Em gõ đây hầu cụ luôn.
Võ công/võ thuật/võ kĩ Trung Hoa là có. Và cao thủ cũng là có thật, đã có tồn tại thật.
Đại đa số võ thuật được sinh ra từ chiến tranh. Nên khả năng hiệu quả là có, sức uy hiếp là có. Kể cả các môn phái cổ truyền xuất phát từ việc mô phỏng tư thế chiến đấu của loài vật. Như các môn thuộc ngũ hình hoặc nhiều hình khác : Hổ hình ( hổ quyền ), Xà hình ( xà quyền ) , Long hình ( long quyền ), Báo hình ( báo quyền ) và Hạc hình ( hạc quyền )..., Hầu quyền, kê quyền.. vân vân và mây mây.
Thời vũ khí lạnh, dùng thực lực để giao chiến hoặc lăn lộn kiếm sống. Phải sử dụng nắm đấm. Hiển nhiên phải có cao thủ. Ngay cả các hạng mục thi võ tiến sĩ ở VN cũng có mô tả việc nâng, cử tạ. Nên võ nghệ đi song hành với sức mạnh, ko phải là múa may mấy đường xong vuốt râu ra dáng cao nhân kiểu mấy bố bị Từ Hiểu Đông đấm vêu mồm mấy năm nay
Một vài nhận xét cá nhân : võ phái Trung quốc mang tính chất truyền trong phái ( nội môn đệ tử ) hoặc truyền ra ngoài ( có các tục gia đệ tử , đây là nói đến các phái như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi... còn với các phái khác thì được gọi bằng cái tên : đệ tử ngoại môn ). Cao thủ là có đấy nhưng những người giỏi thật sự, đa số thuộc về nội môn. Và việc giỏi ở đây có lẽ nên hiểu là tinh luyện võ nghệ môn phái. kiến thức phong phú. Chưa phải là đúng cái nghĩa là 1 cỗ máy chiến đấu. Có lẽ như Taolu và Sanshou đều là thuộc Wushu nhưng đã khác nhau về bản chất. Cao thủ Taolu giỏi kỹ thuật, xuất chiêu đẹp như phim, bay múa như Triển Chiêu nhưng ko pải chiến binh như bên Sanshou. Sanshou đánh ko đẹp ( kỹ thuật ko bằng ) nhưng đánh nặng tay, vêu mồm.
( Ở đây còn chưa nói đến việc nhiều ý kiến bàn cãi nguồn gốc thực sự của hệ phái Sanshou trong Wushu vốn được bắt nguồn từ.... Nga
)
Bàn về sự đi xuống võ thuật, tinh hoa cổ truyền nói chung của Trung Hoa :
- Thời nhà Thanh, đa số cao thủ, võ sĩ bị truy lùng, cấm luyện võ. Chùa Thiếu Lâm cũng bị mồi lửa thiêu rụi. Võ học bí kíp thất lạc ( tạm đem phái Thiếu Lâm ra làm đại diện thay cho các phái Võ Đang, Nga Mi.... )
- Cuối nhà Thanh, thời mạt, vô số cao thủ tham gia Nghĩa Hòa Đoàn đều ngã xuống trước họng súng tây dương. Vũ khí nóng lên ngôi, người luyện võ giảm sút. Tinh anh võ lâm khủng hoảng
- Dân quốc, số cao thủ còn lại cũng tiếp tục ngã xuống trước họng súng Nhật . Cũng là thời kì hưng thịnh gần như cuối cùng của võ lâm Trung quốc khi hình thành các Tổng cục, tổng hội Võ thuật ( kiểu như Tinh võ môn
)
Và sau mốc 1950 như bài cụ nói. Việc cấm võ ( như Việt nam hạn chế thời 1990 ) đã khiến tinh anh võ lâm Trung quốc sa sút. Lớp người cũ già nua, mỏi mòn như lá vàng. Lớp người mới chưa tiếp thu được tinh hoa. Mà đặc thù võ cổ truyền Trung Hoa lại nặng về khổ luyện chân đế, bài bản ít nhất 5 năm đến 10 năm. Trong bối cảnh kì thị và hạn chế, ăn ko đủ ăn ko thể tập võ. Rồi chỉ sau hơn 10 năm lại là cuộc Đại cách mạng lớn, cao thủ hay võ sĩ gì cũng đều đi cày ruộng, học tập cách mạng hết
Nhược điểm cố hữu của giới võ Trung Hoa : bảo thủ, nặng về gia truyền hoặc bí truyền. Giờ đã biến thành con dao 2 lưỡi. Cộng với cả việc giấu dốt, làm thương mại. Đã tạo nên hình ảnh các tông sư võ lâm ngày nay. Lên võ đài bị Từ Hiểu Đông đấm vêu mồm