Có một sự hiểu nhầm của rất nhiều cụ trong này về sự "lang thang phiêu dạt hàng ngàn năm" của người Do thái trên đất Palestine, và cái sự lang thang phiêu dạt này được viện ra làm cớ để cho rằng người Do thái không có quyền được lập quốc trên đất này như người Ả rập.
Nhưng trên thực tế mặc dù người Do thái bị đánh đuổi rất nhiều lần, nhưng họ vẫn kiên cường bám trụ lại (dù đôi khi dân số giảm tới mức chỉ còn một vài gia đình) chứ không phải là như các cụ nói đã bỏ làng ra đi rồi cả ngàn năm sau quay về đòi đất.
Bằng chứng là có nhiều sự kiện lịch sử chứng minh sự tồn tại của người Do thái trên đất Palestine qua nhiều triều đại cai trị vùng này mà tôi đã nhiều lần trích dẫn ở nhiều post trước nên thôi giờ không trích lại nữa. Post này tôi sẽ dùng 1 bằng chứng mới, đó là các dữ liệu thống kê dân số của Đế chế Ottoman.
Dưới triều Ottoman, không có 1 xứ nào gọi là Palestine cả. Thay vào đó, vùng đất này được chia thành 3 sanjak (1 đơn vị hành chính nhỏ của Ottoman) là Jerusalem, Acre và Nablus, nằm dưới sự ảnh hưởng của 2 khu hành chính lớn hơn là Beirut và Damascus. Từ tầm khoảng những năm 1850, triều Ottoman bắt đầu tiến hành thống kê dân số để phục vụ mục đích cai trị, và các sanjak này cũng nằm trong phạm vi thống kê, từ đó ta có được những con số về dân số tương đối chính xác ở vùng đất này.
Như bảng trên cho thấy, dân Do thái đã sinh sống ổn định ở vùng đất Palestine từ khi bắt đầu thống kê cho đến khi triều Ottoman sụp đổ. Họ có thể là nhóm người có dân số ít nhất, nhưng họ vẫn sinh sống ở đó, chứ không phải là bỏ đi hết từ đời nào rồi sau WW2 ào ào kéo nhau quay về đòi đất như vẫn thường bị hiểu sai.
Để cho đủ thì dưới đây là bảng ước tính cơ cấu dân số Palestine dưới thời Anh quản lý: