Series ảnh về chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc (鎭國寺) nằm trên một hòn đảo phía Đông
Hồ Tây (
quận Tây Hồ), chùa có lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở
Thăng Long -
Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Là trung tâm
Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời
Lý và thời
Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.
Lịch sử
Chùa được xây dựng lần đầu vào thời vua
Lý Nam Đế (544 – 548) ở trên bãi sông Hồng, thuộc địa phận làng An Hoa, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ ngày nay)
[1]. Khi đó ngôi chùa được đặt tên là Khai Quốc. Đến triều
Lê Thái Tông thế kỷ 15, chùa được đổi tên là An Quốc. Đến năm 1615, do bờ tả bãi sông Hồng bị lở đến sát nền chùa nên dân và chính quyền đã cho dời toàn bộ chùa về hòn đảo Kim Ngư nằm gần bờ phía Đông của Hồ tây. Năm
Canh Thân (1620) con đường dẫn vào đảo cũng đã được hoàn thiện. Chùa có tên là Trấn Quốc vào cuối
thế kỷ 17, đời vua
Lê Hy Tông.
Chùa được trùng tu với quy mô lớn nhất là vào đời vua
Lê Thần Tông năm
1639. Quy mô chùa lúc này so với trước lớn hơn nhiều.
Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm
1639 về công việc tôn tạo này.
#1
Lối vào
#2
Bảo tháp (mới tu sửa) chụp từ xa
#3
Bảo tháp chụp gần
#4
Nhà thờ tổ được bố trí phía ngoài
#5
Chính điện bố trí phía trong
#6
Bên trái Chính điện là ban thờ Quan Công
(có thể vì tên chùa là Trấn Quốc nên hình mẫu Quan Công- biểu tượng
Trung với nước cao - được du nhập và trở thành biểu trưng đẹp của chùa)
#7
Gốc cây Đề mà nhân dân Ấn Độ tặng Bác Hồ nhân dịp chuyến thăm Ấn độ của người (lấy từ cây bồ đề tổ nơi Đức Phật thành Đạo)
#8
Toàn cảnh Chính điện