Chả bít post bài này vào mục nào hợp lý, nhưng vì thấy bức xúc quá nên nhờ mod post tạm vô đây để anh em có ý kiến về vụ này. Đành rằng cao tốc chất lượng cao cũng đỡ tốn thời gian tiền bạc cho người tham gia giao thông nhưng bóp cổ người ta trong thời kỳ kinh tế khó khăn này là không nên tý nào cả. Cá nhân em thấy mức phí 30k cho xe dưới 12 chỗ là hợp lý.
Sáng 30/6, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 50 km thông xe sau 6 năm xây dựng. Dự kiến, mức phí tối thiểu là 70.000 đồng, tối đa 280.000 đồng.
> Từ Hà Nội đi Ninh Bình sẽ chỉ mất một giờ
Tuyến cao tốc có điểm đầu tại nút giao Đại Xuyên (địa phận Hà Nội), điểm cuối là nút giao Cao Bồ (quốc lộ 10, nối Ninh Bình – Phát Diệm). Đường rộng 6 làn xe, các nút giao đều được thiết kế giao thông khác mức, có hệ thống an toàn giao thông, thông tin tín hiệu và trạm dịch vụ trên đường.
Cũng giống như đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, tuyến cao tốc này chỉ cho phép xe con, xe khách, xe tải, container hoạt động, cấm xe máy, xe thô sơ. Với vận tốc tối đa 100km/h, nay các phương tiện chỉ mất hơn 1 giờ để đi từ Hà Nội đến Ninh Bình, thay vì phải mất 2,5 giờ như trước đây.
Đoạn cao tốc mới thông xe sáng 30/6. Ảnh: ĐL.
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng đánh giá cao nỗ lực của chủ đầu tư, nhà thầu trong quá trình xây dựng tuyến đường và khẳng định đây là tuyến kết nối quan trọng trong khu vực đồng bằng Bắc bộ, nối thủ đô Hà Nội và đất Cố đô Ninh Bình, tạo tiền đề phát triển kinh tế, giao thương giữa các tỉnh.
Hiện, chủ đầu tư tuyến đường là Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam đã trình Bộ Tài chính mức phí sử dụng đường cao tốc đối với 5 loại phương tiện, trong đó thấp nhất là 70.000 đồng (xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn và xe buýt); cao nhất 280.000 đồng một lượt với xe tải trên 18 tấn, xe container.
nguồn VNexpress
Sáng 30/6, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 50 km thông xe sau 6 năm xây dựng. Dự kiến, mức phí tối thiểu là 70.000 đồng, tối đa 280.000 đồng.
> Từ Hà Nội đi Ninh Bình sẽ chỉ mất một giờ
Tuyến cao tốc có điểm đầu tại nút giao Đại Xuyên (địa phận Hà Nội), điểm cuối là nút giao Cao Bồ (quốc lộ 10, nối Ninh Bình – Phát Diệm). Đường rộng 6 làn xe, các nút giao đều được thiết kế giao thông khác mức, có hệ thống an toàn giao thông, thông tin tín hiệu và trạm dịch vụ trên đường.
Cũng giống như đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, tuyến cao tốc này chỉ cho phép xe con, xe khách, xe tải, container hoạt động, cấm xe máy, xe thô sơ. Với vận tốc tối đa 100km/h, nay các phương tiện chỉ mất hơn 1 giờ để đi từ Hà Nội đến Ninh Bình, thay vì phải mất 2,5 giờ như trước đây.
Đoạn cao tốc mới thông xe sáng 30/6. Ảnh: ĐL.
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng đánh giá cao nỗ lực của chủ đầu tư, nhà thầu trong quá trình xây dựng tuyến đường và khẳng định đây là tuyến kết nối quan trọng trong khu vực đồng bằng Bắc bộ, nối thủ đô Hà Nội và đất Cố đô Ninh Bình, tạo tiền đề phát triển kinh tế, giao thương giữa các tỉnh.
Hiện, chủ đầu tư tuyến đường là Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam đã trình Bộ Tài chính mức phí sử dụng đường cao tốc đối với 5 loại phương tiện, trong đó thấp nhất là 70.000 đồng (xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn và xe buýt); cao nhất 280.000 đồng một lượt với xe tải trên 18 tấn, xe container.
nguồn VNexpress
Chỉnh sửa cuối: