Lịch sử người Do thái ở châu Âu rất phức tạp. Có lúc châu Âu căm ghét, đánh đuổi người Do thái, có lúc chung sống hòa bình với họ (ví dụ từ thế kỷ 17 về sau trừ nước Đức Quốc xã), chứ không phải lúc nào cũng là kỳ thị.
Nói người Anh cài cắm là một cách nhìn. Nhưng lịch sử vùng đất Palestine chưa bao giờ là một quốc gia độc lập từ thời vua David. Nó có thể nằm dưới quyền cai trị của người Ả rập, người La Mã, người Thổ... nhưng đều dưới dạng một đơn vị địa phương phụ thuộc. Thế nên người Ả rập hay Do thái đều có quyền như nhau đòi hỏi lập quốc trên đất Palestine. Nói người Anh thích chia, nhưng thời đó các nước lớn nào chả làm vậy. Ngay giữa châu Âu cũng băm nhỏ chia cắt lung tung cả.
Do thái đã từng chung sống khá hòa thuận với người Ả rập trong nhiều giai đoạn, nhất là những khi người Ả rập vẫn nắm quyền thống trị, còn người Do thái là công dân hạng 2 phục vụ cho người Ả rập. Mọi thứ thay đổi khi người Do thái vươn lên làm giàu, tự chủ, và đặc biệt là dám lập quốc ở ngay vùng lõi của Hồi giáo (mặc kệ đó cũng là vùng lõi của Do thái giáo, Thiên chúa giáo). Người Ả rập đánh người Do thái thì họ phải tự vệ thôi. Người Do thái đã có bài học cả ngàn năm mất đất, giờ có lại đất thì chết họ cũng phải đánh lại.