Nói về các môn phái võ thì nói cả ngày, cũng như nói về các hãng xe ấy, ông nào đi xe nào thì nói về xe (hãng xe) của mình tốt, cụ nào học môn phái nào thì ca ngợi môn phái mình học. Điều này là đúng theo logic thôi.
Theo em, tất cả các môn phái đều có điểm mạnh và yếu. Cái này lại đương nhiên đúng rồi, ko thì sao tất cả các môn phái đều tồn tại và phát triển qua thời gian như vậy. Vấn đề là người học, cảm nhận và học sâu đến đâu, đến mức độ (đẳng nào). Em hay xem UFC, rất thích xem thể loại này và các trận boxing. Các trận UFC, nếu bảo lao vào vật, bẻ, xiết cổ, ăn được đối thủ ngay thì chưa chắc. Có những trận 1 người vừa dứ đòn trên rồi thụp người xuống định ôm chân, hông đối thủ để quật, thì đã bị ăn 1 gối, hoặc 1 đòn móc gần bị nốc ao, đại loại thế. Nhưng có những trận, có những người đấm rất hay, nhưng sơ hở chỉ 1 đòn quật và xiết cổ, bẻ chân của đối thủ là thua, hoặc có những trận 1 người gần thua rồi, nhưng trong 1 chiêu đổi đòn thì 1 cú hạ người rồi tung cú đấm thẳng cũng đủ hạ đối thủ đang trong thế thượng phong.
Em chỉ nhớ có ông thầy dặn đi dặn lại là: nguyên tắc chạm đòn là ra đòn (có lẽ nếu được như thế là gần đến vô chiêu chăng). Và đã ai từng học trong các lò, sẽ thấy khi vờn nhau trong lò và thi đấu trên võ đài tự do sẽ khác nhau rất nhiều. Đấu đài thì đòn thế giản lược để tránh mất sức và nâng cao tối đa hiệu quả.
Vậy nên, đối với những bậc cao thủ (đối với e, những người tham gia thi đấu võ đài tự do như UFC, MMA, boxing là cao thủ) thì chỉ sơ xẩy trong 1 tích tắc, chưa kịp chớp mắt là đo ván. Còn học võ để khỏe người như chúng ta thì chẳng nên phán nhiều thế nọ thế chai. Em thấy, đã thì đấu võ đài tự do, tương đối nổi tiếng trên thế giới như vậy thì chẳng phải chuyện đơn giản.