[ATGT] Cảnh giác với các tình huống "Cắt kéo" khi tham gia giao thông

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bẩm các kụ mợ,
Khi đọc bài trên group OF, nhà cháu nhận thấy còn không ít kụ mợ chưa cảnh giác với các tình huống "Cắt kéo" khi tham gia giao thông, dẫn đến va quẹt với phương tiện khác.
Vì vậy, nhà cháu xin lập thớt này, làm nơi chúng ta chia sẻ các tình huống "Cắt kéo", cùng nhau nhận diện và đưa ra cách tránh bị rơi vào tình huống "Cắt kéo", giúp việc chạy xe trên đường ngày càng an toàn và nhẹ nhàng hơn.

Xin cảm ơn các kụ mợ nhiều.

===

1-Tình huống Cắt kéo có thể xảy ra giữa 2 phương tiện đang lưu thông cùng chiều, hoặc giữa một chướng ngại vật với một phương tiện đang lưu thông.

Nếu không chú ý để tránh tình huống Cắt kéo này, xe chúng ta có thể vô tình biến thành một lưỡi kéo, kẹp xe khác vào giữa (như trường hợp kụ chủ thớt).

Còn khi vô tình chen vào khe hẹp giữa 2 xe khác đang chạy song song nhau, xe chúng ta có thể trở thành vật nằm giữa 2 lưỡi kéo, và bị cắt.

Minh hoạ: Ô tô bất cẩn, kẹp xe máy vào giữa 2 lưỡi kéo

1FE78A4B-5A11-4558-84B2-6069A95D126A.jpeg



Clip minh hoạ:


2- Để tránh tạo ra tình huống Cắt kéo, khi đến gần phương tiện khác hoặc gần một chướng ngại vật, chúng ta nên liếc nhìn gương chiếu hậu. Nếu thấy có phương tiện khác đang cố vượt lên thì mình nên ngớt ga, hoặc đệm phanh, cho xe kia đi qua trước, để không tạo ra tình huống cắt kéo, khỏi khổ cả 3 bên.

Để tránh xe mình không bị rơi vào tình huống bị kéo cắt, chúng ta cần:
- không đi vào khe trống giữa 2 xe đang đi song song nhau,
- không tránh chướng ngại vật khi có xe ngược chiều đang đến gần,
- không vượt xe trong tình huống có thể bị kẹp hàng 3 giữa xe ngược chiều và xe bị vượt, v.v...



Minh hoạ: Ô tô ngớt ga, hoặc phanh lại, để xe máy thoát khỏi lưỡi kéo cắt.

02FF5CC2-8F41-49AE-8F64-F0B1789F4004.jpeg


Clip minh hoạ:
 
Chỉnh sửa cuối:

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,753
Động cơ
246,578 Mã lực
Hay mà khoa học quá cụ Chã ạ, tiếc là nếu 1 hãng oto nào đó như Toyota chẳng hạn mà tài trợ cho VTV giờ vàng mỗi ngày khoảng 15 phút về việc bất cập, lỗi, vi phạm, kiến thức.....tham gia giao thông cảu người Việt mình thì tốt quá
E chỉ vd mấy cái lỗi cơ bản:
- Bật đèn pha trong phố, nhiều trường hợp quá quắt còn đi ngược đường vẫn bật pha nữa
- Không có gương hoặc để gương chiếu không đúng vị trí phía sau, lại trùm kín khó quan sát
- Ít quan sát phía sau
- Đi sang bên làn dành cho phương tiện đi tốc độ lớn
- Đi ngược đường cắt đầu để rẽ.....
Mỗi ngày VTV đưa 15' thôi, cứ liên tục vài năm, e nghĩ sẽ giảm kha khá tỷ lệ chết TNGT đó
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,236
Động cơ
403,039 Mã lực
Em thấy cách tổ chức giao thông hiện tại thật ra rất nguy hiểm khi ở đèn xanh đèn đỏ vì ô tô đỗ liền một mạch xe máy phải đỗ vào trong, khi họ muốn rẽ là hay vượt lên đứng đằng trước rồi đèn xanh là lao vòng qua mặt ô tô để rẽ. Có một vụ ở Đà Nẵng cháu nhớ là ô tô to quá nên không nhìn thấy vì vậy xe máy bị đè tử vong... Còn trên phố thì toàn giật mình thon thót....
 

Da bắt nắng

Xe container
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
5,314
Động cơ
443,042 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hay mà khoa học quá cụ Chã ạ, tiếc là nếu 1 hãng oto nào đó như Toyota chẳng hạn mà tài trợ cho VTV giờ vàng mỗi ngày khoảng 15 phút về việc bất cập, lỗi, vi phạm, kiến thức.....tham gia giao thông cảu người Việt mình thì tốt quá
E chỉ vd mấy cái lỗi cơ bản:
- Bật đèn pha trong phố, nhiều trường hợp quá quắt còn đi ngược đường vẫn bật pha nữa
- Không có gương hoặc để gương chiếu không đúng vị trí phía sau, lại trùm kín khó quan sát
- Ít quan sát phía sau
- Đi sang bên làn dành cho phương tiện đi tốc độ lớn
- Đi ngược đường cắt đầu để rẽ.....
Mỗi ngày VTV đưa 15' thôi, cứ liên tục vài năm, e nghĩ sẽ giảm kha khá tỷ lệ chết TNGT đó
em thấy Thời sự buổi trưa tuy mỗi ngày đều có 5 phút hôm nay. Trong đó hầu như hôm nào cũng đề cập tới một tình huống giao thông. Tuy nhiên đa phần là lấy các clip trên MXH, đưa tin, kèm theo một vài lời bình để cảnh báo một cách ngẫu nhiên chứ chưa có nội dung theo chủ đề một cách chủ động.
 

Da bắt nắng

Xe container
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
5,314
Động cơ
443,042 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đa phần các tình huống bị "cắt kéo" đều là do chuyển làn không quan sát.
Dân ta nhiều người có thói quen khi gặp chướng ngại vật hoặc khi thấy xe phía trước bắt đầu đi chậm (vì lý do nào đó) thì hay vòng tránh khá nhanh sang làn bên và cứ như thế các dòng xe bị bẻ cong đi, kéo theo tất cả các làn đều chậm lại (không chịu dừng lại quan sát xem nguyên nhân là gì rồi sau đó mới từ từ chuyển làn).
Nếu xe trước dừng lại vì có 1 người đi bộ qua đường thì xe sau vòng lên dễ đâm vào người đi bộ vì khuất tầm nhìn.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Đa phần các tình huống bị "cắt kéo" đều là do chuyển làn không quan sát.
Dân ta nhiều người có thói quen khi gặp chướng ngại vật hoặc khi thấy xe phía trước bắt đầu đi chậm (vì lý do nào đó) thì hay vòng tránh khá nhanh sang làn bên và cứ như thế các dòng xe bị bẻ cong đi, kéo theo tất cả các làn đều chậm lại (không chịu dừng lại quan sát xem nguyên nhân là gì rồi sau đó mới từ từ chuyển làn).
Nếu xe trước dừng lại vì có 1 người đi bộ qua đường thì xe sau vòng lên dễ đâm vào người đi bộ vì khuất tầm nhìn.
Kụ tổng kết rất chính xác nguyên nhân gây ra đa phần các tình huống Cắt kéo.
Ngoài ra, có các trường hợp khác cũng gây ra tình huống Cắt kéo nguy hiểm này, kể cả trên cao tốc.

Dưới đây là một ví dụ:
- Xe màu đỏ đang phóng nhanh trên làn giữa, tạo ra tình huống 3 xe ngang hàng nhau.
Bất ngờ trên làn sát GPC xuất hiện xe ngược chiều, xe màu nâu bắt buộc phải lấn phải để tránh, đẩy xe màu đỏ vào tình huống Cắt kéo.
- Cách phòng tránh: lái xe nên tạo thành thói quen không bao giờ để xe mình rơi vào tình thế 3 xe ngang hàng nhau, không nhấn ga lao vào khe hở giữa 2 xe khác, kể cả khi khe hở đó rộng bằng một làn xe.
Vì khi xe mình rơi vào tình huống 3 xe ngang hàng nhau, chỉ cần một sự cố bất ngờ của xe bên cạnh, như lạc tay lái, nổ lốp,đánh lái tránh chướng ngại vật hoặc xe ngược chiều, sẽ khiến xe mình rơi vào tình huống bị Cắt kéo.


AF9CE100-A49D-43D1-B112-D80CB5BAFBB7.gif
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1- Các bác tài nào hay thích vượt lên bằng cách cúp đầu xe khác, hãy bảo trọng, để khỏi bị rơi vào tình huống Cắt kéo, như xe màu đỏ trong hình này.


C53AC767-6659-403F-827B-AB74115D03B9.gif


2- Vậy xe đỏ cần thao tác thế nào để tránh bị rơi vào tình huống Cắt kéo?
Rất đơn giản.
Bác tài chỉ cần dùng tay nhấc chân phải ra khỏi chân ga, cho xe chạy chậm lại (nếu bác tài chân to, cái chân không chịu nghe theo sự điều khển của cái đầu).
Người bình thường thì chỉ cần ngớt ga từ xa, để đi sau chiếc xe tải màu vàng, là không bị kéo cắt (xem minh hoạ)

61597021-0247-4C29-860B-75391815E1A2.gif
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,936
Động cơ
640,630 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Hay mà khoa học quá cụ Chã ạ, tiếc là nếu 1 hãng oto nào đó như Toyota chẳng hạn mà tài trợ cho VTV giờ vàng mỗi ngày khoảng 15 phút về việc bất cập, lỗi, vi phạm, kiến thức.....tham gia giao thông cảu người Việt mình thì tốt quá
E chỉ vd mấy cái lỗi cơ bản:
- Bật đèn pha trong phố, nhiều trường hợp quá quắt còn đi ngược đường vẫn bật pha nữa
- Không có gương hoặc để gương chiếu không đúng vị trí phía sau, lại trùm kín khó quan sát
- Ít quan sát phía sau
- Đi sang bên làn dành cho phương tiện đi tốc độ lớn
- Đi ngược đường cắt đầu để rẽ.....
Mỗi ngày VTV đưa 15' thôi, cứ liên tục vài năm, e nghĩ sẽ giảm kha khá tỷ lệ chết TNGT đó
Chết chết, 15 phút giờ vàng nó lắm tiền lắm đấy cụ ạ. Lại còn mấy năm nữa thì tiền đâu ra? Sao cụ không đề nghị chính quyền chỉ đạo cho VTV luôn có phải đỡ hơn không?
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,355
Động cơ
713,818 Mã lực
Hay mà khoa học quá cụ Chã ạ, tiếc là nếu 1 hãng oto nào đó như Toyota chẳng hạn mà tài trợ cho VTV giờ vàng mỗi ngày khoảng 15 phút về việc bất cập, lỗi, vi phạm, kiến thức.....tham gia giao thông cảu người Việt mình thì tốt quá
E chỉ vd mấy cái lỗi cơ bản:
- Bật đèn pha trong phố, nhiều trường hợp quá quắt còn đi ngược đường vẫn bật pha nữa
- Không có gương hoặc để gương chiếu không đúng vị trí phía sau, lại trùm kín khó quan sát
- Ít quan sát phía sau
- Đi sang bên làn dành cho phương tiện đi tốc độ lớn
- Đi ngược đường cắt đầu để rẽ.....
Mỗi ngày VTV đưa 15' thôi, cứ liên tục vài năm, e nghĩ sẽ giảm kha khá tỷ lệ chết TNGT đó
Sao cụ không "khuyên" VTV kết hợp một DN nào đó (có thể là hãng xe, truyền thông...)
VTV là đơn vị nhà nước, 15' vì an toàn cho cộng đồng, đâu có đáng kể gì
 

vinhhanh76

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-347760
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
2,427
Động cơ
285,532 Mã lực
Tuổi
48
Thớt hay quá, đúng trọng điểm mà em đang quan tâm. Em ngồi ngay ngắn nghe các bác comment
 

vinhhanh76

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-347760
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
2,427
Động cơ
285,532 Mã lực
Tuổi
48
Các bác tài nào hay thích vượt lên bằng cách cúp đầu xe khác, hãy bảo trọng, để khỏi bị rơi vào tình huống Cắt kéo, như xe màu đỏ trong hình này.


C53AC767-6659-403F-827B-AB74115D03B9.gif
Trong tình huống này, nếu phần đường xe chạy rộng đủ ba làn nhưng không có vạch kẻ đường thì phân lỗi như nào bác nhỉ? Em có một vụ việc tương tự như vậy, đường rất rộng nhưng không phân làn bác ạ. Em chân thành cảm ơn bác ạ.
 

Da bắt nắng

Xe container
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
5,314
Động cơ
443,042 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kụ tổng kết rất chính xác nguyên nhân gây ra đa phần các tình huống Cắt kéo.
Ngoài ra, có các trường hợp khác cũng gây ra tình huống Cắt kéo nguy hiểm này, kể cả trên cao tốc.

Dưới đây là một ví dụ:
- Xe màu đỏ đang phóng nhanh trên làn giữa, tạo ra tình huống 3 xe ngang hàng nhau.
Bất ngờ trên làn sát GPC xuất hiện xe ngược chiều, xe màu nâu bắt buộc phải lấn phải để tránh, đẩy xe màu đỏ vào tình huống Cắt kéo.
- Cách phòng tránh: lái xe nên tạo thành thói quen không bao giờ để xe mình rơi vào tình thế 3 xe ngang hàng nhau, không nhấn ga lao vào khe hở giữa 2 xe khác, kể cả khi khe hở đó rộng bằng một làn xe.
Vì khi xe mình rơi vào tình huống 3 xe ngang hàng nhau, chỉ cần một sự cố bất ngờ của xe bên cạnh, như lạc tay lái, nổ lốp,đánh lái tránh chướng ngại vật hoặc xe ngược chiều, sẽ khiến xe mình rơi vào tình huống bị Cắt kéo.


AF9CE100-A49D-43D1-B112-D80CB5BAFBB7.gif
Hoặc trong tình huống vượt xe.
Có một.điều.ít người.để.ý.đó.là: luật có cấm vượt xe khi có xe khác đi ngược chiều.Tuy nhiên nhiều cụ vẫn cố vượt.ở tình huống này. Và chỉ cần. việc. ước lượng thiếu chuẩn 1 chút thì khi vội về làn cũng sẽ tạo thành 1 lưỡi kéo đối với xe mà mình đang vượt.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em thấy cách tổ chức giao thông hiện tại thật ra rất nguy hiểm khi ở đèn xanh đèn đỏ vì ô tô đỗ liền một mạch xe máy phải đỗ vào trong, khi họ muốn rẽ là hay vượt lên đứng đằng trước rồi đèn xanh là lao vòng qua mặt ô tô để rẽ. Có một vụ ở Đà Nẵng cháu nhớ là ô tô to quá nên không nhìn thấy vì vậy xe máy bị đè tử vong... Còn trên phố thì toàn giật mình thon thót....
Thực ra đó là thói quen xấu của khá nhiều bác tài 4 bánh ở HN (ô tô luôn bám sát đuôi nhau, không cho xe 2 bánh len qua để chuyển làn), chứ không phải là cách tổ chức giao thông của cơ quan chức năng, kụ ạ.

1- Khi tài xế ô tô thích dí sát mít xe trước, quyết không cho xe máy chen ngang qua để chuyển làn, là tài xế ô tô đã tự gây khó cho chính mình. Vì, nếu không cho xe máy có không gian để chuyển làn khi đèn đỏ, ô tô sẽ bị xe máy bất ngờ tạt đầu trong giao cắt, khi đèn xanh vừa bật, khi các bác tài vừa vào số đạp ga.

2- Trong Tp. HCM, Sở Gtvt thường kẻ 2 vạch dừng trước đèn đỏ, tạo khoảng trống cho xe 2 bánh dừng đèn đỏ phía trên ô tô.
Các bác tài trong này hiểu rằng "xe máy thoát càng nhanh, ô tô càng rộng chỗ để đi". Vì thế, rất nhiều bác tài trong Tp. HCM thường có ý thức dừng ô tô mình cách ô tô khác một đoạn, tạo khoảng trống phía trước mũi và 2 bên hông ô tô cho xe máy có chỗ len lên.
Vì thế, khi đèn xanh, xe máy sẽ được đi trước, nhanh chóng giải phóng giao cắt cho ô tô lưu thông. Còn ô tô thì ít bịị xe máy tạt đầu chuyển làn để rẽ nữa.

Hình minh hoạ: Trong T- HCM kẻ 2 vạch dừng xe khi đèn đỏ. Vạch dừng phía trên áp dụng cho xe máy, vạch dừng phía dưới áp dụng cho ô tô.

AC03D794-B16B-4D81-B199-C92B0DEDD57E.jpeg
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,753
Động cơ
246,578 Mã lực
Chết chết, 15 phút giờ vàng nó lắm tiền lắm đấy cụ ạ. Lại còn mấy năm nữa thì tiền đâu ra? Sao cụ không đề nghị chính quyền chỉ đạo cho VTV luôn có phải đỡ hơn không?
Sao cụ không "khuyên" VTV kết hợp một DN nào đó (có thể là hãng xe, truyền thông...)
VTV là đơn vị nhà nước, 15' vì an toàn cho cộng đồng, đâu có đáng kể gì
Bẩm 2 cụ, thứ nhất e thấy thằng Toy nó mới có đủ xèng, hơn nữa nó hưởng lợi từ chính sách oto ở VN lâu quá rồi
Thứ 2 là thay vì nó có chiến dịch cho loạt mũ bảo hiểm, rồi dạy ATGT ở các trường học thì nó tài trợ cho VTV có vẻ thiết thực hơn, nhiều người biết, bổ sung kiến thức cho rất nhiều người khác nữa
E ngoại đạo, mạo muội chém gió tý, cũng chả biết cái nào sẽ hơn
Nhưng hôm nọ bà hàng xóm năm nay 64 tuổi rồi, lúc ngồi nói chuyện bà ý bảo "giờ nói tôi mới biết là đi đến ngã 3-4 không được rẽ sang ngược chiều mà phải mở cua rộng ra, và vẫn phải đi về bên phải làn đường của mình" e tý nữa quỳ mọp.
Mà bà này ở Tây Hồ chứ không phải vùng sâu vùng xa nhé.
Nên việc truyền thông hướng dẫn nó vẫn quan trọng, chứ chỉ đưa vài cái clip TNGT lên, không phân tích thì một số dân không hiểu đâu
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trong tình huống này, nếu phần đường xe chạy rộng đủ ba làn nhưng không có vạch kẻ đường thì phân lỗi như nào bác nhỉ? Em có một vụ việc tương tự như vậy, đường rất rộng nhưng không phân làn bác ạ. Em chân thành cảm ơn bác ạ.
Để có thể phân định lỗi, chúng ta phải căn cứ vào Định nghĩa chính thống về "Làn đường" và "Tiêu chuẩn VN về Thiết kế đường ô tô" để xác định chiều rộng của mỗi làn đường, từ đó xác định được vị trí các vạch kẻ đường, nếu các vạch đó được kẻ.

1- Định nghĩa chính thống nhất về "Làn đường" là định nghĩa nêu tại điểm (e), Điều 1, Công ước Viên 1968 về Biển báo và Tín hiệu đường bộ (VN cam kết tuân thủ CƯV này).
Theo định nghĩa này, Làn đường là thực thể tồn tại khách quan trên mặt đường, không phụ thuộc vào việc mặt đường đó có được kẻ vạch chia làn hay không (Xem trích luật #1).

2- Theo Tiêu chuẩn VN 4054-2005 "Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế", tuỳ theo từng cấp đường mà chiều rộng làn xe sẽ thay đổi, từ 2,75m đến 3,75m (Xem trích luật #2).

3- Trường hợp xảy ra va quẹt, hoặc tai nạn trên đoạn đường không có vạch kẻ chia làn, khi cơ quan chức năng đo vẽ hiện trường, thường họ sẽ bắt đầu bằng việc xác định vạch tim đường, là vạch phân chia 2 chiều lưu thông ngược nhau, để xác định xem xe nào lấn làn ngược chiều.
Nếu vụ việc liên quan đến 2 xe cùng chiều, dựa trên vạch kẻ tim đường đã xác định được, họ có thể căn cứ quy định về chiều rộng làn đường tương ứng với cấp đường nêu trong TCVN, xác định tiếp các vạch kẻ chia làn, để xem xe nào đi trên làn nào, xe nào lấn trái/lấn phải gây va quẹt...

==============

Minh hoạ:

Trích luật #1: Định nghĩa chính thống của CƯV về " Làn đường"

F2743C19-DC9C-44D5-AE1A-F19CC2DB4357.png


Trích luật #2: Quy định về chiều rộng làn đường
EFC0DE18-9DF5-450E-BDC5-D361816C7EE7.png
 
Chỉnh sửa cuối:

tientaninfotech

Xe tăng
Biển số
OF-373036
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
1,893
Động cơ
518,353 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lái xe ô tô thì đặc biệt cần dùng mọi giác quan để điều khiển xe. Trong đó đôi mắt hoạt động là nhiều nhất sau đó là cái chân gas. Việc nhìn 3 gương trái giữa phải là thường xuyên và liên tục. Tuỳ theo điều kiện giao thông mà điều chỉnh tần xuất nhìn 3 gương này sao cho phù hợp.
Với cách tham gia giao thông ko có văn hoá, đi ẩu thì việc va chạm giao thông là tất nhiên. Chỉ mong một ngày nào đó mọi người tham gia giao thông có văn hoá hơn.
VD:
Với xe ô tô thì chạy tốc thấp ở làn chạy tốc cao (cố sống cố chết bám làn).
Chạy lấn làn đường xe máy, điền vào ô trống mà ko nghĩ tới người xung quanh (đặc biệt ở các TP lớn như HN)
Chị em tay lái yếu lại muốn thể hiện đẳng cấp.
Đậu xe vô tổ chức (bịt cửa nhà mặt đường, dù họ ko có sổ đỏ ở đường nhưng ảnh hưởng cuộc sống của họ)
Và đặt biệt nhờn luật dù nhiều người mất bánh mỳ mà ko chừa.

Với xe máy thì đi ẩu, đi bừa, ko quan sát xung quanh. Đi như đường của riêng họ.
Đa phần chị em ninja thì đặc biệt cần lên án rồi.
Và cũng ko kém phần với ô tô là cũng điền vào ô trống, len lỏi giữa 2 ô tô. Nhất là với xe to, tầm nhìn hạn chế thì ko ít người phải trả giá bằng mạng sống rồi nhưng vẫn còn ko ít người "chán sống".

Và và rất rất nhiều nữa. Tắc đường, TNGT sẽ ko sảy ra nếu VH tham gia GT của mọi người tốt lên.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Chết chết, 15 phút giờ vàng nó lắm tiền lắm đấy cụ ạ. Lại còn mấy năm nữa thì tiền đâu ra? Sao cụ không đề nghị chính quyền chỉ đạo cho VTV luôn có phải đỡ hơn không?
Ối, suốt hàng chục năm trời, chính quyền còn không chỉ đạo được Sở Gtvt Hà nội kẻ vạch chia làn đường đúng luật cho các tuyến đường trọng điểm ở HN, như Trần Nhật Duật, Bà Triệu, Quang Trung, Nguyễn Trãi, v.v...
Nói gì đến ước mơ chính quyền chỉ đạo VTV từ thiện giờ vàng trên TV, kụ ơi.
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,936
Động cơ
640,630 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Ối, suốt hàng chục năm trời, chính quyền còn không chỉ đạo được Sở Gtvt Hà nội kẻ vạch chia làn đường đúng luật cho các tuyến đường trọng điểm ở HN, như Trần Nhật Duật, Bà Triệu, Quang Trung, Nguyễn Trãi, v.v...
Nói gì đến ước mơ chính quyền chỉ đạo VTV từ thiện giờ vàng trên TV, kụ ơi.
Khó lắm cụ ạ.
 

vinhhanh76

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-347760
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
2,427
Động cơ
285,532 Mã lực
Tuổi
48
Để có thể phân định lỗi, chúng ta phải căn cứ vào Định nghĩa chính thống về "Làn đường" và "Tiêu chuẩn VN về Thiết kế đường ô tô" để xác định chiều rộng của mỗi làn đường, từ đó xác định được vị trí các vạch kẻ đường, nếu các vạch đó được kẻ.

1- Định nghĩa chính thống nhất về "Làn đường" là định nghĩa nêu tại điểm (e), Điều 1, Công ước Viên 1968 về Biển báo và Tín hiệu đường bộ (VN cam kết tuân thủ CƯV này).
Theo định nghĩa này, Làn đường là thực thể tồn tại khách quan trên mặt đường, không phụ thuộc vào việc mặt đường đó có được kẻ vạch chia làn hay không (Xem trích luật #1).

2- Theo Tiêu chuẩn VN 4054-2005 "Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế", tuỳ theo từng cấp đường mà chiều rộng làn xe sẽ thay đổi, từ 2,75m đến 3,75m (Xem trích luật #2).

3- Trường hợp xảy ra va quẹt, hoặc tai nạn trên đoạn đường không có vạch kẻ chia làn, khi cơ quan chức năng đo vẽ hiện trường, thường họ sẽ bắt đầu bằng việc xác định vạch tim đường, là vạch phân chia 2 chiều lưu thông ngược nhau, để xác định xem xe nào lấn làn ngược chiều.
Nếu vụ việc liên quan đến 2 xe cùng chiều, dựa trên vạch kẻ tim đường đã xác định được, họ có thể căn cứ quy định về chiều rộng làn đường tương ứng với cấp đường nêu trong TCVN, xác định tiếp các vạch kẻ chia làn, để xem xe nào đi trên làn nào, xe nào lấn trái/lấn phải gây va quẹt...

==============

Minh hoạ:

Trích luật #1: Định nghĩa chính thống của CƯV về " Làn đường"

F2743C19-DC9C-44D5-AE1A-F19CC2DB4357.png


Trích luật #2: Quy định về chiều rộng làn đường
EFC0DE18-9DF5-450E-BDC5-D361816C7EE7.png
Em chân thành cảm ơn bác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top