- Biển số
- OF-440416
- Ngày cấp bằng
- 27/7/16
- Số km
- 2,175
- Động cơ
- 0 Mã lực
- Tuổi
- 34
Vớ vẩn có phiên bản sê-zi 2.0 thì bủ mợ
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/phap-anh-se-dieu-tau-chien-thach-thuc-trung-quoc-o-bien-dong-c415a964640.html
Pháp, Anh sẽ điều tàu chiến thách thức Trung Quốc ở Biển Đông
Thứ Hai, ngày 04/06/2018 09:00 AM (GMT+7)
Sự kiện:
Tin tức Biển Đông
, An ninh thế giới
Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Pháp nói sẽ đưa tàu chiến tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
Trung Quốc thời gian qua tăng cường quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng phi pháp ở Biển Đông.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), đây là tuyên bố của hai quốc gia là thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hưởng ứng hành động của đồng minh Mỹ trước những những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Một nhóm tàu chiến Pháp cùng với tàu, trực thăng Anh sẽ đến Singapore vào tuần tới. Các tàu chiến, trực thăng này sau đó tiến vào “một số khu vực cụ thể” ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố tại diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La 2018.
Không trực tiếp nhắc đến tên Trung Quốc, bà Parly nói các tàu chiến sẽ đi qua vùng biển mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền.
“Đến khu vực đó chúng tôi sẽ nhận được thông điệp yêu cầu rời khỏi vùng biển ‘có chủ quyền’”, bà Parly nhấn mạnh. “Nhưng chỉ huy của chúng tôi sẽ bình tĩnh tiếp tục cho tàu đi thẳng, bởi theo luật pháp quốc tế, đó là vùng biển quốc tế”.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly.
Bà Parly nói thêm rằng, mặc dù Pháp không phải là quốc gia liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông, nhưng bằng cách đưa tàu chiến đi qua khu vực “cùng với đồng minh và đối tác”, Paris đã đóng góp vào việc tuân thủ các quy tắc quốc tế.
“Bằng cách thực hiện quyền tự do hàng hải, chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ hành động đơn phương tuyên bố chủ quyền trên các hòn đảo”, bà Parly nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cũng nhấn mạnh việc mở rộng hoạt động tuần tra tự do hàng hải.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tới 90% diện tích Biển Đông, chồng lấn với chủ quyền nhiều quốc gia khác. Bắc Kinh trong những tháng qua mở rộng hoạt động quân sự hóa các đảo nhân tạo trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson xác nhận tại diễn đàn an ninh khu vực rằng, 3 tàu chiến sẽ được điều đến khu vực trong năm nay.
Trung Tướng He Lei, phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự, người dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tại diễn đàn an ninh thường niên.
“Chúng tôi muốn làm rõ rằng mọi quốc gia cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, và sẽ có những hậu quả nếu không làm theo những điều đó”, ông Williamson nói.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảnh báo hành động quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với “những hậu quả lớn”, nhưng không nêu rõ hậu quả đó có thể là gì.
Lầu Năm Góc đang cân nhắc các cách tiếp cận quyết liệt hơn, bao gồm tuần tra dài hạn, bổ sung thêm tàu chiến và tiến sát đến các cơ sở quân sự Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông.
Tại diễn đàn Shangri-La 2018, đại diện Trung Quốc đáp trả tuyên bố của Anh, Pháp, rằng Biển Đông luôn mở với tất cả các hoạt động hàng hải và không hề bị giới hạn.
“Nhưng vi phạm chủ quyền của Trung Quốc là điều không được phép”, Trung Tướng He Lei, phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự, người dẫn đầu phái đoàn nói.
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/phap-anh-se-dieu-tau-chien-thach-thuc-trung-quoc-o-bien-dong-c415a964640.html
Pháp, Anh sẽ điều tàu chiến thách thức Trung Quốc ở Biển Đông
Thứ Hai, ngày 04/06/2018 09:00 AM (GMT+7)
Sự kiện:
Tin tức Biển Đông
, An ninh thế giới
Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Pháp nói sẽ đưa tàu chiến tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
Trung Quốc thời gian qua tăng cường quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng phi pháp ở Biển Đông.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), đây là tuyên bố của hai quốc gia là thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hưởng ứng hành động của đồng minh Mỹ trước những những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Một nhóm tàu chiến Pháp cùng với tàu, trực thăng Anh sẽ đến Singapore vào tuần tới. Các tàu chiến, trực thăng này sau đó tiến vào “một số khu vực cụ thể” ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố tại diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La 2018.
Không trực tiếp nhắc đến tên Trung Quốc, bà Parly nói các tàu chiến sẽ đi qua vùng biển mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền.
“Đến khu vực đó chúng tôi sẽ nhận được thông điệp yêu cầu rời khỏi vùng biển ‘có chủ quyền’”, bà Parly nhấn mạnh. “Nhưng chỉ huy của chúng tôi sẽ bình tĩnh tiếp tục cho tàu đi thẳng, bởi theo luật pháp quốc tế, đó là vùng biển quốc tế”.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly.
Bà Parly nói thêm rằng, mặc dù Pháp không phải là quốc gia liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông, nhưng bằng cách đưa tàu chiến đi qua khu vực “cùng với đồng minh và đối tác”, Paris đã đóng góp vào việc tuân thủ các quy tắc quốc tế.
“Bằng cách thực hiện quyền tự do hàng hải, chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ hành động đơn phương tuyên bố chủ quyền trên các hòn đảo”, bà Parly nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cũng nhấn mạnh việc mở rộng hoạt động tuần tra tự do hàng hải.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tới 90% diện tích Biển Đông, chồng lấn với chủ quyền nhiều quốc gia khác. Bắc Kinh trong những tháng qua mở rộng hoạt động quân sự hóa các đảo nhân tạo trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson xác nhận tại diễn đàn an ninh khu vực rằng, 3 tàu chiến sẽ được điều đến khu vực trong năm nay.
Trung Tướng He Lei, phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự, người dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tại diễn đàn an ninh thường niên.
“Chúng tôi muốn làm rõ rằng mọi quốc gia cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, và sẽ có những hậu quả nếu không làm theo những điều đó”, ông Williamson nói.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảnh báo hành động quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với “những hậu quả lớn”, nhưng không nêu rõ hậu quả đó có thể là gì.
Lầu Năm Góc đang cân nhắc các cách tiếp cận quyết liệt hơn, bao gồm tuần tra dài hạn, bổ sung thêm tàu chiến và tiến sát đến các cơ sở quân sự Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông.
Tại diễn đàn Shangri-La 2018, đại diện Trung Quốc đáp trả tuyên bố của Anh, Pháp, rằng Biển Đông luôn mở với tất cả các hoạt động hàng hải và không hề bị giới hạn.
“Nhưng vi phạm chủ quyền của Trung Quốc là điều không được phép”, Trung Tướng He Lei, phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự, người dẫn đầu phái đoàn nói.