Thảo luận Cẩn trọng khi dùng điều hòa ôtô chỉ lấy gió trong

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,098
Động cơ
505,778 Mã lực
Lấy gió trong có phải 100% gió trong đâu ( vậy thì toi hết cả rồi), họ thiết kế vẫn lấy 1 lượng gió ngoài nhất định để đảm bảo an toàn. Nếu lấy gió trong không an toàn thì các hãng xe nó phải khuyến cáo hoặc có cảnh báo. Mấy cái đơn giản như điểm mù, chướng ngại vật còn có cảnh báo ầm ĩ nữa là.
Em hầu như bật chế độ gió trong , có những chuyến đường dài xe đông vẫn bình thường.
Trưa qua em vừa chạy 15h liền từ Hội An ra HN để kịp con nhóc hôm nay đi khai giảng. 4 người full gió trong chả thấy thiếu O2 gì
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,890
Động cơ
514,393 Mã lực
bài biên rất vớ vẩn.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bật điều hòa lấy gió trong nếu nhiệt độ bên ngoài đủ lớn thì sẽ có ngưng nước ở giàn ngưng, và như vậy thì CO2 sẽ tự hòa tan vào nước mà thoát ra ngoài. Độ hòa tan của Co2 trong nước lạnh là rất cao !. Bởi vậy nếu chạy xe lâu và bật điều hòa lấy gió trong thì chỉ có nống độ O2 giảm đi chứ CO2 vẫn ổn định ở mức an toàn. Không tin các cụ thử chạy ko bật điều hòa và đóng kín cửa, chỉ 5, 10 phút là ko chịu nổi !
Tôi nhiều lần chạy xa hàng trăm km, hầu như ko lấy gió ngoài bao giờ Tuy nhiên vài ba giờ thì cũng nghỉ hoặc qua trạm soát vé...
 

haipvg

Xe tăng
Biển số
OF-518637
Ngày cấp bằng
28/6/17
Số km
1,183
Động cơ
188,682 Mã lực
Khi xe chạy, do dòng không khí bên ngoài xe tạo ra chênh lệch âp suất trong và ngoài xe, khi đó không khí bên trong và ngoài trao đổi với nhau nên ko bị thiếu oxy đâu. Ce có kín bưng đâu, đầy khe để không khí luồn qua được.
 
Biển số
OF-417851
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
459
Động cơ
224,886 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Tòa nhà Hateco Hoàng Mai, Hà Nội
Tôi ưu tiên lấy gió ngoài hoặc hạ kính. Kể cả trong thành phố. Người ta đi xe máy còn chả sợ nữa là. Mình thở không khí có nồng độ ô xy bình thường quen rồi, nên khi lái xe mà hít không khí có nồng độ o xy thấp rất mệt và nguy hiểm. Lái xe khách đường dài họ bắt hành khách đóng kín cửa, nhưng riêng khoang lái của họ thì họ mở đấy các bạn ạ!
 

Mr soibts

Xe hơi
Biển số
OF-650215
Ngày cấp bằng
12/5/19
Số km
115
Động cơ
109,880 Mã lực
Tuổi
39
Đa số các xe bây giờ đều có chế độ tự động lấy gió ngoài rồi, lâu lâu xe nó tự động chuyển lấy gió ngoài 1 lúc để bổ xung oxi dù có bật lấy gió trong suốt, xe em 100% lấy gió trong chạy các kiểu (trừ trường hợp có mùi lạ trong xe :D) thì mới lấy gió ngoài
 

ngoctu2109

Xe tăng
Biển số
OF-345129
Ngày cấp bằng
2/12/14
Số km
1,939
Động cơ
302,440 Mã lực
E nghe bà bán trà đá nói mẹc nó mặc định k cho lấy gió trong khi nổ máy thì phải, cụ nào đi mẹc xác nhận hộ e xem đúng k?
 

Đi Jây

Xe tăng
Biển số
OF-818878
Ngày cấp bằng
9/9/22
Số km
1,081
Động cơ
6,411 Mã lực
người ta làm cái lọc gió để cụ đỡ hít phải bụi thì cụ lại ngại vệ sinh lọc, sau vệ sinh phổi khó khăn và tốn tiền hơn nhiều mà cụ :D
chuẩn đấy, vệ sinh lọc gió rẻ và dễ hơn vệ sinh phổi nhiều
 

N.M.H.09

Xe hơi
Biển số
OF-824120
Ngày cấp bằng
20/12/22
Số km
193
Động cơ
1,389 Mã lực
Lấy gió trong giúp không khí khoang lái sạch hơn, tuy nhiên cũng gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe nếu dùng thời gian dài liên tục.
Anh Lê Thượng Tiến (TP.HCM) chia sẻ hình ảnh chỉ số CO2 tăng lên mức báo động đỏ sau một thời gian dài sử dụng ôtô trong điều kiện bật điều hòa lấy gió trong. Sau 3 phút chuyển sang chế độ lấy gió ngoài, chỉ số CO2 trong khoang lái giảm gần 1.500 đơn vị, về mức trung bình.

lay gio trong nguy hiem anh 1
Chỉ số CO2 tăng lên mức báo động sau một thời gian dài dùng chế độ lấy gió trong. Ảnh: Lê Thượng Tiến.


Điều hòa trên ôtô cho phép điều chỉnh chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Hầu hết tài xế thường lựa chọn lấy gió trong, tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe.
Tăng CO2, gây mệt mỏi
Lấy gió trong chỉ sử dụng nguồn không khí khép kín trong xe, không có sự trao đổi với môi trường bên ngoài. Thực tế, vẫn có một lượng không khí mới bên ngoài len lỏi vào khoang lái thông qua các khe hở, tuy nhiên không đáng kể.
Chia sẻ với Zing, anh Nguyễn Hoàng (kỹ sư ôtô) cho biết nếu lấy gió trong liên tục thì hầu như không khí trong cabin được tái sử dụng, kéo dài thì có thể làm giảm nồng độ O2. "Không có tài liệu hướng dẫn cụ thể thời gian bao lâu thì nên đổi chế độ lấy gió. Người lái nên chủ động chuyển đổi qua lại, đôi khi có thể hạ kính để 'làm mới' không khí trong xe", anh Hoàng chia sẻ.

Chế độ lấy gió trong giúp tránh được hiện tượng mùi hôi bên ngoài lọt vào cabin, ngoài ra cũng giúp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống điều hòa nếu nhiệt độ bên ngoài cao hơn.
Bên cạnh những ưu điểm vừa nêu, lấy gió trong cũng có những nhược điểm không mong muốn. Đáng chú ý nhất là khiến nồng độ CO2 trong khoang lái tăng.
Sau một thời quãng đường dài, người lái và hành khách thường có cảm giác mệt mỏi, nguyên nhân một phần đến từ nồng độ CO2 trong khoang lái tăng cao. Con người khi thở sẽ hấp thụ O2 trong và thải ra môi trường khí CO2. Do chọn chế độ lấy gió trong nên lượng CO2 trong khoang lái sẽ tăng dần, trong khi lượng O2 ngược lại.
Anh Nguyễn Vinh Quang (giáo viên dạy lái ôtô) cho biết anh thường luân chuyển 2 chế độ lấy gió điều hòa, gió trong khi chạy ở nơi đông đúc và gió ngoài ở những nơi có không khí trong lành. "Về cơ bản thì lấy gió trong không thể gây ngợp kiểu khó thở được, khoang lái vẫn có không khí vào vì không kín hoàn toàn", anh Quang nói.

Tiến sĩ Gisli Jenkins (Đại học Nottingham) cho biết mỗi lần cơ thể thở ra sẽ thải khoảng 5% CO2 và 13% O2. Nếu lượng CO2 trong không khí đạt tỉ lệ 15%, con người sẽ chết ngạt.
Không có con số cụ thể về thời gian sau bao lâu lượng CO2 trong khoang lái đủ nhiều để gây mệt mỏi. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như nhiều người ngồi trên xe sẽ đẩy nhanh quá trình tạo ra khí CO2.
Tiến sĩ Jenkins đưa ra phép tính đối với một không gian kín có thể tích 4 mét khối, con người có thể sống được tối đa 16 giờ trước khi lượng CO2 đạt mức 15%. Thực tế, con số này sẽ giảm nếu không gian có nhiều người hơn hay con người bị mất bình tĩnh khiến nhịp thở tăng lên. Cabin xe không kín hoàn toàn nên việc chết ngạt vì khí CO2 rất khó xảy ra.
Thỉnh thoảng nên chuyển sang lấy gió ngoài
Để giải quyết vấn đề lượng CO2 trong khoang lái tăng cao, nhiều dòng xe cao cấp có chức năng tự động chuyển độ chế độ lấy gió. Đối với xe phổ thông, người dùng có thể chuyển thủ công thông qua nút nhấn trên bảng táp-lô hoặc đơn giản hạ cửa sổ xuống một khoảng thời gian để không khí được làm mới.
Chuyển sang chế độ lấy gió ngoài giúp khoang lái nhận được lượng không khí mới bên ngoài, tạo cảm giác thoải mái và giúp người lái tập trung điều khiển xe hơn trong những chuyến đi dài.

Khi vừa khởi động xe, người lái cũng cần chuyển sang chế độ lấy gió ngoài. Hành động này kết hợp cùng việc hạ cửa kính giúp lượng không khí trong xe nhanh chóng được trao đổi với bên ngoài, tránh tính trạng bị sốc nhiệt sau một thời gian dài đỗ xe dưới trời nắng và thải đi khí độc sinh ra trong quá trình xe không được sử dụng, đặc biệt khi đỗ dưới trời nắng.
Bên cạnh những ưu điểm, lấy gió ngoài cũng khiến mùi hôi bên ngoài dễ dàng lọt vào bên trong gây khó chịu. Tấm lọc không khí trang bị trong xe thường chỉ có tác dụng lọc bụi, loại có than hoạt tính hỗ trợ khử mùi nhưng không đáng kể. Vì thế người dùng nên cân nhắc chỉ chuyển sang lấy gió ngoài khi xe di chuyển qua những vùng có không khí sạch sẽ.
em thì thấy xe ko kín đến mức ko có tí ko khí bên ngoài nào lọt vào được đâu ạ, em cũng từng đi 6-7 tiếng trên xe ngồi kín 5 người toàn lấy gió trong mà có vấn dề gì đâu cụ, hay xe em xe cỏ nó hở nên vậy cụ nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top