SUY NGHẪM VỀ HIỆN TRẠNG CỦA NỀN GIÁO DỤC ÂM NHẠC VIỆT NAM
Hiện tại, vấn đề trọng tâm mà nền giáo dục âm nhạc cần đối diện: làm thế nào để phát huy và khẳng định vai trò của giáo dục âm nhạc trong giáo dục toàn diện? góp phần bồi dưỡng con người mới của thời đại mới như thế nào?
Hiện tại, vấn đề trọng tâm mà nền giáo dục âm nhạc cần đối diện: làm thế nào để phát huy và khẳng định vai trò của giáo dục âm nhạc trong giáo dục toàn diện? góp phần bồi dưỡng con người mới của thời đại mới như thế nào?
I. Thiết lập quan niệm mới và cải tiến giáo dục âm nhạc
Từ thập niên 70 thể kỷ 20, nước Mỹ đã bắt đầu thực hiện ý tưởng giáo dục kiểu mới với tên gọi “DBAE”. DBAE là tên gọi tắt của “Discipline Based Art Education” nghĩa là giáo dục nghệ thuật tổng hợp toàn diện. Đó là một hình thức dùng các bộ môn nghệ thuât làm nền tảng, kết hợp và sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy tiên tiến, tạo cho học sinh một môi trường học tập vui tươi, thoải mái; xây dựng không khí học tập tự chủ, hợp tác và bình đẳng thảo luận. Những học sinh được giáo dục theo phương pháp này, sẽ được phát huy tối đa cá tính và sức sáng tạo. Có thể nhận thấy tính độc đáo trong nền giáo dục của nước Mỹ thông qua những thành tựu khoa học kỹ thuật và sự phát triển của nền kinh tế hiện tại.
Ngoài ra, định hướng giáo dục của các nước phương Tây cũng là một gợi ý tốt cho nền giáo dục âm nhạc nước ta. Dựa trên thực trạng giáo dục của nước ta hiện nay, chúng tôi cho rằng, có thể tiến hành cải cách và đẩy mạnh công tác giáo dục âm nhạc trên những phương diện sau:
1. Đổi mới quan niệm giáo dục.
Học tốt các khối A (Toán Lý Hóa), khối B (Toán Hóa Sinh), khối C (Văn Sử Địa) khối D (Toán Văn Anh)... là một khái niệm “đầu tư” quen thuộc của hầu hết các bậc phụ huynh cho con em mình, trọng tâm đề cao giáo dục kiến thức cơ bản, còn trong hình thức giáo dục “DBAE” lại đề cao giáo dục “
kiến thức ẩn tính”. “
Kiến thức ẩn tính” chỉ những đặc tính cá thể của học sinh như: kinh nghiệm, linh cảm, trực giác, cảm giác, khả năng nhận thức, hiểu nhanh v.v. Những khiến thức đó không thể lượng hóa, mã hoá… nhưng lại có mối liên quan trực tiếp với khả năng sáng tạo của con người. Trong thời đại mà linh hồn của “kiến thức kinh tế” (lấy kiến thức làm cơ sở của kinh tế) là tư duy và khả năng sáng tạo thì loại hình kiến thức này trở nên vô cùng cần thiết. Vì vậy, không thể liệt nghệ thuật âm nhạc vào trong danh sách “ba môn phụ” (gồm có: âm nhạc, thể dục, mỹ thuật) mà coi nhẹ môn học này được nữa.
2. Đặt ra mục tiêu mới cho giáo dục âm nhạc.
Cần xác định rõ mục đích của giáo dục âm nhạc khi đưa môn học này vào các trường phổ thông. Mục đích giảng dạy âm nhạc tại các trường phổ thông và các Nhạc viện, các trường văn hoá nghệ thuật hoàn toàn khác nhau. Điều quan trọng không phải là học sinh (HS) học được bao nhiêu kỹ năng, bao nhiêu kiến thức lý luận âm nhạc, mà là để HS có được những kỹ năng cơ bản để thích nghi với mọi môi trường âm nhạc, tiếp cận có chọn lựa, hiểu thế nào là thẩm mỹ âm nhạc, thể hiện nét đẹp trong hành vi.
3. Chú trọng vai trò của thực hành nghệ thuật âm nhạc.
Trong xã hội hiện tại, rất khó để có được kinh nghiệm thông qua thể nghiệm của bản thân. Hiện trạng đó ảnh hưởng bởi sự phát triển chóng mặt của các phương tiện thông tin. Bởi những kinh nghiệm mà các phương tiện đó cung cấp đều là kinh nghiệm gián tiếp, do vậy trong phương diện này tác dụng của thực tiễn nghệ thuật trong giáo dục âm nhạc càng trở nên quan trọng. Thực tiễn nghệ thuật là một hoạt động đề cao khả năng sáng tạo, giúp HS có cơ hội thể hiện và thực hiện ý tưởng của bản thân, được thể nghiệm âm nhạc theo nhiều phương diện, nhiều tầng lớp, từ đó phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.
4. Xác lập phương pháp giảng dạy mới
Quan điểm giáo dục duy vật biện chứng cho chúng ta thấy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện thì giáo viên buộc phải thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống, hình thành phương pháp giảng dạy theo tiêu chí: giáo viên là chủ thể hữu hạn, để học sinh biết rằng, kiến thức của thầy cô cũng chỉ có hạn, thầy cô không phải là hóa thân của chân lý. Mục đích là để học sinh có nhận thức chủ thể về tinh thần phê bình và tự phê bình, từ đó hình thành thói quen học tập trong môi trường sáng tạo.Giáo viên trở thành người
hướng dẫn học tậpthay vì
truyền đạt kiến thức.
Bài đầy đủ tại đây
http://tedsaigon.com/am-nhac-hoc/suy-ngham-ve-hien-trang-cua-nen-giao-duc-am-nhac-viet-nam-view84/