Sau vụ Vờ sờ kun sôi sục, các cụ còn si mê dự án này không?
Đi qua vẫn thấy im lìm, số phận thế nào nhỉ?
http://nguoidothi.net.vn/nha-cao-tang-co-may-hai-ra-tien-hay-hiem-hoa-5488.html
PGS-TS-KTS Nguyễn Hồng Thục:
Đặc biệt khi xen cấy các khu chung cư cao tầng có quy mô “khổng lồ” vào cơ thể vốn đã cũ của trung tâm đô thị ở Hà Nội như khu vực Ngã Tư Sở, Triển lãm Giảng Võ, Minh Khai, trục Liễu Giai - Hồ Tây; ở Sài Gòn như khu vực Tân Cảng (Bình Thạnh), Tôn Đức Thắng (quận 1)... Thực chất những dự án này bám vào địa thế đắc lợi trung tâm hoặc bờ sông để bán nhà giá cao ngất, đưa thêm hàng chục ngàn người vào sinh sống nhưng không phải chi phí cho hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (cần vốn đầu tư cao gấp nhiều lần xây nhà).
Đi khắp thế giới cũng khó tìm ra các bức tường rào đô thị như Ciputra, Royal, chưa nói đến sự đứt gãy không gian vốn hài hòa của thành phố cũ, “bỗng nhiên” có những “điểm nhấn đô thị” hãi hùng như chung cư 50 tầng tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ, hay bức tường thành đậm đặc tới 60 - 70 tầng “rào” mặt sông trung tâm Sài Gòn. Không những phá vỡ quy hoạch được duyệt, chúng còn phá tan cấu trúc đô thị lịch sử truyền thống của Việt Nam vốn quen nương tựa vào tự nhiên, sông nước, kênh rạch (như trường hợp quy hoạch trung tâm bảo tồn và cảnh quan bờ sông Ba Son do Nikken Sekkei làm mất cả đống tiền phải nhường chỗ cho rừng nhà ở cao 60, 70 tầng). Luật Thủ đô và các quy định chỉ cho xây cao 55m từ vành đai hai đến vành đai một để đảm bảo mật độ cư trú và làm việc bốn quận nội đô lịch sử, nhưng qua vài đời lãnh đạo cấp phép xây khu ở cao tới 50 tầng (170 mét) tại 11 ha của Giảng Võ. Không có gì xóa nhanh lịch sử bằng cách làm thô bạo này.