- Biển số
- OF-307638
- Ngày cấp bằng
- 13/2/14
- Số km
- 460
- Động cơ
- 304,846 Mã lực
Mời các ofers cùng nghiên cứu:
Cần nghiên cứu gấp bệnh dân...'tự té' !
(Tin tức thời sự) - Có thể tạm đưa ra kết luận: bệnh người dân “tự té”, “tự ngã”, tự lao đầu vào dùi cui cảnh sát đang lan rộng và gia tăng
Nạn nhân Trương Văn Hạnh đang điều trị trong bệnh viện (ảnh báo Thanh niên)
Lại có thêm một vụ người tham gia giao thông tố bị cảnh sát trật tự đánh dẫn tới ngã xuống đường, nứt hộp sọ nhưng phía cảnh sát khẳng định “nạn nhân tự té”. Đây không phải trường hợp xảy ra lần đầu, thiết nghĩ nên có những nghiên cứu khoa học về bệnh “tự té” này của dân.
Một bản tin trên báo Thanh niên cho biết tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai), một thanh niên tên Trương Văn Hạnh mới nhập viện rạng sáng ngày 4.5 trong tình trạng tỉnh táo, nhưng đau đầu, sưng nề vùng thái dương phải. Bệnh viện phát hiện nứt sọ phải nhưng chưa phát hiện tổn thương. Hiện anh Hạnh đang nằm điều trị và theo dõi.
Trước đó anh này điều khiển xe mô tô lưu thông trên quốc lộ 51 theo hướng từ thị trấn Long Thành về Vũng Tàu. Đến địa bàn xã Phước Thái, bỗng nhiên có hai anh cảnh sát trật tự đuổi theo, dùng gậy đánh vào tay khiến anh lạc tay lái té xuống đường. Ông Trương Văn Chí, cha của anh Hạnh, cho biết toàn bộ mọi chi phí chữa trị của anh Hạnh, phía công an hứa sẽ lo hết.
Thế nhưng phía công an khẳng định: anh Hạnh tự té xuống đường, không có chuyện công an đánh người (tuy nhiên lại tốt bụng bất ngờ khi muốn chi trả toàn bộ chi phí chữa trị cho nạn nhân).
Đây không phải lần đầu có chuyện “nạn nhân tự té”. Cách đây không lâu, ngày 7/3, công an phường Linh Xuân (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) cũng khẳng định một thanh niên tên là Trần Văn Khởi sau khi uống nước thì tự té, đập mặt xuống sàn sau đó phải nhập viện vì nôn ra máu. Tuy nhiên anh Khởi thì khẳng định bị công an đánh.
Ngày 22/12/2013, cũng một trường hợp khác ở Định Quán, Đồng Nai là anh Mai Ngọc Hóa bị phó công an xã đánh gây thương tật 21% nhưng công an huyện ra thông báo không khởi tố vụ án vì “nạn nhân tự té”.
Đó chỉ là một số trong hàng trăm vụ việc mà bất cứ ai cũng có thể dùng dụng cụ tìm kiếm trên mạng với từ khóa “nạn nhân tự té” đều có thể dễ dàng tìm ra.
Còn nhớ năm ngoái, một vụ việc động trời về việc người bán hàng rong Trịnh Xuân Tình bị dân phòng, trật tự phường đánh tới mức nằm ngất xỉu dưới đất, thế nhưng trong báo cáo của UBND phường 25 (quận Bình Thạnh, TPHCM) thì đang trong quá trình nhảy lên tấn công nhóm dân phòng, anh Tình bỗng nhiên… lăn ra ngủ.
Từ những vụ việc khá phổ biến theo mô hình “nạn nhân tự té”, “đang đánh nhau thì lăn ra ngủ” xảy ra trong một thời gian dài, ở nhiều địa bàn khác nhau trong cả nước, có thể tạm đưa ra kết luận: bệnh người dân “tự té”, “tự ngã”, tự lao đầu vào dùi cui cảnh sát đang lan rộng và gia tăng.
Vậy liệu chúng ta có thể xếp căn bệnh này vào diện “bệnh hiếm”, “bệnh lạ” trên thế giới được hay chưa? Và nếu như vậy thì nên có những công trình nghiên cứu khoa học cụ thể về “bệnh hiếm” này để người dân bớt hoang mang.
Đề nghị các nhà khoa học vào cuộc làm rõ việc tại sao cứ hễ có va chạm, xô xát với cảnh sát giao thông, công an trật tự, dân phòng, lực lượng chức năng… thì người dân lại tự ngã, tự té. Phải chăng các nhân viên công vụ này có một năng lượng đặc biệt, một “trường sinh học” bất thường nào đó khiến cho người dân hễ va chạm là tự té lăn ra đường, tự gây chấn thương cho mình?
Mà nếu các nhà khoa học may mắn phát hiện ra cái năng lượng bất thường đó, thì cũng nên công bố rộng rãi để thế giới được biết khả năng đặc biệt này. Để biết đâu có thể nhân rộng để cảnh sát các nước đến học tập nhằm đối phó với tội phạm thì sao? Lúc đó thì ngành cảnh sát của chúng ta lại càng rạng danh trên toàn thế giới.
Ấy là nói một cách bông phèng với nhau cho bớt cay đắng thế thôi, chứ ai cũng biết, trong các vụ việc “nạn nhân tự té” này, sự thật đã bị che giấu, bị bóp méo một cách thảm thương. Làm gì có chuyện người dân đang yên đang lành, chỉ vì có chút va chạm với lực lượng chức năng mà tự ngã lăn ra để gây chấn thương cho mình?
Trong một hệ thống pháp luật lành mạnh và hoạt động đúng chuẩn, các lực lượng hành pháp chắc chắn sẽ không thể một tay che cả bầu trời, đổi trắng thay đen như vậy. Chính bởi những vị “cảnh sát mặt đen” đó mà ngày càng có thêm nhiều vụ việc oan khuất, có thêm nhiều những cái chết ở trụ sở công an mà người dân thấp cổ bé họng không biết kêu ai, không biết cầu cứu với ai.
Đến bao giờ mới hết những thông báo ngang xương, như trêu ngươi theo kiểu “nạn nhân tự té” từ phía các lực lượng thừa hành pháp luật? Đến bao giờ thì mọi người dân được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình mỗi khi có va chạm với các cơ quan công quyền?
Để trả lời những câu hỏi này, có lẽ lại phải quay trở về với tình huống giả định ban đầu: Mời các nhà khoa học xắn tay vào mà nghiên cứu “bệnh tự té” của dân, không thì dân chúng tôi đang hoang mang lắm rồi đấy ạ.
Mi An
Link nguồn: http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/can-nghien-cuu-gap-benh-dantu-te--3036934/
Cần nghiên cứu gấp bệnh dân...'tự té' !
(Tin tức thời sự) - Có thể tạm đưa ra kết luận: bệnh người dân “tự té”, “tự ngã”, tự lao đầu vào dùi cui cảnh sát đang lan rộng và gia tăng
Nạn nhân Trương Văn Hạnh đang điều trị trong bệnh viện (ảnh báo Thanh niên)
Lại có thêm một vụ người tham gia giao thông tố bị cảnh sát trật tự đánh dẫn tới ngã xuống đường, nứt hộp sọ nhưng phía cảnh sát khẳng định “nạn nhân tự té”. Đây không phải trường hợp xảy ra lần đầu, thiết nghĩ nên có những nghiên cứu khoa học về bệnh “tự té” này của dân.
Một bản tin trên báo Thanh niên cho biết tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai), một thanh niên tên Trương Văn Hạnh mới nhập viện rạng sáng ngày 4.5 trong tình trạng tỉnh táo, nhưng đau đầu, sưng nề vùng thái dương phải. Bệnh viện phát hiện nứt sọ phải nhưng chưa phát hiện tổn thương. Hiện anh Hạnh đang nằm điều trị và theo dõi.
Trước đó anh này điều khiển xe mô tô lưu thông trên quốc lộ 51 theo hướng từ thị trấn Long Thành về Vũng Tàu. Đến địa bàn xã Phước Thái, bỗng nhiên có hai anh cảnh sát trật tự đuổi theo, dùng gậy đánh vào tay khiến anh lạc tay lái té xuống đường. Ông Trương Văn Chí, cha của anh Hạnh, cho biết toàn bộ mọi chi phí chữa trị của anh Hạnh, phía công an hứa sẽ lo hết.
Thế nhưng phía công an khẳng định: anh Hạnh tự té xuống đường, không có chuyện công an đánh người (tuy nhiên lại tốt bụng bất ngờ khi muốn chi trả toàn bộ chi phí chữa trị cho nạn nhân).
Đây không phải lần đầu có chuyện “nạn nhân tự té”. Cách đây không lâu, ngày 7/3, công an phường Linh Xuân (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) cũng khẳng định một thanh niên tên là Trần Văn Khởi sau khi uống nước thì tự té, đập mặt xuống sàn sau đó phải nhập viện vì nôn ra máu. Tuy nhiên anh Khởi thì khẳng định bị công an đánh.
Ngày 22/12/2013, cũng một trường hợp khác ở Định Quán, Đồng Nai là anh Mai Ngọc Hóa bị phó công an xã đánh gây thương tật 21% nhưng công an huyện ra thông báo không khởi tố vụ án vì “nạn nhân tự té”.
Đó chỉ là một số trong hàng trăm vụ việc mà bất cứ ai cũng có thể dùng dụng cụ tìm kiếm trên mạng với từ khóa “nạn nhân tự té” đều có thể dễ dàng tìm ra.
Còn nhớ năm ngoái, một vụ việc động trời về việc người bán hàng rong Trịnh Xuân Tình bị dân phòng, trật tự phường đánh tới mức nằm ngất xỉu dưới đất, thế nhưng trong báo cáo của UBND phường 25 (quận Bình Thạnh, TPHCM) thì đang trong quá trình nhảy lên tấn công nhóm dân phòng, anh Tình bỗng nhiên… lăn ra ngủ.
Từ những vụ việc khá phổ biến theo mô hình “nạn nhân tự té”, “đang đánh nhau thì lăn ra ngủ” xảy ra trong một thời gian dài, ở nhiều địa bàn khác nhau trong cả nước, có thể tạm đưa ra kết luận: bệnh người dân “tự té”, “tự ngã”, tự lao đầu vào dùi cui cảnh sát đang lan rộng và gia tăng.
Vậy liệu chúng ta có thể xếp căn bệnh này vào diện “bệnh hiếm”, “bệnh lạ” trên thế giới được hay chưa? Và nếu như vậy thì nên có những công trình nghiên cứu khoa học cụ thể về “bệnh hiếm” này để người dân bớt hoang mang.
Đề nghị các nhà khoa học vào cuộc làm rõ việc tại sao cứ hễ có va chạm, xô xát với cảnh sát giao thông, công an trật tự, dân phòng, lực lượng chức năng… thì người dân lại tự ngã, tự té. Phải chăng các nhân viên công vụ này có một năng lượng đặc biệt, một “trường sinh học” bất thường nào đó khiến cho người dân hễ va chạm là tự té lăn ra đường, tự gây chấn thương cho mình?
Mà nếu các nhà khoa học may mắn phát hiện ra cái năng lượng bất thường đó, thì cũng nên công bố rộng rãi để thế giới được biết khả năng đặc biệt này. Để biết đâu có thể nhân rộng để cảnh sát các nước đến học tập nhằm đối phó với tội phạm thì sao? Lúc đó thì ngành cảnh sát của chúng ta lại càng rạng danh trên toàn thế giới.
Ấy là nói một cách bông phèng với nhau cho bớt cay đắng thế thôi, chứ ai cũng biết, trong các vụ việc “nạn nhân tự té” này, sự thật đã bị che giấu, bị bóp méo một cách thảm thương. Làm gì có chuyện người dân đang yên đang lành, chỉ vì có chút va chạm với lực lượng chức năng mà tự ngã lăn ra để gây chấn thương cho mình?
Trong một hệ thống pháp luật lành mạnh và hoạt động đúng chuẩn, các lực lượng hành pháp chắc chắn sẽ không thể một tay che cả bầu trời, đổi trắng thay đen như vậy. Chính bởi những vị “cảnh sát mặt đen” đó mà ngày càng có thêm nhiều vụ việc oan khuất, có thêm nhiều những cái chết ở trụ sở công an mà người dân thấp cổ bé họng không biết kêu ai, không biết cầu cứu với ai.
Đến bao giờ mới hết những thông báo ngang xương, như trêu ngươi theo kiểu “nạn nhân tự té” từ phía các lực lượng thừa hành pháp luật? Đến bao giờ thì mọi người dân được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình mỗi khi có va chạm với các cơ quan công quyền?
Để trả lời những câu hỏi này, có lẽ lại phải quay trở về với tình huống giả định ban đầu: Mời các nhà khoa học xắn tay vào mà nghiên cứu “bệnh tự té” của dân, không thì dân chúng tôi đang hoang mang lắm rồi đấy ạ.
Mi An
Link nguồn: http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/can-nghien-cuu-gap-benh-dantu-te--3036934/