- Biển số
- OF-802824
- Ngày cấp bằng
- 18/1/22
- Số km
- 61
- Động cơ
- 11,310 Mã lực
- Tuổi
- 31
Cùng khám phá ngày Tết của người Mông ở Bản Tà Số (Mộc Châu - Sơn La)
Mùa xuân đã đến khi những bông hoa đào, hoa mận nở cũng là lúc người Mông Mộc Châu rộn ràng với tết truyền thống của họ. Mời các bạn cùng khám phá nét văn hóa truyền thống đặc sắc này.
Bản Tà Số thuộc xã Chiềng Hắc - huyện Mộc châu. Là một bản nằm sâu trong núi, cũng giống như những bà con người Mông ở nơi khác, tết của bà con nơi đây dường như dài bất tận như niềm vui một năm được mùa, gặt hái nhân lên. Trên khuôn mặt bà con luôn nở nụ cười tươi, phấn khởi, ai cũng tất bật chuẩn bị cho ngày tết, Mỗi người mỗi việc, đàn bà miệt mài hoàn thiện đường thêu, nút chỉ trên bộ váy áo mới để cho người lớn, trẻ con diện Tết. Đàn ông tất bật đi mua sắm đồ hay thịt lợn gà làm bữa cơm thịnh soạn cho gia đình.
Không khí ngày tết tại vùng núi nơi đây có nét gì đó yên bình, khác lạ so với tết nguyên đán của người Kinh. Từ trẻ nhỏ cho đến người lớn tuổi, mọi người trong bản đều đổ ra sân bóng của bản, tham gia các trò chơi dân gian như: rồng ấp trứng, ném bóng, đánh cù… Mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Mông.
Trong ngày Tết của người Mông ở bản Tà Số thì không thể thiếu các nghi lễ truyền thống, trong đó có nghi lễ cúng Đá (thần Thứ Tỷ) là một nét đặc trưng mang bản sắc văn hoá dân tộc và ý nghĩa rất sâu sắc trong đời sống tâm linh của họ, người Mông luôn tin rằng, sau khi làm lễ cầu thần chăn nuôi thì cuộc sống của họ sẽ gặp nhiều may mắn, chăn nuôi được thuận lợi hơn và như vậy cuộc sống của mỗi gia đình sẽ ngày một khá giả lên.
Nếu như với người Kinh ở miền xuôi, mâm cỗ Tết không thể thiếu bánh chưng, bánh tét thì Tết người Mông phải có bánh dày để cúng tổ tiên và trời đất. Người Mông quan niệm, bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Do đó, giã bánh dày là việc làm không thể thiếu trong ngày Tết nơi đây.
Mùa xuân đã đến khi những bông hoa đào, hoa mận nở cũng là lúc người Mông Mộc Châu rộn ràng với tết truyền thống của họ. Mời các bạn cùng khám phá nét văn hóa truyền thống đặc sắc này.
Bản Tà Số thuộc xã Chiềng Hắc - huyện Mộc châu. Là một bản nằm sâu trong núi, cũng giống như những bà con người Mông ở nơi khác, tết của bà con nơi đây dường như dài bất tận như niềm vui một năm được mùa, gặt hái nhân lên. Trên khuôn mặt bà con luôn nở nụ cười tươi, phấn khởi, ai cũng tất bật chuẩn bị cho ngày tết, Mỗi người mỗi việc, đàn bà miệt mài hoàn thiện đường thêu, nút chỉ trên bộ váy áo mới để cho người lớn, trẻ con diện Tết. Đàn ông tất bật đi mua sắm đồ hay thịt lợn gà làm bữa cơm thịnh soạn cho gia đình.
Không khí ngày tết tại vùng núi nơi đây có nét gì đó yên bình, khác lạ so với tết nguyên đán của người Kinh. Từ trẻ nhỏ cho đến người lớn tuổi, mọi người trong bản đều đổ ra sân bóng của bản, tham gia các trò chơi dân gian như: rồng ấp trứng, ném bóng, đánh cù… Mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Mông.
Trong ngày Tết của người Mông ở bản Tà Số thì không thể thiếu các nghi lễ truyền thống, trong đó có nghi lễ cúng Đá (thần Thứ Tỷ) là một nét đặc trưng mang bản sắc văn hoá dân tộc và ý nghĩa rất sâu sắc trong đời sống tâm linh của họ, người Mông luôn tin rằng, sau khi làm lễ cầu thần chăn nuôi thì cuộc sống của họ sẽ gặp nhiều may mắn, chăn nuôi được thuận lợi hơn và như vậy cuộc sống của mỗi gia đình sẽ ngày một khá giả lên.
Nếu như với người Kinh ở miền xuôi, mâm cỗ Tết không thể thiếu bánh chưng, bánh tét thì Tết người Mông phải có bánh dày để cúng tổ tiên và trời đất. Người Mông quan niệm, bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Do đó, giã bánh dày là việc làm không thể thiếu trong ngày Tết nơi đây.
Chỉnh sửa cuối: