Nguy hiểm quá, nhà em cứ dùng là tắt công tắc, không biết như vậy đã đủ chưa.
Thế nên có vấn đề gì xảy ra, toàn đổ tại số- Vấn đề là ở mình yêu cầu tiếp đất là xa xỉ cụ nhé
- Vấn đề tắt bình thì cũng tùy nhé, em đã nói ở mấy còm trước!
- Vấn đề nữa là nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nhé, thiết bị chống giật cũng phải được kiểm tra thường xuyên, thỉnh thoảng phải test xem nó còn hoạt động không, vì để lâu nó kẹt thì ...lại đổ tại số.
- Tiếp nữa là nên kiểm tra lau chùi xung quanh bộ rơ le nhiệt cụ nhé, phần lớn bị rò điện là ở bộ này.
Và nhấn mạnh rằng tất cả các loại thiết bị nên tuân thủ khuyến cáo của nhà SX, ở ta hay có thói quen dùng đến khi thấy hỏng mới kiểm tra, bảo dưỡng...do đó dùng cái gì cũng có rủi ro hết, và với cách dùng ở ta thì tỷ lệ rủi ro cao hơn nhiều!
dù mới hay cũ nhưng e nghe nhiều nên rất hãi. Cứ bật lên 10-15 phút xong tắt rồi mới yên tâm tắm, ko tắm lúc vẫn đỏ đèn @@ Cẩn tắc vô áy náyHàng xóm nhà e có con bé mới hôm qua bị điện giật do sử dụng bình nóng lạnh đó. (Mới sinh e bé được 3 tháng nên dùng nc nóng tắm). Theo ngu ý của e thì có thể bị dò điện. Thương quá đi thôi, nhất là e bé đang còn bú mẹ!
Ống kẽm an toàn hơn chứ cụ ơi, ống kẽm chôn trong tường coi như một thứ nối đất chống giật. Ống nhựa mới sợ hở điện cụ nháBây giờ đường dẫn nước nóng/lạnh dung ống PP-R chắc an toàn hơn ống kẽm ngày xưa
Hình như cụ cắt dán mà không hiểu gì thì phải? thế khi bị giật là dòng điện nào hả cụ? chống dòng rò là chống cái gì? tại sao phải chống? cụ tìm cho em xem cái ELCB nào cắt một cực với, đã sinh ra cái chống dòng rò mà cắt một cực thì vẽ ra cho vui à cụ? về mặt kinh tế cùng 1 nguyên lý chống rò, bớt đi 1 cực thì lợi đươc bao nhiêu tiền/120k hả cụ?Về cái chống giật, bản chất nó không phải là chống giật đâu. Bọn bán hàng nó kêu như vậy cho oai, dễ bán hàng cứ tin vào nó nói như thế là chết đấy. Cái ELCB nó là chống dòng điện rò, tức là khi dòng điện vào và ra thiết bị có chênh lệch nhau thì nó sẽ cắt. Mấy cái loại rẻ tiền thì nó chỉ cắt một pha thôi nhé, như vậy nếu lắp không cẩn thận thì nó cắt rồi vẫn bì giật như thường ý. Không biết các bác thế nào, chứ em chẳng tin cái dây chống giật 120k nó bảo vệ được cho gia đình và bản thân em không bị giật đâu.
--------------------------Hình như cụ cắt dán mà không hiểu gì thì phải? thế khi bị giật là dòng điện nào hả cụ? chống dòng rò là chống cái gì? tại sao phải chống? cụ tìm cho em xem cái ELCB nào cắt một cực với, đã sinh ra cái chống dòng rò mà cắt một cực thì vẽ ra cho vui à cụ? về mặt kinh tế cùng 1 nguyên lý chống rò, bớt đi 1 cực thì lợi đươc bao nhiêu tiền/120k hả cụ?
Nếu cụ biết về kỹ thuật thì hãy chém, đừng lên đây chém linh tinh gây hoang mang cho các cụ nhé! riêng về điện tôi có thể tranh luận với cụ vài trăm trang cũng được
À quên, tôi không buôn bán hay kinh doanh gì về thiết bị điện dân dụng nên cụ có thể hỏi tôi thoải mái các vấn đề về điện, tôi sẽ trả lời cụ đầy đủ
Cụ nên nhớ người chỉ bị điện giật cơ thể người tạo thành mạch khép kín, ở đây đất cũng được hiểu là mạch dẫn điện. Cụ chỉ bị giật khi cụ đồng thời chạm vào dây nóng (lửa - line) và cơ thể của cụ tiếp xúc với mặt đất, như vậy sẽ xuất hiện dòng điện chạy chạy từ dây nóng => cơ thể => xuống đất. Như vậy cụ có thể hiểu tính năng của ELCB là để chống lại dòng dò này.--------------------------
Trường hợp không bằng nhau tức là có dòng rò. Như vậy có thể nói dòng rò tức là dòng đi và về trên 2 dây không bằng nhau thôi ạ, còn nếu có điện truyền qua người thì là điện giật ạ. Đây là văn của em nói cho dễ hiểu thôi, chứ trình bầy kiểu kỹ sư thì em không làm được.
Cái ELCB ở trên này có nhiều cụ đã thảo luận rồi, các cụ cứ tìm hiểu thêm. Cái này cứ có dòng rò là nó cắt, không cứ là truyền qua người hay truyền xuống đất.
"Cầu giao chống rò điện đất (tiếng Anh: Earth leakage circuit breaker và được viết tắt thông dụng là ELCB) là một thiết bị dùng để cắt nguồn điện nếu như phát hiện ra dòng điện rò rỉ xuống đất".
ELCB loại current operated (vận hành dựa trên so sánh dòng điện) có cấu tạo giống như một aptomat nhưng có thêm mạch điện so sánh dòng điện đi qua nó về phía thiết bị tiêu thụ điện. ELCB so sánh dòng điện theo các chiều đi và về trong mỗi chu kỳ để phát hiện sự chênh lệch nhau để ngắt điện thông qua một cuộn dây cảm ứng với tất cả các dây pha (bao gồm dây trung tính nếu có) đi qua nó. Nếu xuất hiện sự chênh lệch dòng điện đi và về có nghĩa là xuất hiện một dòng điện đi khỏi thiết bị tiêu thụ điện rò xuống đất thì ELCB so sánh mức độ dòng dò với ngưỡng cho phép của nó để có thể ngắt điện.
OK cụ phần này cảnh báo cắt 1 cực theo đúng hãng cảnh báo, mình chưa xem trực tiếp cái bình này do đó nếu đúng thế này thì là nhà SX "ăn cắp", bởi vì với điện lưới sinh hoạt thì dây mass (N) không bao giờ là 0V cả, do đó sờ vào vẫn giật như thường (tất nhiên yếu hơn dây lửa -L). Có thể cần phân biệt L-N khi trong mạch điều khiển công suất của bình dùng nguyên lý cắt pha điện áp do đó mạch điều khiển cần đồng bộ phục vụ cho việc điều khiển. Còn đã là thiết bị an toàn ELCB phải là cắt 2 cực....nói thật nếu thực sự bình này như nhà SX khuyến cáo thì không nên dùng - nhất là bình nóng trực tiếp, không thể cắt điện lúc sử dụng được--------------------------
Còn chuyện cắt 1 cực thì em đã em tại hướng dẫn của máy nước nóng Ariston, loại đun trực tiếp. Trong đó khuyến cáo khi đấu điện phải đấu đúng cực, do ELCB chỉ cắt 1 cực.
Đây là link: http://www.ariston.com/vn/M%C3%A1y_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_n%C3%B3ng_d%C3%B9ng_%C4%91i%E1%BB%87n/media/files/458_bello.pdf
Cụ xem ở trang 14, dòng từ 7-10: "Sản phẩm này được trang bị thiết bị chống rò điện ELCB đơn cực, trường hợp có dò điện người sử dụng sẽ được bảo vệ chỉ khi dây pha và dây trung tính được kết nối theo đúng chỉ dẫn">
Em không phải là dân kỹ thuật, nhưng việc ở nhà phải tự làm nhiều nên có một chút để chia sẻ với các cụ thôi. Có gì sai cụ cứ chỉ giáo, cám ơn cụ!