Tranh luận hòa bình với cụ nhé: Chủ quyền và lãnh thổ là các khái niệm gắn liền với quốc gia. Trước đó ở Palestin không có quốc gia nên cũng không có khái niệm chủ quyền.
Cái có thể cân nhắc ở đây là khái niệm "lãnh địa". Khái niệm này sơ khai hơn chủ quyền, gắn với sự tồn tại các bộ lạc hoặc nhóm, băng đảng. Có thể nhìn Palestin là nơi mà người Arab bản địa coi là lãnh địa của họ, và thực tế đã là như vậy trong khoảng 1.600 năm, một thời gian đủ dài để xóa nhòa tất cả các liên hệ lịch sử từ trước đó.
Lý luận "vì người Do thái đã ở đó cả ngàn năm nên giờ họ quay lại lập quốc là hợp lý" thực ra hoàn toàn không hợp lý chút nào. Bất biết vì lý do gì, việc anh không ở đó hơn 1000 năm là quá đủ để anh mất quyền với vùng đất này. Cái cần cân nhắc là hiện trạng của vùng đất và những động thái của con người trên đó.
Như tôi đã nói ở trên, người Arab Palestin hoàn toàn có tư cách coi Palestin là lãnh địa của họ. Nhưng đáng tiếc là họ lại không ý thức được ở xã hội ngày nay, chỉ "lãnh địa" là không đủ mà phải nâng cao hơn thành "lãnh thổ có chủ quyền", tức là phải có nhà nước. Họ đã quá nhẹ dạ tin vào người Anh, và sau đó lại quá mất đoàn kết không thành lập nổi nhà nước của mình, và bây giờ họ phải trả giá.
Người Ả rập coi đó là đất của họ, thì người Do thái cũng vậy. Người Ả rập mạnh hơn, nên ở được đông hơn; người Do thái yếu hơn, nên ít người ở đó hơn, thỉnh thoảng lại bị thảm sát, bị đuổi đi. Nhưng người Do thái vẫn bám trụ ở lại, và mỗi khi có cơ hội lại kéo nhau quay về trong suốt chiều dài lịch sử, chứ không phải chỉ có mỗi hồi thế kỷ 20 như một số cụ hiểu sai.
Thế nên nói chuyện 1600 năm ở đây là vô nghĩa, vì người Do thái vẫn ở đó, luôn coi đó là quê nhà, chưa bao giờ từ bỏ quyền của mình.
Người Do thái có quyền lập quốc tại đất đó của họ ngang với quyền của người Ả rập.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nghị_quyết_242_của_Hội_đồng_Bảo_an_Liên_Hợp_Quốc
Nghị quyết 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
“ Nghị quyết 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (S/RES/242) được nhất trí thông qua bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 22 tháng 11 năm 1967, sau cuộc chiến tranh 6 ngày. Nó đã được thông qua theo Chương VI của Hiến chương Liên Hợp Quốc.[1] Nghị quyết được tài trợ bởi đại sứ Anh Lord Caradon và là một trong năm dự thảo đang được xem xét.
Lời mở đầu [3] đề cập đến "tính không thể chấp nhận được việc chiếm đóng lãnh thổ bằng chiến tranh và cần phải có một nền hòa bình công bằng và lâu dài ở Trung Đông, trong đó mọi quốc gia trong khu vực có thể sống an ninh".
Đoạn 1 "khẳng định rằng việc thực hiện các nguyên tắc về Hiến chương đòi hỏi phải thiết lập một nền hoà bình công bằng và lâu dài ở Trung Đông, bao gồm việc áp dụng cả hai nguyên tắc sau:
(i) Rút quân đội Israel khỏi các lãnh thổ bị chiếm đóng trong cuộc xung đột gần đây;
(ii) Chấm dứt mọi khiếu nại, tình trạng nguy kịch, tôn trọng và công nhận chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và sự độc lập chính trị của mọi quốc gia trong khu vực và quyền sống hòa bình trong phạm vi an toàn và được công nhận không bị đe doạ hoặc hành động ép buộc."[4] “
Nghị quyết 242 ngày 22/11/1967 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã bắt Ixrael phải lùi về biên giới trước cuộc chiến tranh 6 ngày.
Ixrael là bên xâm lược, người Palestin đấu trành độc lập.
Nhưng mĩ đã bảo kê cho Ixrael ko tuân thủ nghị quyết 242 dẫn tới đổ máu kéo dài. Nếu nói Hamas là quân khủng bố giết dân thường thì quân đội Ixrael là trùm khủng bố vì tàn sát người Palestin suốt nửa thế kỉ qua. Phải nói rằng thường dân Ixrael bị chết vừa rồi ko phải nạn nhân của khủng bố mà là nạn nhân của chính quyền Do thái đã ko chịu tuân theo nguyên tắc “đổi đất lấy hoà bình”.
Túm váy lại: em ủng hộ người Palestin dù rất đồng cảm với người Do thái
Cái đoạn in đậm của cụ sai vài điểm quan trọng.
1 là Israel là bên bị xâm lược trước, chứ không phải là bên đi xâm lược.
2 là người Ả rập không đấu tranh dành độc lập, ở cuộc chiến 1967 người Ả rập muốn tiêu diệt nhà nước Israel, đuổi hết người Do thái khỏi đất Palestine.
Nghị quyết này liên quan đến Israel và các quốc gia tham chiến xung quanh như Ai cập, Jordan, Syria, Li băng, không liên quan gì đến lãnh thổ Israel và người Ả rập ở Palestine. Đổ máu là do những người Ả rập như Hamas không chấp nhận sự tồn tại của nhà nước Israel, còn người Do thái thì không chấp nhận bị đuổi đi một lần nữa.