Em cũng đến vái cụ Vật Lý này cả nón!
Chả nhẽ em lại khai thật ra em là dân làng đào chính gốc!
Thôi thì cứ sơ sơ cho cụ cách trồng dư này nhá(Em cũng nghe lỏm các cụ ông cụ bà trong nhà thui ợ): Thông thường đào trồng bằng hạt, hoặc chiết cành, sau 2 năm bắt đầu bán đc, mỗi năm họ cắt cành đi bán rồi năm sau nó lại mọc 1 cái mầm trên chính thân đó và lại đc 1 cành khác.... cắt ra rồi thì chơi xong chỉ có vứt đi cho nhanh ợ... đố cụ nào cắm xuống mờ nó ra được rễ đới! mỗi gốc chỉ dùng được độ 7-8 năm là bỏ hoặc đánh cả gốc bán luôn kiểu cây thế, chứ để nữa cành sẽ không được mập và hoa không nhiều và thắm như mấy năm đầu. Khoảng rằm tháng tám thì dùng dao sắc khoanh xung quanh gốc cắt hết vỏ vừa chạm đến thân để hãm không cho đào phát triển nữa, (dân làng gọi là thiến đào) nếu sau khi cắt mà trời mưa nhiều sẽ phải băng bó lại cho nó, nếu không nhựa cây sẽ chảy hết ra theo vết cắt cây đào cũng sẽ nghẻo ngay sau khi thiến độ 1 tháng!
cách tết khoảng 45-60 ngày tuốt hết sạch lá để cho đào ra hoa đúng vào ngày tết. ( cái này rất quan trọng vì nó phụ thuộc nhiều vào tài đoán mò thời tiết tháng tết, nếu đoán nóng thì tuốt muộn, còn đoán thời tiết lạnh sẽ phải tuốt sớm) Các cụ cao niên thường có kinh nghiệm xem thời tiết kiểu dân gian là ngắm trăng hôm rằm trung thu, năm nào trời trong vắt thì năm đó sẽ lạnh nhiều---> tuốt sớm trước tết khoảng >60 ngày, ngược lại nếu trăng đục, do trời nhiều mây thì năm đó sẽ ấm ---> tuốt lá muộn khoảng 40-45 ngày trước tết.... đấy..cứ thế mờ các cụ làm nhá.. thì thoảng chạy ra gốc cây è cho một tý vào gốc cho nó nhanh nhớn, hoa thắm!