty Lockheed Martin giới thiệu tối hôm 20/11.

Theo đó, Anh sẽ sử dụng chiến đấu cơ phản lực cất hạ cánh thẳng đứng (Short Takeoff/Vertical Landing - STOVL) F-35 mang tên BK-1 này cho việc đào tạo phi công và kiểm tra hoạt động của máy bay.

Tuy nhiên, trước đó, BK-1 sẽ phải trải qua quá trình kiểm tra hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu trước khi được vận chuyển tới sân bay trên mặt đất và kiểm tra bay thử trong những tháng tới.

"Biến thể máy bay F-35 cho xuất khẩu quốc tế đầu tiên này là một biểu tượng tự hào cho mối quan hệ đối tác của chúng tôi chia sẻ với Vương quốc Anh", người đứng đầu của chương trình máy bay F-35, ông Tom Burbage nói.

Đại Tá Harv Smyth, đại diện Bộ Quốc phòng Anh trong Chương trình Joint Strike Fighter (JSF) tuyên bố: "Đây là cột mốc quan trọng trong chương trình hợp tác và chúng tôi mong muốn những chiếc máy bay F-35 đầu tiên sẽ bắt đầu hoạt động trong Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 2012. JSF là chương trình máy bay lý tưởng cho nhu cầu về khả năng chiến đấu trên không trong tương lai của Quân đội Hoàng gia, với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đẳng cấp trên thế giới, F-35 có khả năng cất/hạ cánh ở cả đường băng trên đất liền và trên tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth của chúng tôi".

Lockheed Martin vừa hoàn thành lắp ráp máy chiếc bay chiến đấu F-35 BK-1 đầu tiên cho Bộ Quốc phòng Anh.
"Chương trình JSF cung cấp khả năng thu thập thông tin tình báo, giám sát, phát hiệm mục tiêu và năng lực chiến đấu vô song để các lực lượng vũ trang Anh, cũng như duy trì hàng ngàn công ăn việc làm ở Anh trong hơn 2 thập kỷ tới", Giám đốc công ty hàng không Lockheed Martin Paul Livingston cho biết thêm.

Sự tham gia toàn cầu là một trọng tâm của chương trình F-35 và là cốt lõi cho sự thành công và khả năng chi trả của các nền kinh tế lớn. Chương trình này bao gồm 9 quốc gia đối tác: Mỹ, Anh, Italia, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Úc, Đan Mạch và Na Uy.

Trong tháng 10/2010, Isreal đã chọn F-35A là máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo cho Không quân của họ và dự kiến sẽ nhận được máy bay F-35A thông qua việc xuất khẩu vũ khí của chính phủ Mỹ. Dù không tham gia chương trình phát triển, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang xem xét mua các máy bay F-35 để trang bị cho các phi đội máy bay chiến đấu của họ.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
nó phải giao hàng cho Anh trc để đổi lại cho cả lố Harrier của ANh thanh lý Mỹ ôm cả
Anh hiện đang không còn con phản lực lên thẳng nào cả
Tuy nhiên bộ Quốc phòng Mỹ đã từng quyết là sẽ không trang bị F-35B lên thẳng rồi mà
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
9 công nghệ ‘ứng tác' xuất sắc của Mỹ
Cập nhật lúc :11:03 AM, 24/11/2011
Thời gian qua, Bộ Quốc phòng Mỹ trên cơ sở kinh nghiệm chiến đấu ở Iraq và Afghanistan đã đáp ứng nhanh nguyện vọng của binh sĩ trên chiến trường để đưa ra những sản phẩm, công nghệ ‘ứng tác’ thiết thực.

(ĐVO) Mùa hè này, Lầu Năm góc đã công bố danh mục những sáng chế quân sự xuất sắc nhất đã được phát triển nhanh chóng và ứng dụng trên chiến trường.

Khác với đa số các cuộc thi tương tự, lựa chọn những người thắng cuộc không phải là các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ hay các chuyên gia các cơ quan phân tích, mà là những cựu binh dày dạn chiến trận.

Hơn nữa, hầu như tất cả các sáng chế tham dự cuộc thi đều được phát triển dựa trên mong muốn của binh sĩ và kinh nghiệm tác chiến ở Iraq và Afghanistan. Người Mỹ được quyền tự hào về hệ thống trao đổi thông tin giữa quân đội và ngành công nghiệp đã xây dựng được, nhờ đó quân đội Mỹ nhận được kịp thời những thứ cần thiết.

Đạn lựu hồng ngoại

Đạn M992 là một loại đạn chiếu sáng hồng ngoại bắn từ ống phòng lựu kẹp nòng 40 mm М203 hay súng phóng lựu nòng ngắn M320. Đạn lựu hồng ngoại được nhận vào trang bị ngày 8/10/2010 và đã nhận được nhiều lời khen nức nở từ binh sĩ trên tuyến đầu Afghanistan.

Đạn lựu M992 dùng để chiếu sáng trận địa ở dải hồng ngoại. Đạn được bắn lên trời ở góc lớn, sau đó chiếc dù 50 cm bung ra, và cháy sáng ở độ cao 150-200 m (khi bắn thẳng đứng), hầu như vô hình đối với mắt thường, nhưng chói lóa ở dải sóng hồng ngoại.

Quân đội Mỹ cũng có các đạn lựu tương tự cỡ 40 mm để chiếu sáng địa hình ở dải phổ nhìn thấy như: M583A1 ánh sáng trắng, M661 ánh sáng xanh lá cây và M662 màu đỏ. Chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi chiếu sáng rõ nét một vòng tròn có đường kính đến 200 m trong vòng 40 s.

Đạn lựu M992 dùng để chiếu sáng trận địa ở dải hồng ngoại. Lính Mỹ ở Iraq và Afghanistan hiện có ưu thế hơn hẳn phiến quân khi có các khí tài nhìn đêm, nhờ đó lính Mỹ tác chiến ban đêm không kém nhiều so với ban ngày. Dĩ nhiên là ánh sáng chói sẽ triệt tiêu ưu thế này khi làm cho các lính thủy đánh bộ Mỹ mất đi thị lực trước các phiến quân Taliban “mù lòa”.

Lục quân Mỹ đã nhận vào trang bị các loại đạn pháo chiếu sáng hồng ngoại như đạn 155 mm M1066 hay đạn 105 mm M1064. Các đạn này đang được sản xuất khá nhiều, đâu đó khoảng 3.000-4.000 quả/năm. Đánh giá đúng vai trò của “pháo hồng ngoại”, lính Mỹ đã yêu cầu phát triển loại đạn tương tự cho các súng phóng lựu 40 mm của họ.

Dù có kinh ngạc đến đâu thì Lục quân Mỹ cũng đã lắng nghe yêu cầu của binh sĩ và mở cuộc thi thiết kế đạn M992. Hơn nữa, họ thậm chí còn cam kết mua 90.000 viên đạn mới mặc dù có giá đắt gấp đôi (94 USD/quả) so với đạn lựu chiếu sáng thông thường. Lô đạn đầu tiên gồm 22.000 quả đã bắt đầu được cung cấp cho các đơn vị chiến đấu trong năm 2011.

Đầu đạn lõi đồng

Đặc điểm cuộc chiến ở Afghanistan đã đặt ra vấn đề hiệu quả của đạn 5,56х45 mm: các đầu đạn cỡ nhỏ bị nảy bật ra khi va vào đá và cành cây, bắn xuyên thấu các phiến quân Taliban nhưng không giết chết tức thì.

Trung sĩ Jason Gillis, tiểu đội trưởng của Lữ đoàn chiến đấu số 2, thuộc Sư đoàn dù 82 (2nd Brigade Combat Team, 82nd Airborne Division), mô tả lại một trường hợp “tức cười” xảy ra với anh ta trên một đường phố Baghdad năm 2004. Viên trung sĩ cùng các binh sĩ thuộc quyền đang làm nhiệm vụ đi bộ tuần tra thì một xe ô tô con chạy tốc độ cao lao thẳng về phía anh ta. Bất chấp cảnh cáo, chiếc xe không dừng lại và toán lính dù Mỹ đã nổ súng bắn túi bụi vào xe bằng 2 khẩu súng máy 5,56 mm M249.

Trong mấy giây, các viên đạn bắn liên tiếp vào khoang động cơ và kính chắn gió, chiếc xe dừng lại và thật sửng sốt đối với mấy lính Mỹ khi thấy tài xế chui ra khỏi xe... hoàn toàn lành lặn! Hơn 400 viên đạn đã bắn đi vô ích: các mảnh chì ẩn chứa chết chóc đơn giản đã bị phá hủy khi va đập vào vỏ xe và kính ô tô mặc dù lẽ ra chúng phải xuyên thủng lỗ chỗ tất cả những gì bên trong ô tô.

M855A1 xuyên bức tường bằng các khối bê tông từ cự ly 80m khi bắn từ súng М-16 và từ cự ly 40 m khi bắn từ carbine М-4.
Lính Mỹ tất nhiên là không thể chấp nhận tình cảnh đó nên đã đặt ra cho Lầu Năm góc một bài toán hóc búa: làm cho họ một đầu đạn xuyên giáp, nhưng với rủi ro đạn nảy tối thiểu và sức phá cao.

Thế là đầu đạn mới đã được chế tạo và gần 30 triệu viên đạn mới với đầu đạn M855A1 đã được chuyển đến Afghanistan. Chỉ có điều việc mua ồ ạt đạn mới xem ra có vẻ vội vàng: trong quá trình thử nghiệm trước khi nhận vào trang bị, đã bắn đi hơn 400.000 viên đạn với đầu đạn M855A1, đây là một thứ kỷ lục.

Đầu đạn mới có lõi đồng thay cho lõi thép nên giảm được xác suất đạn nảy và nâng cao sức phá. Đầu đạn M855A1 có cấu tạo đặc biệt để làm giảm ảnh hưởng của trương động (dao động) đến khả năng xuyên giáp, kết quả là ở cự ly 400 m, 50% đầu đạn mới xuyên được tấm thép mềm dày 1 cm (đầu đạn thường chỉ làm được thế khi bắn ở cự ly không quá 160 m).

Hơn nữa, đầu đạn M855A1 xuyên được bức vách bằng các khối bê tông ở cự ly 80 m khi bắn từ súng М-16 và từ cự ly 40 m khi bắn từ carbine М-4. Đầu đạn chì cũ M855 không thể xuyên bức vách như thế ở bất kỳ cự ly bắn nào. Đối với lõi đồng của đầu đạn thì kính chắn gió ô tô không phải là vật cản và nó vẫn xuyên ngon lành 24 lớp kevlra ở cự ly bắn 1.000 m.

Vũ khí chống người ăn xin và khủng bố liều chết

Điều đáng buồn là những câu chuyên giống như câu chuyện do Jason Gillis mô tả lại hay xảy ra do các cuộc chiến hiện đại diễn ra ngay giữa cuộc sống thường nhật của thường dân. Nhiều người đã chết chỉ vì họ không hiểu những cử chỉ hay tiếng quát của toán lính tuần tra hay các lính gác tại trạm kiểm soát.

GLEF giúp binh sĩ xua đuổi những người bán hàng hay người ăn xin dai như đỉa mà trà trộn trong đó có thể có các phần tử khủng bố liều chết.​
Trái với ý kiến của một số ký giả, đại đa số binh lính không muốn bắn vào phụ nữ và trẻ em, cũng như họ chẳng muốn tôi mạng do vụ nổ của một tay súng liều chết. Lính Mỹ đã yêu cầu cho họ một thiết bị nhờ đó có thể thu hút sự chú ý và khiến người ta hiểu rõ là không được làm những hành vi khiêu khích.

Và một lần nữa Lầu Năm góc lại chiều lòng binh sĩ. Theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Mỹ, công ty CROWS chỉ trong có 12 tháng đã phát triển một laser xanh lá cây công suất lớn GLEF. Nó được đặt tại các trạm kiểm soát và trên xe thiết giáp, phóng ra tia laser rộng mà dù ở cự ly xa cũng có thể làm mất thị lực tạm thời.

Nhờ thiết bị này, có thể dễ dàng chỉ thị vào một đối tượng nào đó hoặc làm mất phương hướng một người nào đó vì giương mắt nhìn vào GLEF cũng “dễ chịu” như dòm mặt trời lúc giữa trưa.

Hiện nay, các laser này được lắp trên các xe thiết giáp và các lối vào căn cứ quân sự ở Afghanistan, Iraq, giúp binh lính xua đuổi những người bán hàng hay người ăn xin dai như đỉa mà trà trộn trong đó có thể có các phần tử khủng bố liều chết. Ngoài ra, đây cũng là cách để trị các lái xe đang phóng nhanh một cách không suy nghĩ cùng cả gia đình mình ngay trước các nòng súng máy và pháo tự động.

Máy kéo “pháo đài”

Bom mìn tự tạo là bệnh đau đầu thật sự đối với quân đội Mỹ. Đa số tổn thất nhân mạng và trang bị ở Afghanistan và Iraq chính là do bom mìn cài ven đường.

Để giải quyết vấn đề này, người ta đã thiết kế một “máy kéo chiến đấu” độc đáo Husky Mark III/2G dựa trên kinh nghiệm chiến đấu và các khuyến nghị của binh sĩ các đơn vị công binh.

Thiết kế đặc biệt bảo đảm khả năng bảo vệ tối đa cho 2 thành viên kíp xe và khả năng sống còn của xe ngay cả khi vấp mìn công phá lớn.​
Thiết kế đặc biệt (các bánh xe lắp trên hệ treo kiểu tay đòn và thùng xe hình chữ V với vỏ giáp vững chắc) bảo đảm khả năng bảo vệ tối đa cho 2 thành viên kíp xe và khả năng sống còn của xe ngay cả khi vấp mìn công phá lớn - đến 50 kg TNT ở khoảng cách 5 m.

Ngoài ra, Husky Mark III còn bất khả xâm phạm đối với súng bộ binh, có khả năng việt dã cao và có thể đi trước đoàn xe để dọn đường.

Để phát hiện và vô hiệu hóa mìn và thiết bị nổ tự tạo, “chiếc máy kéo” 9 tấn này sử dụng các sensor công nghệ cao, một thiết bị cảm từ xung, các hệ thống chế áp tín hiệu vô tuyến, cũng như có các lốp xe áp suất thấp cỡ lớn (rộng 550 mm với áp suất 0,6 at) để giảm tải lên mặt đất và ngăn ngừa kích nổ mìn chống tăng.

Các binh lính Mỹ đã làm cho các nhà thiết kế hiểu ra là chui ra khỏi xe thiết giáp ra ngoài để lau kính chắn gió bằng giẻ có thể thực hiện được bên cạnh một siêu thị ở giữa California, nhưng không thể nào làm được trên một cái đèo ở xứ Afghanistan heo hút.

Bởi vậy, bộ phận đặc biệt quan trọng của xe rà phá mìn mới là các bộ lau kính với các thùng chứa dung dịch rửa kính dung tích lớn và các lưỡi gạt kính bền chắc, tin cậy vốn rất cần ở đất Afghanistan đầy bụi bặm. Xe mới có khả năng mở rộng để sử dụng các robot mà thành viên thứ hai của kíp xe có thể điều khiển.

Súng máy nhẹ bằng titan

Súng máy cỡ nòng 7,62х51 mm là một vũ khí xuất sắc, nhưng lại nặng đến ê người. Súng máy M240B nặng gần 12 kg không kể đạn, điều không có gì ngạc nhiên đối với loại súng đưa vào trang bị từ năm 1977 xa xôi.

Nhìn chung, lính Mỹ khoái súng M240 vì có độ tin cậy và uy lực, nhưng về vấn đề cân nặng thì họ có vô số than phiền, buộc Lầu Năm góc cố gắng giải quyết vấn đề này bằng các công nghệ mới.

Biến thể mới của súng máy 7,62 mm M240 là M240L nhẹ hơn 2,5 kg nhờ ứng dụng hợp kim titan.
Biến thể mới của súng máy 7,62 mm M240 là M240L, nhẹ hơn 2,5 kg nhờ ứng dụng hợp kim titan. Hộp khóa nòng bằng titan chịu được 50.000 phát bắn với xạ tốc 650 phát/phút và sơ tốc đạn 853 m/s. Tầm bắn ngắm của M240L là 1.800 m.

Kết liễu cơn ác mộng bom mìn tự tạo

Sau khi hệ thống Jackal Explosive Hazard Pre-Detonation System xuất hiện trong trang bị của quân đội Mỹ, các phiến quân Taliban và Iraq đã buộc phải đoạn tuyệt hẳn với các loại bom điều khiển từ xa bằng vô tuyến và chuyển sang sử dụng các tay súng cảm tử, ngòi nổ đè nổ... Bằng cách đó, hệ thống đã không chỉ bảo vệ được lính Mỹ mà còn tước đi của các tay súng nổi dậy một vũ khí hiệu quả và buộc họ phải chịu rủi ro với tính mạng hay thất bại của hoạt động chống lính Mỹ.

Vì những nguyên nhân dễ hiểu mà thông tin về Jackal System có rất ít. Đây là một hệ thống vô tuyến điện tử làm át các tín hiệu của ngòi nổ vô tuyến hay kích nổ cưỡng bức thiết bị nổ trước khi xe thiết giáp đi vào vùng sát thương.

Năm 2010, Trung tâm khoa học kỹ thuật công binh ARDEC của Lục quân Mỹ đã phát triển và gửi Jackal cho các đơn vị trên toàn lãnh thổ Iraq, và nó đã hầu như chấm dứt việc sử dụng các bom mìn điều khiển bằng vô tuyến chống lại lính Mỹ.

Trên cơ sở kinh nghiệm chiến đấu phong phú, người Mỹ đã trang bị cho Jackal System những khả năng thích ứng và cấu trúc module mới, cho phép phản ứng nhanh với những sáng tạo mới cảu các chuyên gia chất nổ đối phương.

Điều trị theo tin nhắn

Dự án mCare thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế là một cuộc cách mạng trong quân y.

mCare là hệ thống trao đổi thông tin (tin nhắn) hai chiều, cho phép gửi đến điện thoại di động của bệnh nhân các hướng dẫn điều trị, thời gian biểu trong ngày, thông báo cần đến khám bác sĩ, các loại thuốc được chỉ định, các loại phân tích...

Về phần mình, bệnh nhân gửi đến máy chủ mCare các tin nhắn về tình trạng sức khỏe của mình, các liệu pháp đã thực hiện và các loại thuốc đã sử dụng. Bằng cách đó, người ta có thể theo dõi ngoại trú đối với bệnh nhân mà không cần bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế vừa mệt mỏi và tốn thời gian.

Nhờ mCare có thể kiểm soát liên tục quá trình hồi phục của bệnh nhân mà không phải buộc bệnh nhân rời khỏi công việc hay nghỉ ngơi.

Pháo kích nhanh sau 2 phút

Hệ thống MFCS-D cho phép bắn pháo không phải sau 8 phút sau khi triển khai ban ngày và 12 phút sau khi triển khai ban đêm, mà chỉ sau 2 phút bất kể giờ giấc ngày đêm. Hệ thống gồm các máy tính được bảo vệ, một acquy, các màn hình, hệ thống định vị và một bệ mang xe kéo M120A1 lắp một khẩu cối 120 mm.

Hệ thống rất đơn giản: xe ô tô kéo rơ-mooc lắp khẩu cối và khi cần trong vài phút hệ thống số MFCS-D tiến hành định vị tọa đọa hiện thời, tính toán phần tử bắn... Nói cách khác, thời gian chuẩn bị bắn được giảm tối đa, điều có tầm quan trọng sống còn trong điều kiện trận chiến diễn biến nhanh hiện đại.

Hệ thống MFCS-D cho phép bắn pháo cối chỉ sau 2 phút, bất kể giờ giấc ngày đêm.
MFCS-D được chế tạo để đáp ứng yêu cầu của binh sĩ vốn đã mệt mỏi với các tay súng Taliban bỏ chạy khỏi trận địa trước khi pháo cối nhằm bắn được vào họ. Thiết bị điện tử và thiết bị đầu cuối tiện dụng đã đưa toàn bộ khoa học pháo binh chỉ còn là việc bấm mấy cái nút. MFCS-D tương thích với tất cả các loại pháo cối cỡ từ 60 đến 120 mm.

Điều khiển robot an toàn

Hệ thống triển khai robot Robot Deployment System (RDS) dành cho các xe thiết giáp MRAP RG-31 cho phép một người lính khởi động và điều khiển một robot mà không phải rời khỏi chỗ ngồi an toàn trong xe thiết giáp.

RDS nay đã trở thành trang bị tiêu chuẩn của nhiều xe thiết giáp Mỹ trên khắp Afghanistan.
Lính Mỹ đơn giản là cầu khẩn chế tạo một thiết bị tiện lợi vì họ vô cùng ngại chui ra khỏi xe thiết giáp để bước xuống một con đường ẩn chứa nguy cơ bị cài mìn và vô số cạm bẫy phục kích của Afghanistan.

Người ta lại lắng nghe ý kiến của họ và năm 2010 “chiếc hộp thần kỳ” bọc thép RDS đã được đưa vào trang bị. Đó là một thiết bị đơn giản giống như một thang máy thả robot công binh kiểu Talon xuống đất, sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì lại nâng robot đưa trở lại xe.

Robot Deployment System cho phép người lính khởi động và điều khiển một robot mà không phải rời khỏi chỗ ngồi an toàn trong xe thiết giáp.

RDS nay đã trở thành trang bị tiêu chuẩn của nhiều xe thiết giáp Mỹ trên khắp Afghanistan Binh lính Mỹ cũng liên tục tìm cách hoàn thiện hệ thống ngay trong điều kiện chiến trường nhờ thiết kế hiệu quả đơn giản dễ hiện đại hóa.

Tất cả những phát minh, sáng chế kể trên cũng như hàng trăm sáng chế khác cho thấy có thể đạt được những thành công như thế nào nếu biết khéo léo sử dụng nguồn lực khoa học và công nghiệp. Kinh nghiệm của quân đội Mỹ cho thấy, sự quan tâm tới tính mạng con người có thể cùng tồn tại với lợi ích thương mại và mang lại lợi ích cho cả quốc gia.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Nga đang bị tàu chiến Mỹ bao vây tứ phía' Cập nhật lúc :9:16 AM, 15/11/2011
Lãnh đạo Nga đang đứng ngồi không yên trước việc tàu chiến Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều tại các vùng biển thuộc lợi ích của Nga và hình thành thế bao vây nước này.


Tàu chiến Mỹ đang tiến gần nước Nga​
(ĐVO) Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trên đường trờ về từ Hawai nói với phóng viên Itar-Tass rằng Wasington không loại trừ khả năng sẽ triển khai các tàu chiến hạng nặng với các hệ thống chống tên lửa hiện đại tới các vùng biển tiếp giáp với nước Nga.

"Trong các cuộc gặp song phương trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh APEC vừa diễn tại Hawai, người Mỹ thừa nhận họ không loại trừ khả năng triển khai các tàu chiến với các hệ thống chống tên lửa hiện đại không chỉ ở Địa Trung Hải, mà còn ở Biển Đen, Biển Barents, Bắc Hải, khu vực Biển Baltic", - Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết.

“Chúng ta đang ở trong tình trạng bị bao vây tứ phía mà không có lối thoát”, Ngoại trưởng Nga nói về các kế hoạch triển khai toàn diện hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Ông nói tiếp: “Trên thực tế kế hoạch nói trên đang được triển khai, các thỏa thuận về việc xây dựng các cơ sở quân sự và các hệ thống radar trên mặt đất cũng như các căn cứ đánh chặn trên biển đang được ký kết. Người ta tuyên bố rằng sẽ không có bất kỳ hạn chế nào cho hệ thống này”.

“Khi được chất vấn rằng tại sao lại triển khai hệ thống AMD ở khu vực phía Bắc? Họ (phía Mỹ) trả lời rằng: cần phải như vậy. Chúng tôi đưa ra lập luận rằng Iran không có khả năng và cơ sở để bắn bất kỳ loại tên lửa nào lên khu vực phía bắc, họ nói – "Good", chúng tôi cần phải lường trước mọi tình huống sau này. Cuối cùng, chúng tôi khẳng lại lập trường của mình, thì họ nói: “Không cần phải lo lắng vì chúng không nhằm chống lại Moscow”, Ngoại trưởng Nga phát biểu trong tâm trạng đầy bức xúc.

Ông nói thêm: “Chúng ta không thể làm gì hơn được vì đây là kế hoạch đơn phương của phía Mỹ và sẽ triển khai tại các nước thành viên NATO luôn tuân theo sự sắp đặt của Mỹ. Trong cuộc gặp song phương với Tổng thống Obama, Tổng thống Nga D. Medvedev nhấn mạnh rằng Moscow muốn nhận được một sự đảm bảo rõ ràng trên giấy chứ không phải là những phát ngôn.

Trong khi đó, khi trả lời phỏng vấn của tờ Pravda chuyên gia quân sự Pavel Zolotarev, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada lại đưa ra một cách nhìn khác về vấn đề này.

Ông Zolotarev cho biết: "Một số chính trị gia Nga thường chỉ có thể ca thán mối quan hệ căng thẳng với phương Tây bằng những tuyên bố như vậy. Nhưng trên thực tế sự xuất hiện của những chiếc tàu chiến đó chưa hẳn đã có thể gây ra mối đe dọa thực sự đối với an ninh chiến lược của Nga.

Thứ nhất, họ (Mỹ và NATO) nếu muốn có được hệ thống phòng thủ tên lửa đầy đủ và có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga (ICBM), cũng không thể sớm hơn trước năm 2020.

Bây giờ hệ thống của họ chỉ có thể phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, trong khi đó, từ lâu Nga đã loại bỏ chúng theo các hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân trước đây với Hoa Kỳ.

Thứ hai, ngay cả trong những hoàn cảnh như vậy, việc đánh chặn thành công ICBM của Nga cũng sẽ rất hạn chế, bởi vì chúng được trang bị các yếu tố ưu việt nhất để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa.

Và thực tế là người Mỹ làm điều đó là hoàn toàn bình thường. Những hành động như vậy là khá phù hợp với kế hoạch nhằm bảo vệ mình trước tất cả các bất ngờ có thể xảy ra. Đặc biệt là sự xuất hiện không lường trước của một ICBM bất kỳ mà có thể là kết quả của lỗi kỹ thuật hoặc lỗi điều khiển của con người.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Mở đường tiến vào kỷ nguyên thế hệ 6
Cập nhật lúc :9:35 AM, 22/11/2011
Tiêm kích thế hệ 6 được Mỹ nghiên cứu ở cấp độ khái niệm. Khả năng của máy bay này được hình dung gần như giáp ranh với khoa học viễn tưởng.

(ĐVO) Theo đó, máy bay sẽ hoạt động bằng năng lượng điện, trang bị vũ khí laser, viba và cả vũ khí virus…

Xu thế tất yếu

Từ thập niên 2060, không quân các nước hàng đầu thế giới bắt đầu giai đoạn quá độ chuyển sang tiêm kích đa năng thế hệ 6 không người lái. Cuộc đua tiêm kích thế hệ 6 đã bắt đầu và tiên phong khởi đầu cuộc đua vẫn là người Mỹ.

Trong khi đó, Nga, Trung Quốc và một số nước khác vẫn loay hoay với các dự án tiêm kích thế hệ 5 thì hiện nay, Hải quân và Không quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và lên danh sách các yêu cầu đối với tiêm kích thế hệ 6. Lầu Năm góc dự định nhận máy bay này vào trang bị năm 2030.

Hình ảnh giả định tiêm kích thế hệ 6 trang bị vũ khí năng lượng định hướng và kết nối mạng dữ liệu tàng hình của Northrop Grumman.​
Nhận dạng tiêm kích thế hệ 6

Tiêm kích thế hệ 6 hiện tại chủ yếu được nghiên cứu ở Mỹ trên cấp độ khái niệm. Tạp chí Air Force Magazine số tháng 10/2009 đã nêu một số quan điểm của giới công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ về diện mạo tiêm kích thế hệ 6.

Họ cho rằng, thế hệ tiêm kích thứ 6 có thể xuất hiện vào năm 2020 hoặc muộn hơn và có những khả năng gần như khoa học viễn tưởng. Chẳng hạn, máy bay tiêm kích có thể điều khiển thay đổi hình dáng của mình trong khi bay (morfing) phù hợp tối ưu với tốc độ bay, được trang bị vũ khí năng lượng định hướng như vũ khí laser, vũ khí vi ba để phòng vệ và tấn công.

Trong vòng 20 năm tới, có thể chế tạo tiêm kích không người lái và vũ khí năng lượng định hướng cho máy bay.

Máy bay thế hệ 6, ngoài động cơ chính, có thể sẽ được trang bị các động cơ phụ để cấp năng lượng cho vũ khí năng lượng định hướng. Công nghệ siêu vượt âm sẽ được áp dụng cho máy bay thế hệ 6, song không phải ở máy bay mà ở vũ khí động năng của nó.

Theo quan điểm của đa số các chuyên gia Mỹ, Nga, tiêm kích thế hệ 6 sẽ là loại không người lái. Máy bay không người lái có những ưu thế lớn như không cần phi công, sẵn sàng chiến đấu bất kể ngày đêm, thời tiết, có thể bay trên không nhiều ngày đêm, cơ động tốc độ cao và ở điều kiện quá tải mà một phi công không thể chịu nổi.

Các chương trình của Hải quân và Không quân Mỹ


Chương trình NGAD (Máy bay giành ưu thế trên không thế hệ mới), trước đó gọi là F/A-XX, của Hải quân Mỹ nhằm phát triển tiêm kích giành ưu thế trên không thế hệ 6, triển khai trên tàu sân bay, để thay thế các máy bay F/A-18E/F của Hải quân Mỹ từ năm 2025.

Máy bay sử dụng công nghệ tàng hình thế hệ 6, có thể có hoặc không người lái tùy thuộc vào nhiệm vụ. Tiêm kích mới sẽ thực hiện các nhiệm vụ tiến công, giành ưu thế trên không, hỗ trợ mặt đất, ném bom chính xác và trinh sát.

Hình ảnh máy bay khái niệm F/A-XX của Boeing.
Boeing rất quan tâm đến NGAD và đã đưa ra đề xuất tiêm kích thế hệ 6 duy nhất được biết đến hiện nay.

Họ đã đề xuất thiết kế dạng cánh bay không đuôi, sau đó là thiết kế mới có cánh kết hợp, hình dáng giống tiêm kích thông thường từ khu vực buồng lái đến mũi.

Cả 2 thiết kế đều là tiêm kích tàng hình, không đuôi, trang bị 2 động cơ, có khả năng bay siêu hành trình , 2 chế độ điều khiển (có hoặc không người lái).

Ngoài ra, X-47B của hãng Northrop Grumman cũng được xem là một phương án cho NGAD (F/A-XX) của Hải quân Mỹ.

Phương án tiêm kích thế hệ 6 dạng cánh bay của Boeing.
Cuối năm 2011, Hải quân Mỹ dự định xem xét các phương án cho NGAD và bắt đầu giai đoạn trình diễn công nghệ vào năm 2013.

USAF cũng có một chương trình nghiên cứu tương tự có tên gọi Next Gen TACAIR (Máy bay chiến thuật thế hệ mới) nhằm tìm kiếm loại máy bay thế hệ mới thay thế tiêm kích thế hệ 5 F-22 sau năm 2025.

Năm 2010, Trung tâm các hệ thống hàng không (ASC) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu các hãng máy bay Mỹ cung cấp thông tin về thiết kế tiêm kích thế hệ 6.

Theo dự kiến của Lầu Năm góc, tiêm kích thế hệ 6 sẽ đạt trạng thái sẵn sàng hoạt động ban đầu vào năm 2030.

Đó sẽ là bước đầu tiên cho việc thay thế tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor.

Theo yêu cầu của ASC, tiêm kích thế hệ mới phải có khả năng tấn công và phòng thủ tổng hợp, có nhiều chức năng phòng không kết hợp phòng thủ tên lửa, không trợ trực tiếp, chặn đánh mục tiêu bay, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tác chiến điện tử và trinh sát.

Máy bay được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, các hệ thống phòng không tích hợp tinh vi, có thể phát hiện đối phương bằng các sensor hoạt động ở chế độ thụ động, hệ thống phòng vệ tổng hợp, vũ khí năng lượng định hướng và có khả năng thực hiện các cuộc tấn công điều khiển học.

Tiêm kích thế hệ 6 phải có khả năng hoạt động ở các khu vực có phòng không mạnh có thể được xây dựng vào giai đoạn 2030-2050.

FA-XX của Boeing.
Tiêm kích F-X chạy điện

Mới đây, ông Mark Maybury, khoa học gia trưởng của USAF đã đưa ra khái niệm tiêm kích tương lai kiểu hybrid rất táo bạo F-X, dựa trên ý tưởng tiêm kích chạy điện có tên “More-Electric Aircraft”, và có thể nhận vào trang bị sau năm 2030.

Với sứ mệnh kế tục các máy bay thế hệ 5 F-22 và F-35, tiêm kích F-X có khả năng tránh được sự phát hiện bằng radar và khí tài ảnh nhiệt, được trang bị vũ khí laser, vũ khí vi ba và lây nhiễm virus vào các mạng máy tính của kẻ thù. Đồng thời, máy bay sẽ có tầm bay xa hơn và sử dụng ít nhiên liệu hơn.

Hình ảnh khái niệm tiêm kích thế hệ 6 mới nhất F-X mà hãng Boeing giới thiệu tại Hội nghị Hiệp hội Không quân năm 2011 tổ chức ở National Harbor, Maryland.

Tại Hội nghị thường niên năm 2011 của Hiệp hội Không quân tổ chức ở National Harbor, Maryland vào tháng 9.2011, hãng Boeing giới thiệu hình ảnh khái niệm tiêm kích thế hệ 6 mới nhất của họ.

Đây có thể hoặc cũng có thể không phải là mẫu hoàn thiện của khái niệm tiêm kích hải quân thế hệ 6 F/A-XX (ảnh dưới) mà Boeing đã tiết lộ năm ngoái. Lưu ý ở ảnh trên, trên phần thân sau máy bay có logo hình chữ P của phân hãng Phantom Works của Boeing.

Thành phần then chốt của F-X gồm hệ thống năng lượng mới có nguyên tắc hoạt động giống với ô tô hybrid (xăng-điện) và một động cơ siêu hiệu quả chu trình làm việc hỗn hợp thích ứng tốt cả cho bay nhanh và bay chậm.

Các bộ tích điện của hệ thống năng lượng làm nhiệm vụ tích trữ điện năng từ động cơ chính để cung cấp cho vũ khí năng lượng định hướng và các hệ thống cơ khí. Nhờ vậy, có thể lắp cho F-X vũ khí laser sát thương năng lượng cao, vũ khí vi ba để thiêu cháy radar đối phương và các radar công suất cao có khả năng phóng mã độc vào các hệ thống máy tính của kẻ thù.

Các hệ thống điện trên F-X còn chuyển hóa nhiệt từ động cơ phản lực thành điện năng cấp thêm cho các bộ tích điện, vừa giảm được độ bộc lộ của máy bay ở dải hồng ngoại. Vì vậy, F-X sẽ có đặc tính tàng hình radar giống như F-22 và F-35, nhưng có đặc tính tàng hình nhiệt tốt hơn.

Tuy nhiên, khái niệm tiêm kích chạy điện F-X rất phức tạp trong phát triển và cực kỳ đắt tiền. Nên người ta rất nghi ngờ khả năng của USAF biến được ý tưởng này thành hiện thực.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Mỹ kiên quyết triển khai AMD
Cập nhật lúc :5:04 PM, 24/11/2011
Hãng Reuters đưa tin, chính quyền Mỹ không có ý định xem xét lại kế hoạch triển khai các bộ phận của hệ thống AMD.


Mỹ kiên quyết triển khai AMD ở châu Âu bấp chấp những phản ứng ngày càng quyết liệt từ Nga.​
(ĐVO) Washington “qua rất nhiều kênh” đã cố gắng giải thích lập trường của mình cho phía Nga, chỉ rõ hệ thống AMD được dự kiến triển khai ở châu Âu không đe doạ Nga. Đồng thời đại diện Bộ Ngoại giao Mark Toner tuyên bố, Mỹ sẽ cố gắng hợp tác với Nga về AMD ở châu Âu bất chấp các tuyên bố được đưa ra ở Moscow.

Trước đó, hôm 23/11, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã giao cho Bộ Quốc phòng đưa vào trực chiến đài radar của hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa ở tỉnh Kaliningrad liên quan đến tình hình quanh hệ thống AMD ở châu Âu.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga được giao nghiên cứu các biện pháp đảm bảo “phá huỷ các phương tiện thông tin và chỉ huy của hệ thống AMD”.

Nga cũng sẽ trang bị cho tên lửa đạn đạo chiến lược các đầu đạn mới và làm cho chúng có thể "chọc thủng" các hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở châu Âu mà Washington muốn triển khai trước năm 2018.

Tổng thống Nga cũng tuyên bố khi phát biểu trên kênh truyền hình Russia 24: “Nếu những biện pháp này tỏ ra là chưa đủ, Liên bang Nga sẽ triển khai ở phía Tây và phía Nam đất nước các hệ thống vũ khí xung kích hiện đại đảm bảo tiêu diệt bằng hoả lực các bộ phận của AMD bố trí tại châu Âu”.

Tuy nhiên, ông Medvedev nói thêm, bất chấp tình hình trong đàm phán giữa Nga và Mỹ về AMD ở châu Âu là phức tạp, hai nước vẫn có cơ hội đạt được thoả hiệp.

Mỹ khẳng định, hệ thống AMD của các nước NATO đang triển khai ở châu Âu cần để bảo vệ chống nguy cơ có thể có từ phía Iran, nhưng Moscow cho việc bố trí hệ thống này gần các đường biên giới Nga là nguy cơ cho an ninh của mình.

Washington đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng cam kết với Moscow bằng văn bản là AMD ở châu Âu không nhằm vào Nga, nhưng sẽ không đưa ra các đảm bảo ràng buộc về pháp lý.

Chính quyền Mỹ đã đạt được thoả thuận triển khai các bộ phận của AMD trên lãnh thổ các nước Ba Lan, Romania, Cộng Hòa Czech, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan và Tây Ban Nha. Dự kiến toàn bộ hệ thống sẽ được triển khai xong trước năm 2018, tuy nó sẽ bắt đầu hoạt động ngay từ năm 2012.
 

zin3_cau

Xe tải
Biển số
OF-49144
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
427
Động cơ
461,970 Mã lực
Hệ thống phòng phòng thủ không gian của Nga sẽ có đủ khả năng đánh chặn bất kỳ loại tên lửa nào. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov nói thôm 22/11.

(ĐVO) "Sự tích hợp của hệ thống phòng thủ không gian sẽ có thể thực hiện đánh chặn bất kỳ mục tiêu nào ở mọi tốc độ (dưới tốc độ ánh sáng), gồm cả những mục tiêu siêu vượt âm", ông Anatoly Serdyukov nói.

Ông Serdyukov tiết lộ, hệ thống phòng thủ không gian mới sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 1/12/2011, bao gồm "hệ thống phòng thủ không gian, phòng thủ tên lửa, hệ thống giám sát không gian và hệ thống cảnh báo sớm tấn công tên lửa".
Và đây mọi cố gắng của Mỹ cũng chỉ là số 0 đối với người Nga :o)
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Hệ thống phòng phòng thủ không gian của Nga sẽ có đủ khả năng đánh chặn bất kỳ loại tên lửa nào. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov nói thôm 22/11.

(ĐVO) "Sự tích hợp của hệ thống phòng thủ không gian sẽ có thể thực hiện đánh chặn bất kỳ mục tiêu nào ở mọi tốc độ (dưới tốc độ ánh sáng), gồm cả những mục tiêu siêu vượt âm", ông Anatoly Serdyukov nói.

Ông Serdyukov tiết lộ, hệ thống phòng thủ không gian mới sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 1/12/2011, bao gồm "hệ thống phòng thủ không gian, phòng thủ tên lửa, hệ thống giám sát không gian và hệ thống cảnh báo sớm tấn công tên lửa".
Và đây mọi cố gắng của Mỹ cũng chỉ là số 0 đối với người Nga :o)
Thế sao mới đưa mấy cụm SM3/SM2 dạng rút gọn (Mỹ hứa là phiên bản ở châu Âu sẽ có tốc độ đánh chặn thấp hơn tên lửa xuyên lục địa Nga) mà Nga xoắn hết cả vòi lại. Nếu đánh chặn được hết vũ khí Mỹ thì Nga sợ đ ếch thằng nào nữa.
Nga còn sợ là nếu bản SM3 không giảm tốc đặt ở châu Âu thì tên lửa Nga xuất phát bắn về Mỹ sẽ bị tên lửa đánh chặn đuổi theo sau lưng và tiêu diệt kia kìa.
Không hiểu ông Anatoly Serdyukov đã từng tu luyện ở VN chưa mà chém bão kinh quá.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,903
Động cơ
605,932 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Thế sao mới đưa mấy cụm SM3/SM2 dạng rút gọn (Mỹ hứa là phiên bản ở châu Âu sẽ có tốc độ đánh chặn thấp hơn tên lửa xuyên lục địa Nga) mà Nga xoắn hết cả vòi lại. Nếu đánh chặn được hết vũ khí Mỹ thì Nga sợ đ ếch thằng nào nữa.
Nga còn sợ là nếu bản SM3 không giảm tốc đặt ở châu Âu thì tên lửa Nga xuất phát bắn về Mỹ sẽ bị tên lửa đánh chặn đuổi theo sau lưng và tiêu diệt kia kìa.
Không hiểu ông Anatoly Serdyukov đã từng tu luyện ở VN chưa mà chém bão kinh quá.
Bố trí tên lửa đánh chặn ở Châu Âu là đánh chặn pha đầu khi tên lửa xuyên lục địa mới xuất phát, bay ỳ ạch nên Mỹ nó không cần phải có tên lửa quá nhanh. Việc bố trí này đánh đúng vào điểm yếu nhất của lực lượng tiến công hạt nhân. Việc này giống như mang RPG phục kích tại điểm xuất phát của máy bay phản lực. Mày mà bò ra là tao bắn liền.
Thực ra về kỹ thuật Mỹ đã bỏ xa các nước còn lại ít nhất 1 thế hệ và Mỹ không còn phải dựa vào vũ khí hạt nhân nhiều như Nga. Các loại máy bay, tên lửa Mỹ đang dần chuyển sang mang đầu đạn thông thường có sức công phá mục tiêu rất hiệu quả nhưng không để lại di hại như vũ khí hạt nhân. Mỹ có thể tiến công các nước mà không bị ràng buộc nhiều. Trong khi đó Nga chỉ có lựa chọn bằng VKHN nên việc bố trí tên lửa đánh chặn sẽ làm suy giảm sức mạnh của QĐ Nga. Đây là lý do chính để Nga phản ứng dữ dội với một chương trình thuần túy phòng thủ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top