Cứ nói là dùng chính sách giá là thế nọ thế chai, nhưng thực tế hàng ngày thì các cụ vẫn thấy là từ tiểu thương đến ông lớn, vẫn lôi câu chuyện về giá cạnh tranh ra nói chuyện với khách hàng.
Như cụ là chuẩn, em 1 tháng rửa kĩ một lần 100k, vì em toàn đi một mình. Còn cứ bẩn vỏ thỉ em rửa vỏ ở hàng linh tinh 40k một lần.Em làm rửa ô tô giá rửa đã cao hơn xung quanh rồi. Chấp nhận ít khách hơn, nhưng làm kỹ và cẩn thận hơn, hậu mãi về dịch vụ và bán hàng tốt hơn. Tính ra thu nhập sẽ cao hơn trước mà đỡ vất vả.
Ngay từ khi làm nghề em đã xác định không cạnh tranh bằng giá mà cạnh tranh bằng chất lượng rồi, xác định đi đường dài phải lì đòn thôi.
Cụ chuẩn.Mặt hàng nào không cạnh tranh được thì nhập về mà bán, mặt hàng nào nó có lợi thế so với nhập khẩu thì hãy sản xuất.
Thực tế là, nhiều mặt hàng nghe giá rẻ khách hàng không thèm quan tâm luônCứ nói là dùng chính sách giá là thế nọ thế chai, nhưng thực tế hàng ngày thì các cụ vẫn thấy là từ tiểu thương đến ông lớn, vẫn lôi câu chuyện về giá cạnh tranh ra nói chuyện với khách hàng.
Phải làm rất bài bản lâu dài mới trụ được, còn về ngắn hạn không bao giờ địch được với Trung Quốc về giá ..Nhân chuyện nói về khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty thương mại nhỏ với hàng xóm Trung Quốc, em thấy nhiều cụ than thở. Các cty Trung Quốc đưa ra giá cực kỳ thấp, và dẫn đến các đơn vị sản xuất kinh doanh của Việt Nam bị bào mòn lợi nhuận và đi vào suy thoái
Vậy chúng ta, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 50 lao động) sẽ đi theo con đường nào để có ngày mai tươi sáng hơn???
Nếu cụ hướng tới người tiêu dùng thì với cùng 1 loại hàng, cơ bản là không có cửa cạnh tranh về giá với TQ - chỉ có tập trung vào khác biệt của sản phẩm, chất lượng, hậu mãi..... Hoặc chuyển sang công đoạn lắp ráp và thương mại từ những phụ kiện mua của ....TQNhân chuyện nói về khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty thương mại nhỏ với hàng xóm Trung Quốc, em thấy nhiều cụ than thở. Các cty Trung Quốc đưa ra giá cực kỳ thấp, và dẫn đến các đơn vị sản xuất kinh doanh của Việt Nam bị bào mòn lợi nhuận và đi vào suy thoái
Vậy chúng ta, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 50 lao động) sẽ đi theo con đường nào để có ngày mai tươi sáng hơn???
Chiến lược cạnh tranh nó phải đi kèm với mô hình kinh doanh và năng lực tài chính. Mô hình B2B (business to business) thì không nên cạnh tranh về giá, đặc biệt cạnh tranh về giá với mấy anh China thì chết (vì thị phần nó lớn, chi phí sản xuất/sản phẩm thấp). Nếu nhắm sản phẩm của mình không có đặc biệt gì, dịch vụ đi kèm cũng không khác gì mấy anh China thì tránh luôn mặt hàng đấy ra, hoặc nếu có bán thì cạnh tranh bằng chính sách bán hàng như cho nợ lâu hơn (nhưng sẽ gây áp lực đến dòng tiền). Cải thiện chất lượng dịch vụ vẫn là lợi thế cạnh tranh tốt nhất.Theo em nghĩ thì sản phẩm đầu vào cho ngành khác, nguyên liệu thô mới gặp phải cạnh tranh về giá nhiều, chứ sản phầm mà cần cuối rồi thì cơ bản ăn nhau ở chất lượng dịch vụ. DN vừa và nhỏ thì em nghĩ cách duy nhất để tìm ra con đường là liên tục tìm kiếm những sản phẩm mới, các sản phẩm vệ tinh, kết hợp với sản phẩm cốt lõi để tạo ra giá trị cộng hưởng, hoặc là định hướng sản phẩm của mình liên kết với một sp nào khác, cty nào khác để tạo ra giá trị đột phá với mong muốn rằng sẽ chiếm một phần nào đó hoặc tăng phần của mình trong giỏ chi tiêu của khách hàng. Những thằng đẳng cấp hơn nó luôn biết định hướng sản phẩm của nó để cho khách hàng chi nhiều hơn. Còn sản phẩm của bác mà không phải hàng hóa đồng biến với thu nhập của người tiêu dùng, hay nói cách khác là sản phẩm thiết yếu thì sẽ rất khó cạnh tranh với những thằng lớn đã xây dựng thương hiệu và khẳng định chất lượng từ sớm (vd: kem đánh răng, mỳ chính.....). Cạnh tranh về giá không bao giờ là ưu tiên của các ông chủ vì nó cực kỳ rủi ro về dòng tiền (ngoại trừ mấy thằng cực lớn vì nó có nhiều cái lợi thế hơn mình như chi phí vốn vay, thị phần của nó, giá vốn....
Giờ chạy add nếu không phải hàng tiêu dùng nhanh thì khác nào đốt tiềnCó những ngành
Chiến lược cạnh tranh nó phải đi kèm với mô hình kinh doanh và năng lực tài chính. Mô hình B2B (business to business) thì không nên cạnh tranh về giá, đặc biệt cạnh tranh về giá với mấy anh China thì chết (vì thị phần nó lớn, chi phí sản xuất/sản phẩm thấp). Nếu nhắm sản phẩm của mình không có đặc biệt gì, dịch vụ đi kèm cũng không khác gì mấy anh China thì tránh luôn mặt hàng đấy ra, hoặc nếu có bán thì cạnh tranh bằng chính sách bán hàng như cho nợ lâu hơn (nhưng sẽ gây áp lực đến dòng tiền). Cải thiện chất lượng dịch vụ vẫn là lợi thế cạnh tranh tốt nhất.
Còn mô hình B2C thì sao? Giờ có nhiều mặt hàng tiêu dùng - gia dụng mua ở đâu cũng vậy, không khác biệt nhiều về chất lượng dịch vụ/hậu mãi/chăm sóc khách hàng. Vậy thì người tiêu dùng cuối cùng cứ chọn chỗ bán rẻ nhất mà mua thôi, do đó không thể cạnh tranh với mấy doanh nghiệp lớn về giá cả nếu bán các mặt hàng phổ thông. Còn nếu muốn bán B2C tốt thì cần đi vào thị trường ngách, phục vụ một nhóm khách hàng cụ thể, riêng biệt, nhưng vẫn mất công educate khách hàng và truyền thông sản phẩm trong thời gian đầu. Cụ nào ít tiền thì cứ phải chọn phương án đi chậm nhưng chắc. Chứ nhiều ông kinh doanh thị trường ngách mà bỏ trăm triệu đến tiền tỷ ra để chạy ads trên google và facebook thì cũng như muối bỏ biển mà thôi.
Có mấy cọng rau, ngày nào cũng lèm bèm rau thuốc chết người, mà phi ra chợ là phần lớn chỉ tay vào rau sạch sâu giá bằng 1/3 rau sạch thuốc ! Chất lượng phải theo túi tiền người mua mới đúng !Cứ nói là dùng chính sách giá là thế nọ thế chai, nhưng thực tế hàng ngày thì các cụ vẫn thấy là từ tiểu thương đến ông lớn, vẫn lôi câu chuyện về giá cạnh tranh ra nói chuyện với khách hàng.
Cháu vẫn thắc mắc vụ này, chúng nó có ý đồ gì mà tiền ship 1 món hàng 2 kg từ Shenzhen về Hn có 15 k và chỉ vài ngày ? Trước cháu nghĩ chúng nó om hàng ở kho ở HN rồi ship luôn khi có đơn, nhưng không phải, vì tracking thấy có qua hải quan.Dịch vụ thì lại là điểm yếu của dn V, đặt hàng qua Lazada TQ đã rẻ bằng 1/3 lại còn nhanh, phí vận chuyển đúng bằng nội địa Việt Nam. Nhìn gói hàng TQ đóng thấy hàng hoá đc đóng gói cẩn thận, dn Việt toàn thấy dùng thùng carton tái sử dụng. Vận chuyển từ TQ về VN thế quái nào nhanh hơn từ HCN - HN, hoặc lâu hơn nội thành HN tầm 2 ngày.
Cụ nói về hàng tiêu dùng rất chuẩnB2C hay B2B thì vẫn có cạnh tranh về giá và cả chất lượng. Em ví dụ cạnh tranh giá B2B cho cụ là nguyên liệu sản xuất coca pepsi thì những thằng suppliers (nhà cung cấp nguyên liệu cho bọn coca pepsi) cũng cạnh tranh về giá với nhau nhiều, chất lượng sản phẩm có nó chỉ tới mức nhất định vì nó là nguyên liệu thô. Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ B2B thì chả đâu xa như mấy công ty xây dựng, cùng vật liệu cùng thiết kế, cùng đội ngũ công nhân đó nhưng năng lực của nhà thầu phụ rất khác biệt. Tổng thầu nó sẵn sàng trả hơn 500 đồng-1000 đồng/1kg lắp dựng cho mấy đội thợ làm tốt. Càng làm tốt về sau càng dễ kiếm việc, đôi khi như nước chảy chỗ trũng.
Còn về hàng tiêu dùng - gia dụng, cụ nên phân biệt ra thành 3 loại hàng: normal goods, inferior goods và veblen goods. Cơ bản nó sẽ liên quan tới hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế, em xin phép chỉ nói tới hiệu ứng thu nhập. Thị trường có nhiều mặt hàng, có những mặt hàng mà thu nhập tăng nhưng mức tiêu thụ cũng chỉ đến vậy (không tăng không giảm như cầu) vd như gạo, mì chính, pin...(thiết yếu). Cái này phụ thuộc vào thói quen của người mua và thương hiệu một khi đã quen rồi thì khó mà mua loại khác được, hoặc cty khác muốn cạnh tranh spham này thì cũng khoai đấy. Loại này thì cần gì dịch vụ hậu đãi tốt đâu, chỉ cần là sp tốt chất lượng là người tiêu dùng ok. Thậm chí phải tính tới cả độ phản hồi sản phẩm và độ bao phủ để khách hàng có thể mua dễ nhất tiện nhất. Ví dụ điển hình như cửa hàng tiện lợi, bán mấy đồ thiết yếu, chai nước nhiều khi đắt đấy nhưng cứ ra đầu ngõ là có, cũng chả phải ra siêu thị hay chợ như hồi xưa. Chứ không phải như cụ nói là hàng tiêu dùng mà người mua cứ chọn chỗ rẻ và phải hậu đãi tốt đâu. Ở mỹ có bọn seven eleven rất thành công nhờ cái cửa hàng all in one đấy, lúc nó mở ra thành chuỗi thương hiệu thì mấy ông bán đồ ăn sáng nhanh, nước, thuốc lá ở groceries store (cửa hàng bách hóa) cũng giảm doanh thu hết,,nó bán cả cafe cạnh tranh với starbuck luôn, mà cafe của nó ko ngon bằng starbucks. Nhưng nó hiểu được tâm lý khách hàng khi mua đồ ăn sáng thường thì mua luôn cafe nên nói gì thì nói starbucks cũng bị ảnh hưởng doanh thu 1 phần. Đó mà lý do em nói tới cái mà "chiếm giỏ chi tiêu khách hàng" .
Em lại dị ứng Phacma, họ "công nghiệp" hơi quá, mua thuốc luôn bị tư vấn về loại thuốc Phac OEM mà em lại cần mua đúng loại, phục vụ nhanh, ai hơi đâu nghe tư vấn dài dòng trong khi đã có đơn bác sĩ, hoặc cố tình nói sai vd em mua lọ vitamin trẻ em cần loại có ống hút nhỏ vào miệng bé, đưa cả ảnh cho nv bán hàng xem, khẳng định giống hệt (em nhắc lại là cái ống hút bóp làm nắp)....cuối cùng về mở ra là loại dốc lọ thuốc từng giọt. Nên Phac là lựa chọn cuối cùng của em khi quanh nhà có mấy hiệu thuốc.Cạnh tranh về giá em thấy là chiến lược không bền, và nó chỉ nằm trong số các chiến lược kinh doanh, vận dụng giá như nào em nghĩ phụ thuộc vào từng giai đoạn.
Giai đoạn đầu: Giá cả và sự tiện lợi khi sử dụng dịch vụ ( gần, tiện, dễ đổi trả…) có thể tạo nên sức hút để kéo khách hàng mới.
Giai đoạn sau: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, khả năng tương tác khách hàng sẽ quyết đinh tệp khách “ruột”.
Bên các ngành khác thì e ko sâu, trong ngành y dược thì có bài học trước mắt là chuỗi của Long Châu hay Pharma. Họ có lợi thế quá lớn về mặt “ giá thuốc” cộng với chăm sóc KH, bán hàng rất bài bản, nên các quầy thuốc nhỏ lẻ chết rất nhiều.
E nghĩ nên cạnh tranh về chất lượng, hậu mãi nhưng cái đó cũng ko phải thế mạnh các cụ nhà mình đâu.Nhân chuyện nói về khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty thương mại nhỏ với hàng xóm Trung Quốc, em thấy nhiều cụ than thở. Các cty Trung Quốc đưa ra giá cực kỳ thấp, và dẫn đến các đơn vị sản xuất kinh doanh của Việt Nam bị bào mòn lợi nhuận và đi vào suy thoái
Vậy chúng ta, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 50 lao động) sẽ đi theo con đường nào để có ngày mai tươi sáng hơn???
Bó tay, có đơn của bác sĩ mà cứ láiEm lại dị ứng Phacma, họ "công nghiệp" hơi quá, mua thuốc luôn bị tư vấn về loại thuốc Phac OEM mà em lại cần mua đúng loại, phục vụ nhanh, ai hơi đâu nghe tư vấn dài dòng trong khi đã có đơn bác sĩ, hoặc cố tình nói sai vd em mua lọ vitamin trẻ em cần loại có ống hút nhỏ vào miệng bé, đưa cả ảnh cho nv bán hàng xem, khẳng định giống hệt (em nhắc lại là cái ống hút bóp làm nắp)....cuối cùng về mở ra là loại dốc lọ thuốc từng giọt. Nên Phac là lựa chọn cuối cùng của em khi quanh nhà có mấy hiệu thuốc.
Chắc cụ gõ nhầm, B2B chứ cụ, hiểu sâu xa thì chất lượng sản phẩm là tổng hợp chất lượng từ ngvl, kho, sản xuất, giao vận...nên khi đã có đc chất lượng thì giá có thể giảm do loại bỏ lãng phí, hàng lỗi, giao hàng nhầm... Nên tổng quát chất lượng là cả 1 quá trình sx, kd, dn lquanr lý đc " chất lượng" thì chắc chắn có lợi thế về giá.Cụ nói về hàng tiêu dùng rất chuẩn
Em thì đang bán b2c, customer là các nhà máy, thấy vật tư phục vụ sản xuất (không phải nguyên liệu đầu vào), chất lượng mới là quyết định, vì nó đảm bảo quá trình sản xuất thông suốt ổn định
Thực ra em hiểu là có thể dược tính, tác dụng giống nhau... Nhưng mình đã muốn mua đúng loại để đảm bảo khỏi bệnh ko lăn tăn, nv bán hàng thì lại muốn lái về sp họ thu được lợi nhuận cao hơn, nên kéo dài thời gian chèo kéo.Bó tay, có đơn của bác sĩ mà cứ lái