- Biển số
- OF-307638
- Ngày cấp bằng
- 13/2/14
- Số km
- 460
- Động cơ
- 304,872 Mã lực
Chúng ta có một "rừng luật", nhưng sao người thực thi pháp luật lại xử lý theo "luật rừng"?!!!
Chú ý biển báo khi lái xe là hết sức quan trọng! Cam hành trình đặc biệt quan trọng trong những tình huống thế này!
Cảnh sát giao thông dùng luật "rừng", giữ xe người dân 6 ngày không lý do
HẢI NINH
12:04 12/06/17
(GDVN) - Không tìm ra lỗi để xử phạt lái xe nhưng Đội Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình (Hà Giang) tiếp tục giữ 8 chiếc xe của người dân đến 6 ngày…
Lái xe sẽ khởi kiện Cảnh sát giao thông
Đã 6 ngày trôi qua, kể từ ngày 07/6 đến nay (12/6/2017), nhưng 8 chiếc xe của người dân vẫn bị Đội Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang giữ.
Điều gây bức xúc cho người dân là, trong 6 ngày trôi qua, lực lượng Cảnh sát giao thông không tìm ra bất cứ lỗi vi phạm nào của 8 chiếc xe kể trên.
6 ngày trôi qua, các lái xe vẫn phải “ăn chực nằm chờ”, thiệt hại kinh tế không hề nhỏ, nhưng lực lượng Cảnh sát giao thông không đưa ra bất cứ bằng chứng, quy định pháp luật nào để giam giữ xe của người dân.
Cảnh sát giao thông Quang Bình chặn xe, lập biên bản xử phạt về hành vi qua "cầu yếu", một ngày sau mới có người ra cắm biển báo.
Các lái xe cho biết, họ đang chuẩn bị thủ tục để tố cáo sự sách nhiễu, coi thường pháp luật, vòi vĩnh của lực lượng Cảnh sát giao thông Quang Bình. Đồng thời, các lái xe cũng sẽ khởi kiện ra Tòa để yêu cầu lực lượng Cảnh sát giao thông phải bồi thường thiệt hại về kinh tế, danh dự cho các lái xe.
Trước đó, như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, ngày 07/6/2017, khi 8 chiếc xe tải chở hàng lưu thông trên Quốc lộ 279 khi qua địa bàn huyện Quang Bình (Hà Giang) thì bị lực lượng Cảnh sát giao thông dừng lại để kiểm tra giấy tờ.
Sau khi tài xế xuất trình giấy tờ đầy đủ, tổ công tác này tiếp tục kiểm tra hàng hóa và yêu cầu các tài xế phải cung cấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa nhưng do tài xế để quên hợp đồng vận chuyển hàng hóa, tổ công tác đã tạm giữ 8 chiếc xe chở quặng trên.
Sáng ngày 08/06, các tài xế bổ sung hợp đồng vận chuyển hàng hóa cho Đội Công an kinh tế huyện Quang Bình kiểm tra. Sau khi kiểm tra, Công an kinh tế huyện đã trả lại các giấy tờ liên quan và đồng ý cho các lái xe tiếp tục lưu thông.
Không tìm ra lỗi để phạt, Đội Cảnh sát giao thông lại lấy lý do xe quá khổ, quá tải. Rồi họ tiến hành cân trọng tải và đo chiều cao xe nhưng các xe trên vẫn tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Đáng lẽ Cảnh sát giao thông phải dừng ngay việc cản trở các phương tiện lưu thông trên đường nhưng không hiểu vì lý do gì, lực này tiếp tục “hành” các lái xe.
Để tiếp tục “kiếm cớ” giữ các xe, lực lượng Cảnh sát giao thông lại đưa ra lý do 8 chiếc xe tải chở quặng đi qua cầu yếu (cách địa điểm kiểm tra 17 kilomet). Trước sự việc trên, các tài xế vô cùng bất bình, bức xúc vì tại thời điểm đoàn xe lưu thông qua cầu không có biển thông báo về tải trọng nên họ vẫn di chuyển qua cầu.
Điều ngạc nhiên là chỉ sau 1 ngày tạm giữ các xe, không hiểu lực lượng nào đã cho người ra cắm biển thông báo "cầu yếu" dưới 10 tấn để lấy cớ “xử ép” 8 xe tải trên.
Các lái xe tất nhiên họ sẽ không đồng ý với lý do này, bởi người tham gia giao thông chỉ tuân thủ các quy định pháp luật và biển báo của cơ quan chức năng. Không cắm biển cầu yếu nhưng vẫn xử phạt là điều không thể chấp nhận được.
Đội trưởng cãi lý cùn, đổ tội cho Sở Giao thông, xúc phạm lái xe
Là những người thực thi pháp luật, tuyên truyền pháp luật nhưng chính ông Đoàn Trọng Kế, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình lại sử dụng lý cùn, luật rừng để “cãi lý” với các lái xe.
Không những sử dụng lý cùn, ông Kế còn đổ hết tội trạng cho lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Giang. Ông Kế cho rằng, ông chỉ biết phạt là phạt, còn việc không cắm biển báo hạn chế tải trọng là do Sở Giao thông vận tải.
Đội cảnh sát giao thông huyện Quang Bình ra quân tuần tra kiểm tra tình hình vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn huyện. Ảnh Quangbinh.hagiang.gov.vn
Ông Kế còn hướng dẫn các lái xe cứ làm đơn tố cáo Sở Giao thông vận tải để đòi quyền lợi.
Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình nói với lái xe: “Chủ tịch tỉnh nói là Sở Giao thông đã có công báo từ 2015. Ông cứ làm đơn kiến nghị lên Sở Giao thông, đề nghị làm rõ tại sao hôm đó không có biển báo. Khi có văn bản từ Sở Giao thông sang thì tôi mới cho xe đi được. Nếu không có văn bản có nghĩa là không thể đi được…”.
Không chỉ đổ trách nhiệm cho Sở Giao thông, Cảnh sát giao thông Quang Bình có lời lẽ xúc phạm các lái xe: “Tao đang cứu mày, mày ngu lắm! Ông đi qua địa bàn tôi là lúc đó có biển, ông biết chưa? Chỉ mấy ngày nay là nó sửa đổi biển thôi. Ông ngu thế!
Ông không hiểu gì cả! Không may là rơi vào số phận của ông, để làm rõ việc này ông “ốm” luôn, chuẩn bị ăn 180 triệu đến nơi rồi. Tôi cũng đã báo cáo Chủ tịch huyện và Chủ tịch tỉnh, hai ông ấy đều đồng ý để tôi phạt ông, nhưng tôi đang cứu các ông, ông hiểu chưa?.
Tôi làm báo cáo cho Chủ tịch tỉnh rồi, ông ấy yêu cầu xử phạt, nếu không chấp hành thì bị giữ xe”.
6 ngày trôi qua, 8 chiếc xe của người dân vẫn bị Đội Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình giam giữ mà không đưa ra được căn cứ xử phạt.
Không đưa ra được căn cứ xử phạt, Cảnh sát giao thông còn định “lừa” các lái xe khi nói: “Chú để giấy tờ đây anh giữ, rồi cầm biên bản đi, chở hàng về kho. Sau đó kiến nghị lên Sở Giao thông tại sao không có cái biển báo...”.
Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông còn đe dọa đưa vụ việc sang bên Cơ quan điều tra để họ xử lý các lái xe. “Ông cứ như thế này thì chúng tôi sẽ cho đình chỉ vụ việc và báo cáo Giám đốc Công an tỉnh để cho cơ quan điều tra người ta vào cuộc. Công an mình không bao giờ làm sai, và cơ quan điều tra sẽ phải mở cuộc điều tra làm rõ việc này… Sếp mà “phật ý” để cho Cơ quan điều tra người ta xuống làm từ A đến Z thì các ông đi đâu?”, ông Đoàn Trọng Kế hùng hồn cho biết.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội: “Việc đặt biển báo thuộc trách nhiệm, quyền hạn của bên cơ quan quản lý giao thông, còn Cảnh sát giao thông chỉ là người hướng dẫn, tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm giao thông trên đường.
Do đó, người điều khiển phương tiện giao thông chỉ tuân theo quy định, trong đó có việc chấp hành các biển báo. Nếu không có biển báo hạn chế tải trọng thì người tham gia giao thông vẫn được phép lưu thông bình thường trên tuyến đường".
Rõ ràng, giữ xe nhưng không đưa ra được bằng chứng vi phạm của một số Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình có dấu hiệu của hành vi nhũng nhiều, hạch sách, coi thường pháp luật cần phải được Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm minh.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã có văn bản báo cáo toàn bộ sự việc và đề nghị Bộ Công an, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các cơ quan có liên quan vào cuộc chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi của các Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình.
Theo Điều 14 Thông tư 01/2016, cảnh sát giao thông chỉ được dừng phương tiện trong 5 trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
- Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
- Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Ngoài ra, theo Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thì cảnh sát phải, mang theo giấy chứng nhận và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu (thẻ xanh).
Nếu dừng xe để kiểm tra hành chính nhất thiết phải có chuyên đề, hoặc mệnh lệnh, kế hoạch do trưởng Công an cấp huyện trở lên ký. Nếu xử lý lỗi vi phạm luật giao thông, cảnh sát giao thông phải chứng minh được lỗi vi phạm bằng hình ảnh.
Có 2 phương thức xử phạt vi phạm hành chính là xử phạt tại chỗ hoặc lập biên bản chờ quyết định xử phạt của cấp có thẩm quyền.
Việc xử phạt tại chỗ được áp dụng cho các lỗi có mức phạt dưới 250.000 đồng. Cảnh sát giao thông sẽ lập quyết định xử phạt hành chính theo mẫu. Trong các trường hợp khác, cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản và lái xe sẽ chờ quyết định phạt gửi về nhà trong 7 ngày và bạn phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.
Hải Ninh
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Canh-sat-giao-thong-dung-luat-rung-giu-xe-nguoi-dan-6-ngay-khong-ly-do-post177316.gd
Chú ý biển báo khi lái xe là hết sức quan trọng! Cam hành trình đặc biệt quan trọng trong những tình huống thế này!
Cảnh sát giao thông dùng luật "rừng", giữ xe người dân 6 ngày không lý do
HẢI NINH
12:04 12/06/17
(GDVN) - Không tìm ra lỗi để xử phạt lái xe nhưng Đội Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình (Hà Giang) tiếp tục giữ 8 chiếc xe của người dân đến 6 ngày…
Lái xe sẽ khởi kiện Cảnh sát giao thông
Đã 6 ngày trôi qua, kể từ ngày 07/6 đến nay (12/6/2017), nhưng 8 chiếc xe của người dân vẫn bị Đội Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang giữ.
Điều gây bức xúc cho người dân là, trong 6 ngày trôi qua, lực lượng Cảnh sát giao thông không tìm ra bất cứ lỗi vi phạm nào của 8 chiếc xe kể trên.
6 ngày trôi qua, các lái xe vẫn phải “ăn chực nằm chờ”, thiệt hại kinh tế không hề nhỏ, nhưng lực lượng Cảnh sát giao thông không đưa ra bất cứ bằng chứng, quy định pháp luật nào để giam giữ xe của người dân.
Cảnh sát giao thông Quang Bình chặn xe, lập biên bản xử phạt về hành vi qua "cầu yếu", một ngày sau mới có người ra cắm biển báo.
Các lái xe cho biết, họ đang chuẩn bị thủ tục để tố cáo sự sách nhiễu, coi thường pháp luật, vòi vĩnh của lực lượng Cảnh sát giao thông Quang Bình. Đồng thời, các lái xe cũng sẽ khởi kiện ra Tòa để yêu cầu lực lượng Cảnh sát giao thông phải bồi thường thiệt hại về kinh tế, danh dự cho các lái xe.
Trước đó, như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, ngày 07/6/2017, khi 8 chiếc xe tải chở hàng lưu thông trên Quốc lộ 279 khi qua địa bàn huyện Quang Bình (Hà Giang) thì bị lực lượng Cảnh sát giao thông dừng lại để kiểm tra giấy tờ.
Sau khi tài xế xuất trình giấy tờ đầy đủ, tổ công tác này tiếp tục kiểm tra hàng hóa và yêu cầu các tài xế phải cung cấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa nhưng do tài xế để quên hợp đồng vận chuyển hàng hóa, tổ công tác đã tạm giữ 8 chiếc xe chở quặng trên.
Sáng ngày 08/06, các tài xế bổ sung hợp đồng vận chuyển hàng hóa cho Đội Công an kinh tế huyện Quang Bình kiểm tra. Sau khi kiểm tra, Công an kinh tế huyện đã trả lại các giấy tờ liên quan và đồng ý cho các lái xe tiếp tục lưu thông.
Không tìm ra lỗi để phạt, Đội Cảnh sát giao thông lại lấy lý do xe quá khổ, quá tải. Rồi họ tiến hành cân trọng tải và đo chiều cao xe nhưng các xe trên vẫn tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Đáng lẽ Cảnh sát giao thông phải dừng ngay việc cản trở các phương tiện lưu thông trên đường nhưng không hiểu vì lý do gì, lực này tiếp tục “hành” các lái xe.
Để tiếp tục “kiếm cớ” giữ các xe, lực lượng Cảnh sát giao thông lại đưa ra lý do 8 chiếc xe tải chở quặng đi qua cầu yếu (cách địa điểm kiểm tra 17 kilomet). Trước sự việc trên, các tài xế vô cùng bất bình, bức xúc vì tại thời điểm đoàn xe lưu thông qua cầu không có biển thông báo về tải trọng nên họ vẫn di chuyển qua cầu.
Điều ngạc nhiên là chỉ sau 1 ngày tạm giữ các xe, không hiểu lực lượng nào đã cho người ra cắm biển thông báo "cầu yếu" dưới 10 tấn để lấy cớ “xử ép” 8 xe tải trên.
Các lái xe tất nhiên họ sẽ không đồng ý với lý do này, bởi người tham gia giao thông chỉ tuân thủ các quy định pháp luật và biển báo của cơ quan chức năng. Không cắm biển cầu yếu nhưng vẫn xử phạt là điều không thể chấp nhận được.
Đội trưởng cãi lý cùn, đổ tội cho Sở Giao thông, xúc phạm lái xe
Là những người thực thi pháp luật, tuyên truyền pháp luật nhưng chính ông Đoàn Trọng Kế, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình lại sử dụng lý cùn, luật rừng để “cãi lý” với các lái xe.
Không những sử dụng lý cùn, ông Kế còn đổ hết tội trạng cho lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Giang. Ông Kế cho rằng, ông chỉ biết phạt là phạt, còn việc không cắm biển báo hạn chế tải trọng là do Sở Giao thông vận tải.
Đội cảnh sát giao thông huyện Quang Bình ra quân tuần tra kiểm tra tình hình vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn huyện. Ảnh Quangbinh.hagiang.gov.vn
Ông Kế còn hướng dẫn các lái xe cứ làm đơn tố cáo Sở Giao thông vận tải để đòi quyền lợi.
Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình nói với lái xe: “Chủ tịch tỉnh nói là Sở Giao thông đã có công báo từ 2015. Ông cứ làm đơn kiến nghị lên Sở Giao thông, đề nghị làm rõ tại sao hôm đó không có biển báo. Khi có văn bản từ Sở Giao thông sang thì tôi mới cho xe đi được. Nếu không có văn bản có nghĩa là không thể đi được…”.
Không chỉ đổ trách nhiệm cho Sở Giao thông, Cảnh sát giao thông Quang Bình có lời lẽ xúc phạm các lái xe: “Tao đang cứu mày, mày ngu lắm! Ông đi qua địa bàn tôi là lúc đó có biển, ông biết chưa? Chỉ mấy ngày nay là nó sửa đổi biển thôi. Ông ngu thế!
Ông không hiểu gì cả! Không may là rơi vào số phận của ông, để làm rõ việc này ông “ốm” luôn, chuẩn bị ăn 180 triệu đến nơi rồi. Tôi cũng đã báo cáo Chủ tịch huyện và Chủ tịch tỉnh, hai ông ấy đều đồng ý để tôi phạt ông, nhưng tôi đang cứu các ông, ông hiểu chưa?.
Tôi làm báo cáo cho Chủ tịch tỉnh rồi, ông ấy yêu cầu xử phạt, nếu không chấp hành thì bị giữ xe”.
6 ngày trôi qua, 8 chiếc xe của người dân vẫn bị Đội Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình giam giữ mà không đưa ra được căn cứ xử phạt.
Không đưa ra được căn cứ xử phạt, Cảnh sát giao thông còn định “lừa” các lái xe khi nói: “Chú để giấy tờ đây anh giữ, rồi cầm biên bản đi, chở hàng về kho. Sau đó kiến nghị lên Sở Giao thông tại sao không có cái biển báo...”.
Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông còn đe dọa đưa vụ việc sang bên Cơ quan điều tra để họ xử lý các lái xe. “Ông cứ như thế này thì chúng tôi sẽ cho đình chỉ vụ việc và báo cáo Giám đốc Công an tỉnh để cho cơ quan điều tra người ta vào cuộc. Công an mình không bao giờ làm sai, và cơ quan điều tra sẽ phải mở cuộc điều tra làm rõ việc này… Sếp mà “phật ý” để cho Cơ quan điều tra người ta xuống làm từ A đến Z thì các ông đi đâu?”, ông Đoàn Trọng Kế hùng hồn cho biết.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội: “Việc đặt biển báo thuộc trách nhiệm, quyền hạn của bên cơ quan quản lý giao thông, còn Cảnh sát giao thông chỉ là người hướng dẫn, tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm giao thông trên đường.
Do đó, người điều khiển phương tiện giao thông chỉ tuân theo quy định, trong đó có việc chấp hành các biển báo. Nếu không có biển báo hạn chế tải trọng thì người tham gia giao thông vẫn được phép lưu thông bình thường trên tuyến đường".
Rõ ràng, giữ xe nhưng không đưa ra được bằng chứng vi phạm của một số Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình có dấu hiệu của hành vi nhũng nhiều, hạch sách, coi thường pháp luật cần phải được Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm minh.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã có văn bản báo cáo toàn bộ sự việc và đề nghị Bộ Công an, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các cơ quan có liên quan vào cuộc chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi của các Cảnh sát giao thông huyện Quang Bình.
Theo Điều 14 Thông tư 01/2016, cảnh sát giao thông chỉ được dừng phương tiện trong 5 trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
- Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
- Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Ngoài ra, theo Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thì cảnh sát phải, mang theo giấy chứng nhận và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu (thẻ xanh).
Nếu dừng xe để kiểm tra hành chính nhất thiết phải có chuyên đề, hoặc mệnh lệnh, kế hoạch do trưởng Công an cấp huyện trở lên ký. Nếu xử lý lỗi vi phạm luật giao thông, cảnh sát giao thông phải chứng minh được lỗi vi phạm bằng hình ảnh.
Có 2 phương thức xử phạt vi phạm hành chính là xử phạt tại chỗ hoặc lập biên bản chờ quyết định xử phạt của cấp có thẩm quyền.
Việc xử phạt tại chỗ được áp dụng cho các lỗi có mức phạt dưới 250.000 đồng. Cảnh sát giao thông sẽ lập quyết định xử phạt hành chính theo mẫu. Trong các trường hợp khác, cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản và lái xe sẽ chờ quyết định phạt gửi về nhà trong 7 ngày và bạn phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.
Hải Ninh
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Canh-sat-giao-thong-dung-luat-rung-giu-xe-nguoi-dan-6-ngay-khong-ly-do-post177316.gd
Chỉnh sửa cuối: