Chuyến đi em đã đi từ lâu hôm nay tự nhiên nhớ em xin kể lại hầu các cụ.
Đây có lẽ là một bản làng nhiều Ko nhất mà em biết em liệt kê.
Ko đường.
Ko xe máy xe đạp oto
Ko chợ
Ko Điện sáng và sóng ĐT.
Ko có chăn nuôi.
Ko trồng trọt
Nhiều hộ ko có hộ khẩu. Cái này tý em nói sau.
Vùng đất em nói đến chính là xã Hữu Khuông. Em xin viết theo cảm nhận chứ ko tường thuật nhá.
Hành trình cách TP Vinh tầm 180 km về miền tây. Thêm độ 15km men theo núi và hơn 3h ngồi thuyền máy là bọn em có mặt ở bản.
Xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương nằm biệt lập giữa núi rừng vời vợi, giữa lòng hồ Bản Vẽ xanh ngắt, lác đác những mái nhà lợp lá cọ, vách nứa chênh vênh. Khung cảnh vừa yên bình, tĩnh lặng, nhưng cũng đặc biệt khó khăn, thiếu thốn. Xã có 554 hộ, thì có tới 520 hộ là hộ nghèo, chiếm tới hơn 90% số hộ trên địa bàn. Không điện, không đường giao thông, không chợ, và không có sóng liên lạc. Bà con dân tộc Thái, Mông, Khơ mú nơi đây sống chủ yếu tự túc, tự cấp. Tất cả mối liên hệ với cuộc sống nhộn nhịp, hối hả từng ngày ngoài kia chỉ trông chờ vào những chuyến đò trên lòng hồ Bản Vẽ chạy vào. Có lẽ cũng bởi vậy mà ở Hữu Khuông, bà con mong mỏi, vui mừng biết bao khi có sự ghé thăm của những người khách dưới xuôi, đơn giản, chỉ để thổi vào cuộc sống một luồng không khí mới, ấm áp, vui tươi.
Con thuyền chở chúng tôi cập bờ vào bản Con Phen, trung tâm xã Hữu Khuông. Các em học sinh chạy ùa ra đón, quây tròn xung quanh các anh, các chị hồn nhiên, vô tư trước ống kính. Sự chào đón của các em học sinh và thầy cô khiến tất cả chúng tôi quên hết đi bao mệt nhọc của một chặng đường dài. Đây là chuyến đi thiện nguyện mà em tham gia
Bởi nó gợi nhắc cho tất cả chúng tôi về tuổi thơ của mình, về mong ước của ngày tết xưa, có quần áo mới, có kẹo bánh, và thật nhiều bong bóng để thổi… Đánh thức trong chúng tôi những niềm vui giản dị, an nhiên dường như bị bỏ quên giữa cuộc sống đầy lo toan, bon chen mỏi mệt của người trưởng thành. Để tìm thấy bao ước mơ vẫn còn dang dở, bao nỗi nhớ quê hương, nhớ mẹ, nhớ bà tưởng chừng thật vô lý khi vừa mới đặt chân lên mảnh đất xa lạ này. Các em, rồi cũng sẽ lớn lên, trong số đó, ai sẽ đi xa, ai sẽ ở lại với bản làng bé nhỏ của mình? Nhưng chắc chắn, các em đã có một tuổi thơ dù nghèo khó, thiếu thốn nhưng trong lành và chân thật, điều đó sẽ nâng đỡ các em trong suốt quãng đường dài sau này, như chính chúng tôi…
Tôi đã nhiều lần lên các vùng cao, mỗi nơi đều có những khó khăn, cực khổ riêng. Nhưng vào với Hữu Khuông, khi mọi thông tin liên lạc bị cắt đứt, khi mọi người không còn ai chăm chú vào cái điện thoại di động của riêng mình, bứt ra khỏi thế giới ảo của mạng Internet, để dành trọn mọi giác quan và tâm hồn để cảm nhận, mới thấy cuộc sống vẫn còn quá khắc nghiệt đối với bà con vùng lòng hồ này. Có dáng lưng còng trên con đường dốc chênh vênh nặng trĩu gùi rau, măng. Bước chân đi mòn rừng núi, chẳng bao giờ biết đến xe máy, xe đạp. Có những đứa trẻ đầu trần, chân đất lấm lem. Dọc bờ suối gập ghềnh, mấy mẹ con đang bắt cá về cho bữa tối. Và trong căn nhà sàn trống hoác, người phụ nữ nấu cháo cho con ăn, ngước lên nhìn mái nhà còn lợp dở: “Không ai làm cho nữa, chồng chết rồi, tự dựng nhà một mình đấy, mới được từng đó thôi...”.
Họ đã sống thiếu thốn như thế, nhưng chan chứa nghĩa tình. Có em gái, sáng dậy sớm nhóm bếp lửa, rồi vội vàng gửi xuống cho cái chị hôm qua trao quà nắm xôi còn nóng hổi gói trong lá chuối; có người lái thuyền đang giữa dòng chợt mời các vị khách xa lạ ghé vào thăm ngôi nhà dựng tạm trên lòng hồ, để mời cho được chum rượu cần ngọt lịm.
Khi người đàn ông mải vác cái rựa lên rừng, phát cây dại, làm đất cho mùa rẫy mới, người đàn bà ở nhà ủ rượu vào chum. Rượu cần ngọt nhẹ mà cũng say, tết phải có rượu để hát vui, nhảy múa. Bàn tay tỉ mỉ khâu từng cái hoa văn trên chiếc váy đã xong rồi, đã cất vào trong rương chờ đến ngày chơi hội…
Đêm đến, khi đống lửa nổi lên, tất cả mọi người tay trong tay cùng múa điệu lăm vông: “Nào, chúng ta bên nhau, mời hỡi ai say sưa…”. Khi rượu đã ngấm trên đôi má ửng hồng, khoảng cách xóa bỏ, các thầy cô giáo cũng ôm đàn say sưa.
Đến và đi, Hữu Khuông nơi ấy - không chỉ có niềm vui của người dân bản thật thà, không chỉ có những nghẹn ngào lưu luyến của người ở lại, mà còn có cả niềm hạnh phúc của những tấm lòng thiện nguyện, hạnh phúc được sẻ chia, được đồng cảm, được cho đi yêu thương và nhận lại yêu thương. Lâu lắm rồi, tôi mới được thấy lại một cảnh chia tay nơi bến đò đầy xúc động đến thế. Những cái ôm siết chặt, những giọt nước mắt, và con thuyền cứ lùi dần, lùi dần, bàn tay vẫy chào tạm biệt của cô trò, bà con dân bản Hữu Khuông bé lại và khuất xa dần sau những ngọn núi xanh thẳm.
Con thuyền ngược trở ra bến thượng lưu đã nhẹ vơi hàng hóa, lại chở nặng đầy biết bao tình cảm. Ai nấy đều lặng im, như dành cho mình một nỗi niềm riêng, sự thương nhớ riêng, cùng những đau đáu về mong ước cuộc sống bà con Hữu Khuông sẽ tốt đẹp hơn lên: có điện, có đường, có chợ… Để nhắc nhớ nhau, ta sẽ còn quay lại, nơi ấy… với những tin vui đón đợi.
Thương cảm nhất là các em nhỏ lớp 2-3 vì đã cắt khẩu nhường đất làm thuỷ điện mà bố mẹ quay về giờ vào trường ko được ở nội trú được bố mẹ dựng tạm cho căn lều bên bờ suối để rồi câu con cá con tôm sống qua ngày
Đây có lẽ là một bản làng nhiều Ko nhất mà em biết em liệt kê.
Ko đường.
Ko xe máy xe đạp oto
Ko chợ
Ko Điện sáng và sóng ĐT.
Ko có chăn nuôi.
Ko trồng trọt
Nhiều hộ ko có hộ khẩu. Cái này tý em nói sau.
Vùng đất em nói đến chính là xã Hữu Khuông. Em xin viết theo cảm nhận chứ ko tường thuật nhá.
Hành trình cách TP Vinh tầm 180 km về miền tây. Thêm độ 15km men theo núi và hơn 3h ngồi thuyền máy là bọn em có mặt ở bản.
Xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương nằm biệt lập giữa núi rừng vời vợi, giữa lòng hồ Bản Vẽ xanh ngắt, lác đác những mái nhà lợp lá cọ, vách nứa chênh vênh. Khung cảnh vừa yên bình, tĩnh lặng, nhưng cũng đặc biệt khó khăn, thiếu thốn. Xã có 554 hộ, thì có tới 520 hộ là hộ nghèo, chiếm tới hơn 90% số hộ trên địa bàn. Không điện, không đường giao thông, không chợ, và không có sóng liên lạc. Bà con dân tộc Thái, Mông, Khơ mú nơi đây sống chủ yếu tự túc, tự cấp. Tất cả mối liên hệ với cuộc sống nhộn nhịp, hối hả từng ngày ngoài kia chỉ trông chờ vào những chuyến đò trên lòng hồ Bản Vẽ chạy vào. Có lẽ cũng bởi vậy mà ở Hữu Khuông, bà con mong mỏi, vui mừng biết bao khi có sự ghé thăm của những người khách dưới xuôi, đơn giản, chỉ để thổi vào cuộc sống một luồng không khí mới, ấm áp, vui tươi.
Con thuyền chở chúng tôi cập bờ vào bản Con Phen, trung tâm xã Hữu Khuông. Các em học sinh chạy ùa ra đón, quây tròn xung quanh các anh, các chị hồn nhiên, vô tư trước ống kính. Sự chào đón của các em học sinh và thầy cô khiến tất cả chúng tôi quên hết đi bao mệt nhọc của một chặng đường dài. Đây là chuyến đi thiện nguyện mà em tham gia
Bởi nó gợi nhắc cho tất cả chúng tôi về tuổi thơ của mình, về mong ước của ngày tết xưa, có quần áo mới, có kẹo bánh, và thật nhiều bong bóng để thổi… Đánh thức trong chúng tôi những niềm vui giản dị, an nhiên dường như bị bỏ quên giữa cuộc sống đầy lo toan, bon chen mỏi mệt của người trưởng thành. Để tìm thấy bao ước mơ vẫn còn dang dở, bao nỗi nhớ quê hương, nhớ mẹ, nhớ bà tưởng chừng thật vô lý khi vừa mới đặt chân lên mảnh đất xa lạ này. Các em, rồi cũng sẽ lớn lên, trong số đó, ai sẽ đi xa, ai sẽ ở lại với bản làng bé nhỏ của mình? Nhưng chắc chắn, các em đã có một tuổi thơ dù nghèo khó, thiếu thốn nhưng trong lành và chân thật, điều đó sẽ nâng đỡ các em trong suốt quãng đường dài sau này, như chính chúng tôi…
Tôi đã nhiều lần lên các vùng cao, mỗi nơi đều có những khó khăn, cực khổ riêng. Nhưng vào với Hữu Khuông, khi mọi thông tin liên lạc bị cắt đứt, khi mọi người không còn ai chăm chú vào cái điện thoại di động của riêng mình, bứt ra khỏi thế giới ảo của mạng Internet, để dành trọn mọi giác quan và tâm hồn để cảm nhận, mới thấy cuộc sống vẫn còn quá khắc nghiệt đối với bà con vùng lòng hồ này. Có dáng lưng còng trên con đường dốc chênh vênh nặng trĩu gùi rau, măng. Bước chân đi mòn rừng núi, chẳng bao giờ biết đến xe máy, xe đạp. Có những đứa trẻ đầu trần, chân đất lấm lem. Dọc bờ suối gập ghềnh, mấy mẹ con đang bắt cá về cho bữa tối. Và trong căn nhà sàn trống hoác, người phụ nữ nấu cháo cho con ăn, ngước lên nhìn mái nhà còn lợp dở: “Không ai làm cho nữa, chồng chết rồi, tự dựng nhà một mình đấy, mới được từng đó thôi...”.
Họ đã sống thiếu thốn như thế, nhưng chan chứa nghĩa tình. Có em gái, sáng dậy sớm nhóm bếp lửa, rồi vội vàng gửi xuống cho cái chị hôm qua trao quà nắm xôi còn nóng hổi gói trong lá chuối; có người lái thuyền đang giữa dòng chợt mời các vị khách xa lạ ghé vào thăm ngôi nhà dựng tạm trên lòng hồ, để mời cho được chum rượu cần ngọt lịm.
Khi người đàn ông mải vác cái rựa lên rừng, phát cây dại, làm đất cho mùa rẫy mới, người đàn bà ở nhà ủ rượu vào chum. Rượu cần ngọt nhẹ mà cũng say, tết phải có rượu để hát vui, nhảy múa. Bàn tay tỉ mỉ khâu từng cái hoa văn trên chiếc váy đã xong rồi, đã cất vào trong rương chờ đến ngày chơi hội…
Đêm đến, khi đống lửa nổi lên, tất cả mọi người tay trong tay cùng múa điệu lăm vông: “Nào, chúng ta bên nhau, mời hỡi ai say sưa…”. Khi rượu đã ngấm trên đôi má ửng hồng, khoảng cách xóa bỏ, các thầy cô giáo cũng ôm đàn say sưa.
Đến và đi, Hữu Khuông nơi ấy - không chỉ có niềm vui của người dân bản thật thà, không chỉ có những nghẹn ngào lưu luyến của người ở lại, mà còn có cả niềm hạnh phúc của những tấm lòng thiện nguyện, hạnh phúc được sẻ chia, được đồng cảm, được cho đi yêu thương và nhận lại yêu thương. Lâu lắm rồi, tôi mới được thấy lại một cảnh chia tay nơi bến đò đầy xúc động đến thế. Những cái ôm siết chặt, những giọt nước mắt, và con thuyền cứ lùi dần, lùi dần, bàn tay vẫy chào tạm biệt của cô trò, bà con dân bản Hữu Khuông bé lại và khuất xa dần sau những ngọn núi xanh thẳm.
Con thuyền ngược trở ra bến thượng lưu đã nhẹ vơi hàng hóa, lại chở nặng đầy biết bao tình cảm. Ai nấy đều lặng im, như dành cho mình một nỗi niềm riêng, sự thương nhớ riêng, cùng những đau đáu về mong ước cuộc sống bà con Hữu Khuông sẽ tốt đẹp hơn lên: có điện, có đường, có chợ… Để nhắc nhớ nhau, ta sẽ còn quay lại, nơi ấy… với những tin vui đón đợi.
Thương cảm nhất là các em nhỏ lớp 2-3 vì đã cắt khẩu nhường đất làm thuỷ điện mà bố mẹ quay về giờ vào trường ko được ở nội trú được bố mẹ dựng tạm cho căn lều bên bờ suối để rồi câu con cá con tôm sống qua ngày