[ATGT] Cảnh báo thói quen "chết người" khi đi xe máy đổ đèo Tam Đảo

phucloc825828

Xe hơi
Biển số
OF-366482
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
111
Động cơ
256,090 Mã lực
Cảnh báo thói quen "chết người" khi đi xe máy đổ đèo Tam Đảo

THỨ HAI, 21/09/2015 15:54:00

Vntinnhanh.vn - Nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra trên cung đường đèo lên Tam Đảo do tắt máy thả trôi hoặc chạy xe tay ga.




Cảnh báo tình trạng tắt máy lao dốc trên đường Tam Đảo. (Ảnh: Ẩm Trại)



Tam Đảo là địa điểm du lịch được nhiều bạn trẻ ưa thích bởi khoảng cách không quá xa Hà Nội, giá rẻ và khung cảnh, khí hậu đẹp. Tuy nhiên, hiện tượng chạy xe tay ga và tắt máy lao dốc của những “phượt thủ” không chuyên đã dẫn tới những tai nạn đáng tiếc, thậm chí là bỏ mạng.

Vì sao tắt máy đổ dốc dễ gây tai nạn?

Đường lên Tam Đảo dốc và quanh co sẽ là thử thách lớn với những ai chưa có kinh nghiệm đi phượt. Chính vì thiếu kiến thức cơ bản mà nhiều bạn trẻ thích tắt máy đổ đèo. Do đường dốc, khúc khuỷu nên xe tăng tốc rất nhanh khiến người điều khiển phương tiện mất kiểm soát.


Tai nạn do lao dốc quá nhanh trên đường Tam Đảo

Nếu tắt máy xuống dốc, xe chỉ còn cách hãm tốc bằng phanh. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều sẽ khiến má phanh nóng và mất dần độ bám rất nguy hiểm. Bình thường, phanh bằng động cơ là giải pháp hữu hiệu cho cung đường đèo, nhưng tắt máy thì số không còn tác dụng.

Cảnh báo tình trạng nguy hiểm

Các tai nạn liên tiếp xảy ra, dù nhiều diễn đàn đã đăng tải những hình ảnh thương tâm về đổ đèo Tam Đảo để cảnh báo mọi người. Trước tình trạng nguy hiểm có chiều hướng gia tăng, một nhóm phượt thủ đã chủ động cắm những tấm biển với nội dung “Cảnh báo, xe máy tắt máy thả trôi là tai nạn” ở khắp các vị trí đổ đèo nguy hiểm trên cung đường lên Tam Đảo.


Nhóm Ẩm Trại đã đặt nhiều biển cảnh báo trên cung phượt Tam Đảo. (Ảnh: Ắm Trại)

Đó là nhóm Ẩm Trại gồm 7-8 người có chung đam mê xe đạp đường trường tại Hà Nội. Các thành viên đã ngồi lại và cùng nhau đưa ra hành động nhằm giúp xã hội giảm thiểu những tai nạn thương tâm, đặc biệt về tình trạng “thả phanh đổ dốc” của khách du lịch thiếu kinh nghiệm.


Những tai nạn đáng tiếc đã xảy ra. (Ảnh: Dantri)

Những lưu ý khi đi phượt Tam Đảo và các cung đường dốc bằng xe máy

Chạy xe máy lên Tam Đảo vừa rẻ lại mang tới cảm giác thoải mái, phấn khích cho các bạn trẻ, đặc biệt khi đổ đèo, lượn qua chỗ quanh co. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị tốt về phương tiện và kỹ thuật đi xe đường trường sẽ là một sai lầm đáng tiếc.



Đặc sản Tây Bắc mùa lúa chín cho dân "phượt"
Vntinnhanh.vn - Cứ vào độ đầu thu, mùa những thửa ruộng bậc thang vùng cao chín vàng là các phượt thủ lại nô nức lên kế hoạch khám phá Tây Bắc. Trên cung đường trải nghiệm, đừng quên thử những đặc sản độc đáo hấp dẫn của miền ngược.



Không nên tắt máy khi đổ đèo. (Ảnh: Dantri)

Chuẩn bị xe máy trước chuyến đi

- Cần mang xe đi kiểm tra trước mỗi chuyến đi để giảm khả năng hỏng hóc dọc đường ở mức thấp nhất.

- Mang theo một số dụng cụ để sửa các lỗi đơn giản về xe. Đổ đầy xăng và dầu nhớt.

Kinh nghiệm chạy xe máy trên đường phượt Tam Đảo


Đường lên Tam Đảo quanh co, dốc. (Ảnh: Vietnamnet)

- Nguyên tắc: Lên già-xuống non. Nghĩa là khi leo lên dốc thì tăng số muộn hơn còn khi đổ đèo thì về số sớm hơn.

- Không rà phanh liên tục vì làm như vậy sẽ khiến má phanh nhanh nóng, dẫn tới mất ma sát có thể cháy may-ơ và làm giảm tác dụng của phanh. Phượt thủ phải dùng số kết hợp với phanh để tạo hiệu quả tốt nhất. Nhưng cũng cần lưu ý là tránh phanh gấp, đặc biệt lúc đang vào góc nghiêng.

- Tuyệt đối không tắt máy đổ đèo, tập trung cao độ trong lúc di chuyển.

- Nếu đi xe tay ga, bạn có thể sử dụng kĩ thuật xuống dốc bằng xe tay ga.

Lê Minh

Xe tay ga không đổ đèo tốt bằng xe côn và xe số, nhưng trong trường hợp phải lựa chọn phương tiện này thì vẫn có cách để lái xe xuống đèo an toàn.

Đổ đèo bằng xe tay ga với người không có kinh nghiệm rất nguy hiểm. (Ảnh: Autopro)


Các tay lái thường ngó lơ xe tay ga trong những chuyến đi xa, đặc biệt là nếu phải đổ đèo, leo dốc. Trên thực tế, không ít vụ tai nạn đã xảy ra vì người điều khiển tay ga đi đường đồi núi. Chúng thật sự nguy hiểm với những ai chưa có kinh nghiệm trong cách xử lý loại phương tiện này.

Nguyên nhân khiến xe tay ga khó đổ đèo

Nếu so với xe côn hay xe số thì xe tay ga kém an toàn hơn khi xuống dốc. Đấy là vì người điều khiển phương tiện không thể về số thấp để hãm động cơ mà chỉ dùng phanh làm cứu cánh trong việc hãm tốc. Nhưng một nhược điểm nữa là nếu liên tục bóp phanh thì độ nóng do ma sát tạo ra sẽ làm giảm giả năng bám của phanh.




Xe tay ga đổ đèo khó hơn nhiều xe côn và xe số. (Ảnh: Autopro)




Một số người còn tắt máy khi lao dốc, nhưng điều này lại càng nguy hiểm hơn và thuộc hàng cấm kỵ. Xe tay ga phụ thuộc chủ yếu vào phanh để tạo lực hãm nên khi xe lao dốc theo quán tính lại càng khó kiểm soát hơn.

Vậy nên, kinh nghiệm quý báu khi đổ đèo cho thấy cần phải phanh bằng động cơ để tạo thêm lực cản thay vì chỉ phụ thuộc vào phanh. Nhưng xe tay ga lại sử dụng hộp số vô cấp nên đây là một vấn đề khó đối với nhiều người.

Kinh nghiệm xuống dốc bằng xe tay ga

Đầu tiên, người điều khiển phải hiểu nguyên tắc hoạt động của động cơ xe tay ga. Khi xống dốc, bộ ly hợp thường tự động nhả hoàn toàn, vì thế mà xe trôi xuống rất nhanh do côn không bám chút nào. Vậy nên để hãm tốc bằng động cơ đòi hỏi lái xe phải có kinh kiệm và thành thục động tác dưới đây.



18 mẹo nhỏ nhưng "siêu" hữu ích giúp lái xe an toàn và bảo quản phương tiện

Vntinnhanh.vn - Những mẹo nhỏ sau đây đều rất dễ thực hiện và rất hiệu quả cho các bác tài giữ an toàn khi lái xe cũng như bảo quản tốt phương tiện.





Kinh nghiệm đổ đèo cho xe tay ga. (Ảnh: Dantri)




Bạn vẫn phải dùng phanh để giảm tốc nhưng phải duy trì ở tốc độ trên 15km/h, rồi tiếp đó mớp nhẹ chút ga. Lưu ý là vừa mớm ga vừa rà phanh để giữ tốc độ ổn định khoảng 15-20 km/h, nó sẽ giúp li hợp bám. Ngay sau khi bạn cảm nhận côn đã bám thì nhả ga hoàn toàn, điều bất ngờ là côn vẫn bám và xe bị động cơ kéo giật lại.

Tuy nhiên, nếu gặp khúc cua thì bạn nên bóp phanh để giảm tốc độ xuống. Còn trong quãng đường đổ đèo phải duy trì tốc độ không chậm dưới 15km/h để mớm ga bám côn. Nếu chậm hơn, xe tự động ngắt côn và sẽ không thể thực hiện được “bí kíp” ở trên.

Lời khuyên dành cho các bạn đi phượt là nếu chưa thành thục thao tác “phanh động cơ” trên xe tay ga thì hãy chọn xe côn và xe số sẽ an toàn hơn. Hơn nữa, người điều khiển cũng nên học thêm các kĩ năng lái xe để có những chuyến đi vui vẻ và an toàn.

Lê Minh (Theo Autodaily)

 

hanhpro

Xe máy
Biển số
OF-384119
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
87
Động cơ
242,370 Mã lực
Bài viết hay và hữu ích, mời cụ 1 ly
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,891
Động cơ
384,493 Mã lực
Trươc đây. Khi người dân còn nghèo , người ta đã biết bảo nhau
Đổ dốc tam đảo bằng xe đạp thì buộc 1 cái cành cây để lôi đằng sau xe nhằm giảm vận tốc. Khi đến chỗ dốc thoải quá, xe không tự trôi được thì đạp thêm cho nó vài vòng mới đi được, chẳng sao. Rất an toàn.

Thanh niên ngày nay, tắt máy xe để đổ dốc là thiếu hiểu biết và coi thường nguy hiểm dẫn đến ......
 

lamhoangvan87

Xe lăn
Biển số
OF-358721
Ngày cấp bằng
17/3/15
Số km
10,352
Động cơ
1,108,975 Mã lực
Nơi ở
Nhổn
Em cùng từ đổ đèo Tam Đảo bằng xe tay ga. Tuyệt đối ko tắt máy là chính xác. khi nào thấy xe vượt quá tốc độ an toàn là em nhích tí gá rồi thả ra để tận dụng cái phanh động cơ. thi thoảng nhấp phanh sau và tuyệt đối ko dùng phanh trước.
 

keomutvuive

Xe điện
Biển số
OF-70842
Ngày cấp bằng
17/8/10
Số km
3,540
Động cơ
456,224 Mã lực
Nơi ở
Tam Đảo núi
tất cả các cụ đều nhầm, tắt máy hay không tắt máy không liên quan gì đến độ hãm của xe khi xuống dốc, kể cả xe ga hay xe số. Xe số thì khi vào số là đã có độ hãm (hãm nhiều hãm ít là do số lớn số bé). còn xe ga, khi cụ để cho côn bám thì tắt máy côn vẫn bám. đến ngưỡng tốc độ nhỏ(10 -20km/h tùy vào thợ họ chỉnh) thì côn sẽ không không bám nữa, chỉ cần nhíc ga 1 tí là lại bám như thường. Báo nói xe ga kém an toàn khi vào cua do không có độ bám như xe số là sai. xe ga khó vào cua do trọng tâm của xe, thiết kế đặc trưng của xe chứ không phải là do xe số xe ga. Bài viết cảm tính, thiếu khoa học
 

Leo.Yamaha

Xe tăng
Biển số
OF-154047
Ngày cấp bằng
25/8/12
Số km
1,648
Động cơ
366,806 Mã lực
Cẩm nang cho các phựơt thủ, nói chung ở các cung đường chứ không riêng mỗi Tam Đảo
 

TuanHung1

Xe tăng
Biển số
OF-137227
Ngày cấp bằng
4/4/12
Số km
1,170
Động cơ
379,780 Mã lực
Tuổi
37
tất cả các cụ đều nhầm, tắt máy hay không tắt máy không liên quan gì đến độ hãm của xe khi xuống dốc, kể cả xe ga hay xe số. Xe số thì khi vào số là đã có độ hãm (hãm nhiều hãm ít là do số lớn số bé). còn xe ga, khi cụ để cho côn bám thì tắt máy côn vẫn bám. đến ngưỡng tốc độ nhỏ(10 -20km/h tùy vào thợ họ chỉnh) thì côn sẽ không không bám nữa, chỉ cần nhíc ga 1 tí là lại bám như thường. Báo nói xe ga kém an toàn khi vào cua do không có độ bám như xe số là sai. xe ga khó vào cua do trọng tâm của xe, thiết kế đặc trưng của xe chứ không phải là do xe số xe ga. Bài viết cảm tính, thiếu khoa học
Vậy xe ga tắt máy rồi khi trôi quá 20klm/h thì nhích ga kiểu gì bác. hay lúc đó bật chía khóa ga 1 cái lại tắt đi
chốt 1 câu là đổ đèo xe máy oto mà tắt máy thì chết là phải. còn vẩn mở máy mà chết là do thiếu hiểu biết. Tắt máy chết thì do NGU :D
 

keomutvuive

Xe điện
Biển số
OF-70842
Ngày cấp bằng
17/8/10
Số km
3,540
Động cơ
456,224 Mã lực
Nơi ở
Tam Đảo núi
Vậy xe ga tắt máy rồi khi trôi quá 20klm/h thì nhích ga kiểu gì bác. hay lúc đó bật chía khóa ga 1 cái lại tắt đi
chốt 1 câu là đổ đèo xe máy oto mà tắt máy thì chết là phải. còn vẩn mở máy mà chết là do thiếu hiểu biết. Tắt máy chết thì do NGU :D
e không khuyến khich tắt máy đổ đèo mà e đang nói nguyên lí hãm và bám côn của xe ga cụ ạ, Báo chí nói cứ tắt máy đổ dèo là côn không bám không hãm là sai. xe số thì cứ có số là côn bám. Còn cụ đừng nói người khác ngu làm gì, ai cũng có cái khôn cái ngu, e tin cụ cũng Ngu nhiều đấy.
 

InG2010

Xe tải
Biển số
OF-341717
Ngày cấp bằng
6/11/14
Số km
411
Động cơ
277,554 Mã lực
Từ ngày chia tay em Rim chiến là em không dám đi những cung đường ntn nữa.
Sợ lắm.
 

Apple Like

Xe hơi
Biển số
OF-326036
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
135
Động cơ
287,429 Mã lực
Cách đây mấy năm thời còn đi xem máy em còn phải mượn dream chiến của ông anh để đi Tam Đảo. Đi thấy ngon lành.
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,301
Động cơ
1,602,119 Mã lực
Tam Đảo đi xe số thì quá bt, còn xe ga e nhường các cụ :))
 

vinaac

Xe máy
Biển số
OF-184537
Ngày cấp bằng
10/3/13
Số km
75
Động cơ
335,000 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E đã từng đi Tam Đảo bằng xe số tự động thấy cũng "trơn chu" :)
 

hanhpro

Xe máy
Biển số
OF-384119
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
87
Động cơ
242,370 Mã lực
nhiều tai nạn đường đèo này lắm rồi mà vẫn thấy nhiều bác cứ phượt vi vu
 

senhong

Xe tăng
Biển số
OF-181022
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,475
Động cơ
350,826 Mã lực
nhiều tai nạn đường đèo này lắm rồi mà vẫn thấy nhiều bác cứ phượt vi vu
Tất cả xe số tự động hay số sàn, xe máy số,hay ga nhà sản xuất đã tính toán cho người sử dụng rồi. Chỉ có ngồi lên là đi,lên đèo hay xuống đèo được hết,rất an toàn, chẳng qua người sử dung thiếu hiểu biết mà thôi.
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
11,020
Động cơ
1,043,059 Mã lực
Cảnh báo thói quen "chết người" khi đi xe máy đổ đèo Tam Đảo

THỨ HAI, 21/09/2015 15:54:00

Vntinnhanh.vn - Nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra trên cung đường đèo lên Tam Đảo do tắt máy thả trôi hoặc chạy xe tay ga.




Cảnh báo tình trạng tắt máy lao dốc trên đường Tam Đảo. (Ảnh: Ẩm Trại)



Tam Đảo là địa điểm du lịch được nhiều bạn trẻ ưa thích bởi khoảng cách không quá xa Hà Nội, giá rẻ và khung cảnh, khí hậu đẹp. Tuy nhiên, hiện tượng chạy xe tay ga và tắt máy lao dốc của những “phượt thủ” không chuyên đã dẫn tới những tai nạn đáng tiếc, thậm chí là bỏ mạng.

Vì sao tắt máy đổ dốc dễ gây tai nạn?

Đường lên Tam Đảo dốc và quanh co sẽ là thử thách lớn với những ai chưa có kinh nghiệm đi phượt. Chính vì thiếu kiến thức cơ bản mà nhiều bạn trẻ thích tắt máy đổ đèo. Do đường dốc, khúc khuỷu nên xe tăng tốc rất nhanh khiến người điều khiển phương tiện mất kiểm soát.


Tai nạn do lao dốc quá nhanh trên đường Tam Đảo

Nếu tắt máy xuống dốc, xe chỉ còn cách hãm tốc bằng phanh. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều sẽ khiến má phanh nóng và mất dần độ bám rất nguy hiểm. Bình thường, phanh bằng động cơ là giải pháp hữu hiệu cho cung đường đèo, nhưng tắt máy thì số không còn tác dụng.

Cảnh báo tình trạng nguy hiểm

Các tai nạn liên tiếp xảy ra, dù nhiều diễn đàn đã đăng tải những hình ảnh thương tâm về đổ đèo Tam Đảo để cảnh báo mọi người. Trước tình trạng nguy hiểm có chiều hướng gia tăng, một nhóm phượt thủ đã chủ động cắm những tấm biển với nội dung “Cảnh báo, xe máy tắt máy thả trôi là tai nạn” ở khắp các vị trí đổ đèo nguy hiểm trên cung đường lên Tam Đảo.


Nhóm Ẩm Trại đã đặt nhiều biển cảnh báo trên cung phượt Tam Đảo. (Ảnh: Ắm Trại)

Đó là nhóm Ẩm Trại gồm 7-8 người có chung đam mê xe đạp đường trường tại Hà Nội. Các thành viên đã ngồi lại và cùng nhau đưa ra hành động nhằm giúp xã hội giảm thiểu những tai nạn thương tâm, đặc biệt về tình trạng “thả phanh đổ dốc” của khách du lịch thiếu kinh nghiệm.


Những tai nạn đáng tiếc đã xảy ra. (Ảnh: Dantri)

Những lưu ý khi đi phượt Tam Đảo và các cung đường dốc bằng xe máy

Chạy xe máy lên Tam Đảo vừa rẻ lại mang tới cảm giác thoải mái, phấn khích cho các bạn trẻ, đặc biệt khi đổ đèo, lượn qua chỗ quanh co. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị tốt về phương tiện và kỹ thuật đi xe đường trường sẽ là một sai lầm đáng tiếc.



Đặc sản Tây Bắc mùa lúa chín cho dân "phượt"
Vntinnhanh.vn - Cứ vào độ đầu thu, mùa những thửa ruộng bậc thang vùng cao chín vàng là các phượt thủ lại nô nức lên kế hoạch khám phá Tây Bắc. Trên cung đường trải nghiệm, đừng quên thử những đặc sản độc đáo hấp dẫn của miền ngược.



Không nên tắt máy khi đổ đèo. (Ảnh: Dantri)

Chuẩn bị xe máy trước chuyến đi

- Cần mang xe đi kiểm tra trước mỗi chuyến đi để giảm khả năng hỏng hóc dọc đường ở mức thấp nhất.

- Mang theo một số dụng cụ để sửa các lỗi đơn giản về xe. Đổ đầy xăng và dầu nhớt.

Kinh nghiệm chạy xe máy trên đường phượt Tam Đảo


Đường lên Tam Đảo quanh co, dốc. (Ảnh: Vietnamnet)

- Nguyên tắc: Lên già-xuống non. Nghĩa là khi leo lên dốc thì tăng số muộn hơn còn khi đổ đèo thì về số sớm hơn.

- Không rà phanh liên tục vì làm như vậy sẽ khiến má phanh nhanh nóng, dẫn tới mất ma sát có thể cháy may-ơ và làm giảm tác dụng của phanh. Phượt thủ phải dùng số kết hợp với phanh để tạo hiệu quả tốt nhất. Nhưng cũng cần lưu ý là tránh phanh gấp, đặc biệt lúc đang vào góc nghiêng.

- Tuyệt đối không tắt máy đổ đèo, tập trung cao độ trong lúc di chuyển.

- Nếu đi xe tay ga, bạn có thể sử dụng kĩ thuật xuống dốc bằng xe tay ga.

Lê Minh

Xe tay ga không đổ đèo tốt bằng xe côn và xe số, nhưng trong trường hợp phải lựa chọn phương tiện này thì vẫn có cách để lái xe xuống đèo an toàn.

Đổ đèo bằng xe tay ga với người không có kinh nghiệm rất nguy hiểm. (Ảnh: Autopro)


Các tay lái thường ngó lơ xe tay ga trong những chuyến đi xa, đặc biệt là nếu phải đổ đèo, leo dốc. Trên thực tế, không ít vụ tai nạn đã xảy ra vì người điều khiển tay ga đi đường đồi núi. Chúng thật sự nguy hiểm với những ai chưa có kinh nghiệm trong cách xử lý loại phương tiện này.

Nguyên nhân khiến xe tay ga khó đổ đèo

Nếu so với xe côn hay xe số thì xe tay ga kém an toàn hơn khi xuống dốc. Đấy là vì người điều khiển phương tiện không thể về số thấp để hãm động cơ mà chỉ dùng phanh làm cứu cánh trong việc hãm tốc. Nhưng một nhược điểm nữa là nếu liên tục bóp phanh thì độ nóng do ma sát tạo ra sẽ làm giảm giả năng bám của phanh.




Xe tay ga đổ đèo khó hơn nhiều xe côn và xe số. (Ảnh: Autopro)




Một số người còn tắt máy khi lao dốc, nhưng điều này lại càng nguy hiểm hơn và thuộc hàng cấm kỵ. Xe tay ga phụ thuộc chủ yếu vào phanh để tạo lực hãm nên khi xe lao dốc theo quán tính lại càng khó kiểm soát hơn.

Vậy nên, kinh nghiệm quý báu khi đổ đèo cho thấy cần phải phanh bằng động cơ để tạo thêm lực cản thay vì chỉ phụ thuộc vào phanh. Nhưng xe tay ga lại sử dụng hộp số vô cấp nên đây là một vấn đề khó đối với nhiều người.

Kinh nghiệm xuống dốc bằng xe tay ga

Đầu tiên, người điều khiển phải hiểu nguyên tắc hoạt động của động cơ xe tay ga. Khi xống dốc, bộ ly hợp thường tự động nhả hoàn toàn, vì thế mà xe trôi xuống rất nhanh do côn không bám chút nào. Vậy nên để hãm tốc bằng động cơ đòi hỏi lái xe phải có kinh kiệm và thành thục động tác dưới đây.



18 mẹo nhỏ nhưng "siêu" hữu ích giúp lái xe an toàn và bảo quản phương tiện

Vntinnhanh.vn - Những mẹo nhỏ sau đây đều rất dễ thực hiện và rất hiệu quả cho các bác tài giữ an toàn khi lái xe cũng như bảo quản tốt phương tiện.





Kinh nghiệm đổ đèo cho xe tay ga. (Ảnh: Dantri)




Bạn vẫn phải dùng phanh để giảm tốc nhưng phải duy trì ở tốc độ trên 15km/h, rồi tiếp đó mớp nhẹ chút ga. Lưu ý là vừa mớm ga vừa rà phanh để giữ tốc độ ổn định khoảng 15-20 km/h, nó sẽ giúp li hợp bám. Ngay sau khi bạn cảm nhận côn đã bám thì nhả ga hoàn toàn, điều bất ngờ là côn vẫn bám và xe bị động cơ kéo giật lại.

Tuy nhiên, nếu gặp khúc cua thì bạn nên bóp phanh để giảm tốc độ xuống. Còn trong quãng đường đổ đèo phải duy trì tốc độ không chậm dưới 15km/h để mớm ga bám côn. Nếu chậm hơn, xe tự động ngắt côn và sẽ không thể thực hiện được “bí kíp” ở trên.

Lời khuyên dành cho các bạn đi phượt là nếu chưa thành thục thao tác “phanh động cơ” trên xe tay ga thì hãy chọn xe côn và xe số sẽ an toàn hơn. Hơn nữa, người điều khiển cũng nên học thêm các kĩ năng lái xe để có những chuyến đi vui vẻ và an toàn.

Lê Minh (Theo Autodaily)
Khú khú, mình được lên hình cơ đấy.

e không khuyến khich tắt máy đổ đèo mà e đang nói nguyên lí hãm và bám côn của xe ga cụ ạ, Báo chí nói cứ tắt máy đổ dèo là côn không bám không hãm là sai. xe số thì cứ có số là côn bám. Còn cụ đừng nói người khác ngu làm gì, ai cũng có cái khôn cái ngu, e tin cụ cũng Ngu nhiều đấy.
tất cả các cụ đều nhầm, tắt máy hay không tắt máy không liên quan gì đến độ hãm của xe khi xuống dốc, kể cả xe ga hay xe số. Xe số thì khi vào số là đã có độ hãm (hãm nhiều hãm ít là do số lớn số bé). còn xe ga, khi cụ để cho côn bám thì tắt máy côn vẫn bám. đến ngưỡng tốc độ nhỏ(10 -20km/h tùy vào thợ họ chỉnh) thì côn sẽ không không bám nữa, chỉ cần nhíc ga 1 tí là lại bám như thường. Báo nói xe ga kém an toàn khi vào cua do không có độ bám như xe số là sai. xe ga khó vào cua do trọng tâm của xe, thiết kế đặc trưng của xe chứ không phải là do xe số xe ga. Bài viết cảm tính, thiếu khoa học
Em thấy còm của cụ thể hiện cụ chưa hiểu gì về xe ga. Xe ga thì dùng côn văng. Ở tốc độ cầm chừng thì côn không bám vào bố, nên xe đứng yên. Khi ga lên côn văng ra , bám vào bố lúc đó xe mới di chuyển. Vì vậy đi tốc độ 100km/h hay 1km trên giờ thì không khác gì nhau cả.
Vậy nguyên tắc đổ dốc xe ga là: nổ máy, ga lên vượt qua ngưỡng cầm chừng cho côn bám bố. Khi đó đổ dốc tốc độ xe có lên cao thì động cơ sẽ bị kéo theo dẫn đến giảm tốc độ. Đấy là nguyên tắc phanh bằng động cơ.
Các trường hợp đổ đèo bị tai nạn trên TĐ phần lớn là do dùng phanh nhiều dẫn đến nóng, nở đầu làm phanh mất hiệu lực. Hôm xuống bọn em đã phải cứu hộ mấy trường hợp như vậy.
 

thanh73

Xe hơi
Biển số
OF-109526
Ngày cấp bằng
18/8/11
Số km
107
Động cơ
392,370 Mã lực
tất cả các cụ đều nhầm, tắt máy hay không tắt máy không liên quan gì đến độ hãm của xe khi xuống dốc, kể cả xe ga hay xe số. Xe số thì khi vào số là đã có độ hãm (hãm nhiều hãm ít là do số lớn số bé). còn xe ga, khi cụ để cho côn bám thì tắt máy côn vẫn bám. đến ngưỡng tốc độ nhỏ(10 -20km/h tùy vào thợ họ chỉnh) thì côn sẽ không không bám nữa, chỉ cần nhíc ga 1 tí là lại bám như thường. Báo nói xe ga kém an toàn khi vào cua do không có độ bám như xe số là sai. xe ga khó vào cua do trọng tâm của xe, thiết kế đặc trưng của xe chứ không phải là do xe số xe ga. Bài viết cảm tính, thiếu khoa học
Cái chỗ đỏ đỏ cụ viết sai cơ bản rồi. Nếu tắt máy thì hãm bằng gì ngoài phanh hả cụ???
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top