Chào các cụ.
Nhân nói về HNC em cũng bị dính một phốt.
Kể lại chuyện này không phải là dìm hàng của HNC bởi vì em biết HNC là một công ty tương đối lớn trong lĩnh vực chuyển phát tuy nhiên chỉ vì những việc vụn vặt nếu không xử lý khéo sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của bản thân.
Em xin tóm tắt lại bởi chuyện này xảy ra cách đây 5 năm nên nhiều chi tiêt không còn nhớ chính xác.
Công ty em ban đầu không có giao dịch với HNC mà chỉ gửi hàng hóa thông qua công ty chuyển phát NDN. Công ty NDN này lại là đối tác của HNC, do đó toàn bộ hàng hóa của bên em chuyển qua NDN đều được NDN chuyển tiếp qua HNC để chuyển phát.
Chuyện không có gì đáng nói nếu không phát sinh công nợ giữa NDN với HNC. Mâu thuẫn giữa hai bên không giải quyêt được nên HNC giữ ngay lô hàng của bọn em để gây áp lực với NDN.
Sau khi tự điều tra bọn em biết hàng của mình đang do HNC giữ, em đã chủ động liên lạc cũng như sang trực tiếp làm việc với HNC, tuy nhiên Ban Giám đốc cố tình lẩn tránh không tiếp xúc mà cử một nhân viên kinh doanh ra nói chuyện trả lời không đầu không cuối. Em đề nghị cho tiếp tục chuyển phát theo vận đơn hoặc lấy lại hàng nhưng HNC không thực hiện. Khi em liên lạc được với Giám đốc HNC thì Mr Phúc trả lời em qua điện thoại là sang NDN mà đòi, trong khi đó NDN cũng củ chuối không kém khi trả lời bên em là hàng đã được gửi đi mặc dù họ biết thừa là hàng của em vẫn đang trong kho của HNC.
Thấp cổ bé họng chẳng biết kêu ai nên em làm công văn gửi lên báo Công an nhân dân và kết quả là:
Gửi chuyển phát nhanh, bị giữ hàng để siết nợ
10:40, 27/06/2008
Là khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh nhưng sau 20 ngày, số hàng hoá gửi đi vẫn chưa đến nơi nhận. Tìm hiểu, khách hàng này mới biết hàng hoá của mình bị giữ lại do nhà cung cấp dịch vụ dính líu vào một vụ nợ nần. Đó là trường hợp của Công ty TXYZ.
Ông ABC, Trưởng văn phòng đại diện Công ty TNHH XYZ gửi đơn đến Báo CAND phản ánh, ngày 6/5, công ty mình sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty NDN, địa chỉ 162 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội để gửi 1 kiện hàng và 1 bưu phẩm đến địa chỉ ........, Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Thời gian vận chuyển 24 giờ, với vận đơn số 346.
Ngày 7/6, ông ABC nhận được tin từ nhân viên của Công ty NDN là hàng đang gửi tại sân bay vì bị ướt và hẹn sáng hôm sau hàng chuyển đi theo kế hoạch. Cùng ngày 7/6, Công ty XYZ lại gửi tiếp 1 bưu kiện, 1 bưu phẩm bằng dịch vụ của Công ty NDN và số hàng này đến địa chỉ yêu cầu vào ngày 8/6. Riêng số hàng hoá gửi ngày 6/5 cho đến ngày 13/5, Công ty XYZ kiểm tra vẫn chưa thấy nhận được.
Ông ABCđã liên lạc với Công ty NDN nhiều lần nhưng người có trách nhiệm của công ty này viện lý do là nhân viên giao nhận hàng đã nghỉ việc nên chưa giải quyết được.
Tuy nhiên, ông Tuấn đã liên lạc trực tiếp với nhân viên giao nhận hàng của Công ty NDN và được cho biết, số hàng trên đã chuyển đến Công ty cổ phần Chuyển phát nhanh hợp nhất miền Bắc, địa chỉ ở số 1, lô 12B, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Công ty HNC). Ngoài ra, nhân viên này còn cho biết, do Công ty NDN đang nợ tiền của Công ty HNC nên bị công ty này giữ lại để gây áp lực.
Ngày 4/6, Công ty XYZ đã đến Công ty HNC để làm việc nhưng không gặp được người có trách nhiệm. Qua điện thoại, ông ABC được một vị đại diện của Công ty HNC yêu cầu đến làm việc trực tiếp với Công ty NDN.
Ngày 25/6, ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó Giám đốc Công ty NDN khi trao đổi với chúng tôi luôn miệng nói rằng: "Chúng tôi cũng là nạn nhân". Ông Hoàng lý giải, số hàng hoá của Công ty XYZ được nhân viên của ông là anh Nam nhận và chuyển đến Công ty HNC. Tuy nhiên, anh Nam đã làm chui bởi khi gửi hàng đến Công ty HNC không có chữ ký của anh Hoàng. Hiện nay, anh Nam tự ý nghỉ việc, công ty không thể liên lạc với anh này. Dù đã làm hợp đồng ở Công ty NDN 2 năm nhưng trong hồ sơ của anh Nam chỉ nói địa chỉ chung chung là ở Hà Tây. Ông không hiểu tại sao anh ABC (Trưởng văn phòng đại diện Công ty XYZ) lại có phiếu gửi của Công ty HNC với số vận đơn là 504047.
Ông Hoàng thừa nhận khi nhận hàng của Công ty XYZ, anh Nam là người của mình nên không thể phủ nhận trách nhiệm. Vì vậy, ông đã 3 lần fax văn bản sang Công ty HNC hỏi lý do tại sao công ty này giữ số hàng anh Nam gửi ngày 6/5 nhưng chưa được phúc đáp. Ông Hoàng cũng thừa nhận công ty mình có nợ một số tiền cước của Công ty HNC "nhưng đó là hai việc khác nhau", ông Hoàng nói.
Đến thời điểm hiện nay, số hàng của Công ty XYZ gửi bị giữ 20 ngày, nhưng ông Hoàng vẫn khẳng định để giải quyết phải có lộ trình?! Ông Hoàng cũng cho biết thêm, nhân viên Nam cũng không được vụ lợi gì trong việc này vì cước phí anh ta cũng chưa nhận từ Công ty XYZ. Vậy tại sao anh Nam gửi số hàng trên khi chưa có chữ ký của ông Hoàng? Phải chăng đó là một cách làm tùy tiện, cẩu thả?
Ông Nguyễn Trần Phúc, Giám đốc Công ty HNC cho biết, Công ty NDN không phải là đại lý cũng như khách hàng truyền thống của công ty mình dù đây là đơn vị từng gửi hàng hoá bằng dịch vụ chuyển phát nhanh của HNC. Ông khẳng định có việc HNC giữ số hàng hoá của Công ty Á Châu do NDN gửi vì "một số nhân viên đã hành xử tiêu cực do thiếu hiểu biết". Lý do một số nhân viên của mình giữ lô hàng trên là do Công ty NDN nợ của HNC 8 triệu đồng tiền cước. Nguyên nhân khiến một số nhân viên của ông xử lý tiêu cực như vậy là do số tiền nợ của NDN là mồ hôi, công sức cũng như vốn liếng họ bỏ ra thành lập công ty.
Ông Phúc cũng cho biết đã chỉ đạo nhân viên trả số hàng trên cho Công ty XYZ. Điều kiện đưa ra là Công ty NDN phải đến ký nhận là lấy số hàng này. Ông mong Công ty XYZ phải hợp tác với HNC để giải quyết.
Như vậy, 1 bưu phẩm, 1 kiện hàng của Công ty XYZ gửi đi sau 20 ngày vẫn chưa nhận đến nơi và cũng chưa nhận lại dù sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh. Chắc hẳn lần sau Công ty Á Châu nói riêng và khách hàng nói chung sẽ cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng dịch vụ này. Qua vụ việc này thấy rằng bản thân nhà cung cấp dịch vụ đã không tuân thủ Luật Bưu chính - Viễn thong
Nguồn: http://ca.cand.com.vn/vi-VN/bandocvaCAND/DTtheoyeucau/2008/6/129848.cand?
Tiếp tục
Cty Thang máy XYZ đã nhận lại lô hàng
3:27, 08/07/2008
Ông ABC, Trưởng văn phòng đại diện Công ty XYZ tại Hà Nội cho biết, chiều 26/6, ông nhận được điện thoại của HNC mời lên nhận hàng. Sau khi đại diện của Công ty NDN ký xác nhận, ông đã nhận đủ số hàng.
Báo CAND đăng bài viết "Gửi chuyển phát nhanh, bị giữ hàng để siết nợ". Bài viết đề cập đến việc, ngày 6/5, Công ty XYZ sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty NDN, địa chỉ 162 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội để gửi 1 kiện hàng và 1 bưu phẩm đến địa chỉ ......., Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, thời gian vận chuyển 24h. Tuy nhiên, cho đến ngày 25/6, số hàng trên vẫn chưa đến nơi theo thỏa thuận.
Tìm hiểu, Công ty XYZ biết số hàng hóa trên đang bị Công ty cổ phần Chuyển phát nhanh hợp nhất miền Bắc, địa chỉ ở số 1, lô 12B, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội (Công ty HNC) giữ lại. Nguyên nhân của việc làm này là do Công ty NDN đang là "con nợ" của Công ty HNC.
Chúng tôi nhận thông tin phản hồi của ông Nguyễn Trần Phúc, Giám đốc Công ty HNC. Ông Phúc cho biết: Tiếp nhận thông tin từ Báo CAND, ông đã chỉ đạo nhân viên phải thực hiện việc trao trả lô hàng này cho Công ty XYZ ngay ngày 26/6. Việc giữ số hàng trên không phải do ý kiến chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty, mà chỉ do một số nhân viên tự ý xử lý một cách tiêu cực.
Ông ABC, Trưởng văn phòng đại diện Công ty XYZ tại Hà Nội cho biết, chiều 26/6, ông nhận được điện thoại của HNC mời lên nhận hàng. Sau khi đại diện của Công ty NDN ký xác nhận, ông đã nhận đủ số hàng.
Ông ABC cũng cho biết thêm, thiệt hại về vật chất từ vụ việc này gây ra cho công ty ông không lớn nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín. Từ sự việc này, ông rất tiếc phải cân nhắc khi lựa chọn để tìm nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh mỗi khi có nhu cầu
Nguồn: http://ca.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2008/8/130452.cand