- Biển số
- OF-34854
- Ngày cấp bằng
- 8/5/09
- Số km
- 1,508
- Động cơ
- 485,868 Mã lực
(Theo VTC News)
Để bảo vệ các cột biển báo phân làn, và cảnh báo người đi đường, Hà Nội đã cho lắp đặt thêm các khối dải phân cách cứng ngay phía trước cột.
Các hộp phân cách mới được lắp đặt ngay phía trước cột báo phân làn.
Sau gần 1 tháng Hà Nội chính thức tổ chức phân làn, tách dòng phương tiện, đã xảy ra rất nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện gặp tai nạn do đâm phải cột biển báo, dải phân cách phân làn.
Đẩy nguy hiểm sang dân?
Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, sau hơn 3 tuần thực hiện tách làn, đã xảy ra rất nhiều vụ va chạm vào biển báo, dải phân cách phân làn do người điều khiển thiếu quan sát, đi nhanh khiến 40 biển báo bị xoay lệch, hư hỏng 23 cột, gãy phải trồng sơn phản quan đặt phía trước các cột biển báo, vừa để cảnh báo người đi đường, vừa để bảo vệ các cột biển báo không để xe va quệt phải.
“Đặt những chiếc hộp phân cách trước các cột như thế này rất nguy hiểm với người đi đường. Trước đây người đi xe máy khi có va quệt phải cột cũng chỉ sợ ngã xuống đường nguy hiểm, còn đập người vào cột biển báo cũng ít nguy hiểm hơn.
Giờ người ta đặt thêm chiếc hộp thế này, người đi xe máy không chỉ đối mặt với nguy cơ ngã ra đường, chẳng may đập đầu, người vào những cạnh của hộp phân cách đấy cũng rất nguy hiểm, vì cạnh của những chiếc hộp này rất sắc, chỉ cần va quệt nhẹ đã xây xước”, bác Hoàng Thị Hoa, bán hàng trên phố Xã Đàn chỉ chúng tôi xem những chiếc hộp phân cách vừa mới được lắp thêm.
Theo quan sát của PV, những chiếc hộp vừa mới được đem ra đặt có chiều cao khoảng 50cm, dài gần 1m, có sơn phản quang, tuy nhiên cạnh của hộp này rất vuông và sắc, được cố định chặt vào chân cột và mặt đường. Nên không chỉ xe máy, mà ô tô nếu có va chạm phải cũng rất nguy hiểm.
Cạnh của những chiếc hộp này rất vuông và sắc, rất nguy hiểm với người đi đường khi có va chạm phải.
Hiện nay, tất cả các cột biển báo phân làn trên tuyến Xã Đàn – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân đều được đặt một hộp dải phân cách chắn ngay trước cột. Các tuyến khác như Phố Huế - Hàng Bài, Giải Phóng cũng có một số ví trí có lắp đặt loại hộp này.
Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lý giải, việc cắm các biển báo cứng giữa đường là biện pháp cuối cùng, vì trước đây các giải pháp phân làn bằng vạch vôi đều không phát huy tác dụng.
“Các lần phân làn những năm trước đây do Tổ chức Jaica (Nhật Bản) tài trợ, họ từng đặt biển báo treo trên trời và kẻ vạch ở dưới đất, nhưng nhiều người vẫn ‘vô tình’ không thấy. Bây giờ cắm trước mặt thế này, người ta còn không nhìn, thì treo trên trời với vẽ dưới đất sao nhìn được", ông Tân đưa ra kinh nghiệm sau những lần thí điểm phân làn thất bại trước đó.
Vì vậy, ông Tân khẳng định: “Không có cách nào khác là cưỡng bức người tham gia giao thông. Lâu dần sẽ quen”.
Chúng được cố định chặt vào chân cột và mặt đường.
70% đường HN không đủ điều kiện phân làn
Tuy UBND Hà Nội đã có chỉ đạo Sở GTVT nghiên cứu phân làn trên tất cả các tuyến phố, tuy nhiên có một thực tế, nhiều tuyến đường của Hà Nội chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để có thể tách dòng phương tiện.
Theo tiêu chí lựa chọn các tuyến đường phân làn giao thông được Sở GTVT đưa ra, các tuyến phân làn phải có đủ điều kiện về hạ tầng, ý thức của người dân tương đối cao; những tuyến phố có mặt cắt ngang mỗi chiều tối thiểu 10m trở lên; khoảng cách giữa các nút giao tối thiểu trên 300m...
Tuy nhiên, theo thống kê của Sở GTVT, hiện tại Hà Nội có gần 8.500km đường giao thông, đường trong đô thị ngắn và hẹp, mặt cắt ngang dưới 11m (chiếm 70%).
Như vậy, xét theo tiêu chí mà Sở đưa ra để thực hiện phân làn, thì có 70% tuyến đường có mặt cắt ngang mỗi chiều không đủ tối thiểu (trên10m) để thực hiện phân làn.
Ông Tân cho biết, hiện Hà Nội chỉ có hai tuyến là Pháp Vân - Cầu Giẽ và Đại lộ Thăng Long là đủ tiêu chuẩn để phân làn.