[Funland] Cần mua Tịch Tà Kiếm Phổ

Kem Béo

Xe tải
Biển số
OF-719071
Ngày cấp bằng
6/3/20
Số km
218
Động cơ
82,568 Mã lực
Nơi ở
ĐỐNG ĐA
thời đại rực rỡ hiện nay thì phải luyện môn Búa Liềm chưởng pháp mới mong vô địch thiên hạ được.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
24,964
Động cơ
628,601 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em dẫn nguồn lại cho các cụ chưa hiểu và có thể chưa biết. Các cụ chú ý phần bôi đậm.

Tịch Tà Kiếm Phổ (辟邪劍譜) là bí kíp kiếm thuật thượng thừa trong tiểu thuyết kiếm hiệp Tiếu Ngạo Giang Hồ của nhà văn Kim Dung.

Tịch Tà Kiếm Phổ có nguồn gốc từ Quỳ Hoa Bảo Điển, và là nguồn gốc của những tranh chấp trên giang hồ vào thời đại của câu chuyện Tiếu Ngạo Giang Hồ. Tịch Tà Kiếm Pháp là nguyên nhân trực tiếp của việc Dư Thương Hải (chưởng môn phái Thanh Thành) tàn sát cả dòng họ Lâm (mà hậu duệ duy nhất sống sót là Lâm Bình Chi).

Nguồn gốc
Xuất xứ của Tịch Tà Kiếm Phổ đến từ Quỳ Hoa Bảo Điển, mà chính từ những bí kíp này dẫn đến việc chia rẽ phái Hoa Sơn thành hai phái là Khí Tông (trọng khí công) và Kiếm Tông (trọng về kiếm chiêu). Bộ sách gồm hai phần là Càn kinh và Khôn kinh tạo ra bởi hai vợ chồng tiền nhân của Hoa Sơn phái (tên người chồng có chữ Quỳ, tên người vợ có chữ Hoa). Bản sửa đổi gần đây Kim Dung đã đặt lại nguồn gốc của pho Kiếm phổ này là từ một thái giám tổng quản trong cung sáng tạo ra.

Bí kíp này truyền đến Nam Thiếu Lâm, rồi lại được hai nhân vật của Hoa Sơn là Nguyên Mẫn Túc (ông tổ phe Khí Tông) và Chu Tử Phong (ông tổ phe Kiếm Tông) học lén. Khi họ trở lại Hoa Sơn, Nam Thiếu Lâm đã phái Độ Nguyên thiền sư đến khuyên hai người không nên học bí kíp này. Khi Độ Nguyên đến Hoa Sơn, cả ba đã cùng nhau đọc và vô tình lại bị hấp dẫn bởi bộ sách này, dẫn đến việc Độ Nguyên xin ra khỏi Nam Thiếu Lâm, hoàn tục lấy vợ.

Sau khi Độ Nguyên hoàn tục đã lấy tục danh cũ là Lâm Viễn Đồ, lập ra Phúc Oai tiêu cục, đồng thời tiến hành tập luyện các bí kíp mà mình đã học được từ bộ sách Quỳ Hoa ở Hoa Sơn. Ông phát triển các kỹ năng kiếm pháp và phát triển thành Tịch Tà Kiếm Phổ có 72 đường kiếm, và trở thành một trong những kiếm thủ xuất chúng. Một trong những đối thủ bị Lâm Viễn Đồ đánh bại là Trương Thanh Tử, chưởng môn phái Thanh Thành, người được xem là một trong những cao thủ đệ nhất khi đó. Từ đó, Tịch Tà Kiếm Phổ nổi danh giang hồ khiến nhiều nhân vật giang hồ thèm khát, và chính là nguồn gốc của những tranh đoạt sau này. Hậu duệ của Lâm Viễn Đồ là gia đình Lâm Chấn Nam là những người trực tiếp chịu họa từ những tranh chấp này với việc toàn thể tiêu cục bị sát hại bởi Dư Thương Hải.

Đặc điểm
Theo lời của Lâm Bình Chi, yếu quyết đầu tiên của Tịch Tà Kiếm Phổ là "Võ lâm xưng hùng, dẫn đao tự cung" có nghĩa là muốn luyện Tịch Tà Kiếm Pháp thì đầu tiên phải tự thiến đi bộ phận sinh dục của mình. Bởi vì nếu không thiến, khi luyện nội công của Tịch Tà Kiếm Pháp, lửa dục sẽ thiêu đốt ruột gan thành "tẩu hỏa nhập ma" ngay lập tức khiến người ta cứng đờ ra mà chết.
Hai người trực tiếp luyện Tịch Tà Kiếm Pháp là Lâm Bình ChiNhạc Bất Quần đều phải làm vậy mới có thể luyện được và đã trở thành những kẻ ái nam ái nữ. Trong quá khứ, Lâm Viễn Đồ biết điều nay nên đã lập gia đình, có vợ con rồi mới luyện tập để không triệt đi nòi giống của mình. Cuối đời, hiểu tác hại của Tịch Tà Kiếm Pháp, Lâm Viễn Đồ đã chép Tịch Tà Kiếm Phổ vào áo cà sa trên Phật đường của dòng họ và để lại di chúc cho con cháu không được mở ra xem. Lời di chúc này dù Lâm Bình Chi biết (nhờ cha mẹ anh ta truyền qua Lệnh Hồ Xung) nhưng vì để trả thù cho cả nhà, Lâm Bình Chi vẫn quyết ý luyện.

Tịch Tà Kiếm Phổ bao gồm 72 đường kiếm pháp biến hóa cực nhanh, kiếm pháp lấy tốc độ làm chủ lực. Một khi xuất kiếm tốc độ cực nhanh không gì cản nổi, Lâm Viễn Đồ nhờ vào bộ kiếm pháp này mà nổi tiếng giang hồ.

Giang hồ cho rằng khi luyện Tịch Tà Kiếm Pháp họ sẽ thành kiếm thủ vô địch, bất khả chiến bại. Nhưng trên thực tế, cả hai người luyện Tịch Tà Kiếm Pháp thành thục là Lâm Bình ChiNhạc Bất Quần đều bị Lệnh Hồ Xung dùng Độc Cô Cửu Kiếm đánh bại bằng việc tìm ra sơ hở của quá trình biến chiêu thức.

Một số chiêu thức trong Tịch tà kiếm pháp xuất hiện trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ:

  • Tảo Đãng Quần Ma
  • Lưu Tinh Phi Trụy
  • Hoa Khai Kiến Phật
  • Giang Thượng Lộng Địch
  • Tử Khí Đông Lai
  • Quần Tà Tịch Địch
  • Phô Quỳ Quyết Mục
Cụ dẫn đoạn Đông Phong Bất Bại có được Quỳ Hoa Bảo Điển như thế nào đi ạ? Và ĐPBB luyện được tuyệt thế gì trong đó mà nếu một mình Lệnh Hồ Xung với các kiểu võ công đã có được chắc vẫn thua.
 

Linhtalinhtinh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746643
Ngày cấp bằng
17/10/20
Số km
362
Động cơ
60,340 Mã lực
Tuổi
35
Tối nào em cũng luyện Hấp tinh đại pháp. Hi vọng có ngày nhất thống giang hồ.
 

phamhungbs

Xe điện
Biển số
OF-77059
Ngày cấp bằng
4/11/10
Số km
3,331
Động cơ
467,271 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Đống Đa
Cụ dẫn đoạn Đông Phong Bất Bại có được Quỳ Hoa Bảo Điển như thế nào đi ạ? Và ĐPBB luyện được tuyệt thế gì trong đó mà nếu một mình Lệnh Hồ Xung với các kiểu võ công đã có được chắc vẫn thua.
Em tìm hiểu và dẫn lại toàn bộ quá trình theo logic, có thể trùng với nội dung cụ đã quote. Đoạn giữa nói về việc vì sao Đông Phương Bất Bại có được Quỳ Hoa Bảo Điển, có gì thiếu sót cụ bổ sung :) giúp em.

----------
Nói về những bí kíp võ công trong các tác phẩm kiếm hiệp, Quỳ Hoa bảo điển được coi là tuyệt kỹ gây ra nhiều tranh cãi nhất xung quanh việc nó có thật hay không.

Trong truyện, Kim Dung chủ yếu miêu tả về “bề ngoài”, rằng Đông Phương Bất Bại sau khi luyện Quỳ Hoa bảo điển thì tính khí bắt đầu bị nữ hóa.

Người này còn tự trang trí lại căn phòng chính của giáo phái thành một tẩm cung (loại cung đình dành cho vương phi hoặc hoàng hậu thời đó) và thường xuyên ngồi thêu hoa…

Còn lại, Kim Dung hầu như cũng không đi vào miêu tả về cách thức luyện tập môn này như thế nào.

Thực tế cũng có nhiều nhà nghiên cứu võ thuật đã lên tiếng phủ nhận về độ xác thực của Quỳ Hoa bảo điển bởi không có một tài liệu đáng tin cậy nào nói về thứ bí kíp lạ lùng này.

Thậm chí người ta cũng không hiểu đây thực chất là bí kíp luyện khí, nội công hay là những đòn thế thực chiến. Điều này là hoàn toàn khác so với những bí kíp được dựa trên thực tế có thật như Dịch cân kinh, Cửu âm chân kinh…

Quỳ Hoa bảo điển được gắn với nhân vật Đông Phương Bất Bại.

Nhiều người cho rằng, Kim Dung đã cố tình “hư cấu” ra Quỳ Hoa bảo điển để làm tăng thêm tính hấp dẫn và ly kỳ cho tác phẩm tiểu thuyết của mình.

Ngược lại, một số fan của Kim Dung và các câu truyện kiếm hiệp lại vẫn tin loại tuyệt kỹ này là có thật, tuy nhiên nó đã bị thất truyền qua hàng ngàn năm…

Quỳ Hoa bảo điển trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung

Trong Tiếu ngạo giang hồ, theo lời kể của Phương Chứng đại sư (trụ trì Thiếu Lâm Tự) khi bàn việc cùng Lệnh Hồ Xung và Xung Hư đạo (trưởng phái Võ Đang) trên đỉnh núi Hằng Sơn. Đây chính là bí kíp võ thuật thượng thừa do một cặp vợ chồng viết ra với tên người chồng có chữ "Quỳ", người vợ có chữ "Hoa" sáng tạo nên. Phần do người chồng sáng tạo gọi là "Càn kinh" và phần do người vợ sáng tạo gọi là "Khôn kinh", đây là hai phần hoàn toàn khác biệt thậm chí đối kháng nhau (theo như bản sửa đổi sau này của Kim Dung thì Quỳ Hoa bảo điển do một thái giám trong cung sáng tạo ra được xưng là "Quỳ Hoa lão tổ").

Sau một thời gian, bộ sách này vô tình truyền đến phái Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến. Cũng thời gian đó, có hai tiền nhân phái Hoa Sơn là Nguyên Mẫn Túc (sau này là tổ sư phe Khí tông) và Chu Tử Phong (sau này trở thành tổ sư phe Kiếm tông) cùng đến Nam Thiếu Lâm không biết bằng cách nào đọc lén được bộ sách rồi về Hoa Sơn tu luyện. Khi biết chuyện, trụ trì Nam Thiếu Lâm là Hồng Diệp thiền sư đã sai môn đồ của mình là Độ Nguyên đến Hoa Sơn khuyên hai người kia không nên rèn luyện Quỳ Hoa bảo điển. Hai người kia tưởng lầm Độ Nguyên đã tinh thông bộ Bảo Điển nên đọc lại nhờ nhà sư kiểm chứng. Không ngờ Độ Nguyên thực ra không biết gì hết, nhưng cũng bị cuốn hút bởi bộ sách nên dụng tâm ghi nhớ, đêm về chép lại vào trong áo cà sa, sau đó hoàn tục trở thành Lâm Viễn Đồ, phát triển những kiến thức về kiếm thuật từ Quỳ Hoa bảo điển thành Tịch Tà kiếm pháp của họ Lâm nổi danh giang hồ. Hậu duệ của Lâm Viễn Đồ là gia đình Lâm Chấn Nam là những người trực tiếp chịu họa từ những tranh chấp này với việc toàn thể tiêu cục bị sát hại bởi Dư Thương Hải.

Giáo chủ tiền nhiệm của Nhật Nguyệt thần giáoNhậm Ngã Hành luyện võ công, có nguy cơ bị tẩu hỏa nhập ma. Lão bèn nhường ngôi giáo chủ cho Đông Phương Bất Bại, người được tôn xưng là Thiên hạ đệ nhất cao thủ, đồng thời tặng luôn bí cấp Quỳ hoa bảo điển cho Đông Phương Bất Bại luyện. Thật ra Nhậm Ngã Hành chẳng thương yêu gì tay đàn em này. Lão ngấm ngầm nhìn ra sự phản bội của Đông Phương Bất Bại, muốn hại y cho bõ ghét nên mới tặng bí cấp. Quả nhiên Đông Phương Bất Bại đã trở mặt, bắt Nhậm Ngã Hành nhốt trong trại giam bí mật dưới đáy Tây Hồ, Hàng Châu.

Bí cấp thật ra có hai quyển; Quỳ hoa bảo điểncuốn thượng; Tịch tà kiếm phổcuốn hạ. Nhật Nguyệt giáo sở hữu cuốn thượng; nhà Lâm Chấn Nam ở thành Phúc Châu sở hữu cuốn hạ. Cả hai cuốn đều là võ công chí cao vô thượng nhưng rất âm độc; bởi câu đầu tiên trong hai bí cấp này là “Dẫn đao tự cung” (Phải dùng dao tự thiến hai hòn ngoại thận) rồi mới luyện. Đọc thấy câu đó, Nhậm Ngã Hành sợ hãi nên mới hào phóng đem bí cấp tặng cho Đông Phương Bất Bại.

Đông Phương Bất Bại có được Quỳ hoa bảo điển thì mừng quá, tự thiến để luyện ngay. Từ đó y say mê gã tổng quản Dương Liên Đình - một tay to con, tốt tướng, bỏ ráo việc chăm sóc giáo vụ. Dương Liên Đình cũng yêu giáo chủ tha thiết, bèn làm riêng cho giáo chủ “Một vườn hoa nhỏ rất đẹp; mai hồng, trúc biếc, tùng xanh được bố trí rất khéo. Trong ao, có mấy đôi uyên ương bơi lội, bên ao có bốn con hạc trắng”. Nơi ở của Đông Phương Bất Bại là một căn nhà nhỏ xinh xắn: “Vừa mở cửa ra, một mùi hương ngào ngạt xông vào mũi mọi người; trong phòng treo bức tranh thêu ba cô mỹ nữ khuôn mặt rất diễm lệ”. Rõ ràng đó là khuê phòng của một phụ nữ!

Nguyên tắc luyện "Quỳ Hoa Bảo Điển": trước hết phải “Dẫn Đao Tự Cung”, đây là loại võ công mang tính dương tà, khi luyện hơi nóng sẽ bốc lên ngùn ngụt vì vậy cần phải cắt đi bộ phận sinh dục để tránh khỏi tẩu hỏa nhập ma.

Đông Phương Bất Bại là giáo chủ Nhật Nguyệt Thần Giáo, cũng là người duy nhất luyện thành "Quỳ Hoa Bảo Điển" và trở thành đệ nhất cao thủ trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Phải "dẫn đao tự cung" để tu luyện, vì thế Đông Phương Bất Bại cũng trở thành kẻ bán nam bán nữ. Đông Phương Bất Bại hàng ngày sống trong cung cấm như một hoàng hậu, ngồi thêu hoa, yêu một chàng trai là Dương Liên Đình, và đến chết vẫn cầu xin Nhậm Ngã Hành tha mạng cho Dương Liên Đình.

Quỳ Hoa Bảo Điển nổi tiếng với thân pháp quỷ mị, xuất chiêu cực nhanh cùng với tuyệt kỹ ám khí "Tú Hoa Châm" mà vô địch. Quỳ Hoa Bảo Điển không phải không có sơ hở nhưng vì tốc độ quá nhanh chỉ để lại tàn ảnh nên có tìm được yếu điểm cũng không dễ dàng đánh trúng.

Đông Phương Bất Bại sau khi luyện thành Quỳ Hoa Bảo Điển thì võ công phi phàm, một mình đấu trên cơ với bốn đại cao thủ. Chỉ có Lệnh Hồ Xung học được Độc Cô Cửu Kiếm nên có thể nhìn ra sơ hở của Đông Phương Bất Bại nhưng vẫn không thể đánh trúng y. Chỉ đến khi Nhậm Doanh Doanh tấn công Dương Liên Đình khiến Đông Phương Bất Bại mất tập trung thì mới bị Lệnh Hồ Xung đánh bại.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
24,964
Động cơ
628,601 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em tìm hiểu và dẫn lại toàn bộ quá trình theo logic, có thể trùng với nội dung cụ đã quote. Đoạn giữa nói về việc vì sao Đông Phương Bất Bại có được Quỳ Hoa Bảo Điển, có gì thiếu sót cụ bổ sung :) giúp em.

----------
Nói về những bí kíp võ công trong các tác phẩm kiếm hiệp, Quỳ Hoa bảo điển được coi là tuyệt kỹ gây ra nhiều tranh cãi nhất xung quanh việc nó có thật hay không.

Trong truyện, Kim Dung chủ yếu miêu tả về “bề ngoài”, rằng Đông Phương Bất Bại sau khi luyện Quỳ Hoa bảo điển thì tính khí bắt đầu bị nữ hóa.

Người này còn tự trang trí lại căn phòng chính của giáo phái thành một tẩm cung (loại cung đình dành cho vương phi hoặc hoàng hậu thời đó) và thường xuyên ngồi thêu hoa…

Còn lại, Kim Dung hầu như cũng không đi vào miêu tả về cách thức luyện tập môn này như thế nào.

Thực tế cũng có nhiều nhà nghiên cứu võ thuật đã lên tiếng phủ nhận về độ xác thực của Quỳ Hoa bảo điển bởi không có một tài liệu đáng tin cậy nào nói về thứ bí kíp lạ lùng này.

Thậm chí người ta cũng không hiểu đây thực chất là bí kíp luyện khí, nội công hay là những đòn thế thực chiến. Điều này là hoàn toàn khác so với những bí kíp được dựa trên thực tế có thật như Dịch cân kinh, Cửu âm chân kinh…

Quỳ Hoa bảo điển được gắn với nhân vật Đông Phương Bất Bại.

Nhiều người cho rằng, Kim Dung đã cố tình “hư cấu” ra Quỳ Hoa bảo điển để làm tăng thêm tính hấp dẫn và ly kỳ cho tác phẩm tiểu thuyết của mình.

Ngược lại, một số fan của Kim Dung và các câu truyện kiếm hiệp lại vẫn tin loại tuyệt kỹ này là có thật, tuy nhiên nó đã bị thất truyền qua hàng ngàn năm…

Quỳ Hoa bảo điển trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung

Trong Tiếu ngạo giang hồ, theo lời kể của Phương Chứng đại sư (trụ trì Thiếu Lâm Tự) khi bàn việc cùng Lệnh Hồ Xung và Xung Hư đạo (trưởng phái Võ Đang) trên đỉnh núi Hằng Sơn. Đây chính là bí kíp võ thuật thượng thừa do một cặp vợ chồng viết ra với tên người chồng có chữ "Quỳ", người vợ có chữ "Hoa" sáng tạo nên. Phần do người chồng sáng tạo gọi là "Càn kinh" và phần do người vợ sáng tạo gọi là "Khôn kinh", đây là hai phần hoàn toàn khác biệt thậm chí đối kháng nhau (theo như bản sửa đổi sau này của Kim Dung thì Quỳ Hoa bảo điển do một thái giám trong cung sáng tạo ra được xưng là "Quỳ Hoa lão tổ").

Sau một thời gian, bộ sách này vô tình truyền đến phái Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến. Cũng thời gian đó, có hai tiền nhân phái Hoa Sơn là Nguyên Mẫn Túc (sau này là tổ sư phe Khí tông) và Chu Tử Phong (sau này trở thành tổ sư phe Kiếm tông) cùng đến Nam Thiếu Lâm không biết bằng cách nào đọc lén được bộ sách rồi về Hoa Sơn tu luyện. Khi biết chuyện, trụ trì Nam Thiếu Lâm là Hồng Diệp thiền sư đã sai môn đồ của mình là Độ Nguyên đến Hoa Sơn khuyên hai người kia không nên rèn luyện Quỳ Hoa bảo điển. Hai người kia tưởng lầm Độ Nguyên đã tinh thông bộ Bảo Điển nên đọc lại nhờ nhà sư kiểm chứng. Không ngờ Độ Nguyên thực ra không biết gì hết, nhưng cũng bị cuốn hút bởi bộ sách nên dụng tâm ghi nhớ, đêm về chép lại vào trong áo cà sa, sau đó hoàn tục trở thành Lâm Viễn Đồ, phát triển những kiến thức về kiếm thuật từ Quỳ Hoa bảo điển thành Tịch Tà kiếm pháp của họ Lâm nổi danh giang hồ. Hậu duệ của Lâm Viễn Đồ là gia đình Lâm Chấn Nam là những người trực tiếp chịu họa từ những tranh chấp này với việc toàn thể tiêu cục bị sát hại bởi Dư Thương Hải.

Giáo chủ tiền nhiệm của Nhật Nguyệt thần giáoNhậm Ngã Hành luyện võ công, có nguy cơ bị tẩu hỏa nhập ma. Lão bèn nhường ngôi giáo chủ cho Đông Phương Bất Bại, người được tôn xưng là Thiên hạ đệ nhất cao thủ, đồng thời tặng luôn bí cấp Quỳ hoa bảo điển cho Đông Phương Bất Bại luyện. Thật ra Nhậm Ngã Hành chẳng thương yêu gì tay đàn em này. Lão ngấm ngầm nhìn ra sự phản bội của Đông Phương Bất Bại, muốn hại y cho bõ ghét nên mới tặng bí cấp. Quả nhiên Đông Phương Bất Bại đã trở mặt, bắt Nhậm Ngã Hành nhốt trong trại giam bí mật dưới đáy Tây Hồ, Hàng Châu.

Bí cấp thật ra có hai quyển; Quỳ hoa bảo điểncuốn thượng; Tịch tà kiếm phổcuốn hạ. Nhật Nguyệt giáo sở hữu cuốn thượng; nhà Lâm Chấn Nam ở thành Phúc Châu sở hữu cuốn hạ. Cả hai cuốn đều là võ công chí cao vô thượng nhưng rất âm độc; bởi câu đầu tiên trong hai bí cấp này là “Dẫn đao tự cung” (Phải dùng dao tự thiến hai hòn ngoại thận) rồi mới luyện. Đọc thấy câu đó, Nhậm Ngã Hành sợ hãi nên mới hào phóng đem bí cấp tặng cho Đông Phương Bất Bại.

Đông Phương Bất Bại có được Quỳ hoa bảo điển thì mừng quá, tự thiến để luyện ngay. Từ đó y say mê gã tổng quản Dương Liên Đình - một tay to con, tốt tướng, bỏ ráo việc chăm sóc giáo vụ. Dương Liên Đình cũng yêu giáo chủ tha thiết, bèn làm riêng cho giáo chủ “Một vườn hoa nhỏ rất đẹp; mai hồng, trúc biếc, tùng xanh được bố trí rất khéo. Trong ao, có mấy đôi uyên ương bơi lội, bên ao có bốn con hạc trắng”. Nơi ở của Đông Phương Bất Bại là một căn nhà nhỏ xinh xắn: “Vừa mở cửa ra, một mùi hương ngào ngạt xông vào mũi mọi người; trong phòng treo bức tranh thêu ba cô mỹ nữ khuôn mặt rất diễm lệ”. Rõ ràng đó là khuê phòng của một phụ nữ!

Nguyên tắc luyện "Quỳ Hoa Bảo Điển": trước hết phải “Dẫn Đao Tự Cung”, đây là loại võ công mang tính dương tà, khi luyện hơi nóng sẽ bốc lên ngùn ngụt vì vậy cần phải cắt đi bộ phận sinh dục để tránh khỏi tẩu hỏa nhập ma.

Đông Phương Bất Bại là giáo chủ Nhật Nguyệt Thần Giáo, cũng là người duy nhất luyện thành "Quỳ Hoa Bảo Điển" và trở thành đệ nhất cao thủ trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Phải "dẫn đao tự cung" để tu luyện, vì thế Đông Phương Bất Bại cũng trở thành kẻ bán nam bán nữ. Đông Phương Bất Bại hàng ngày sống trong cung cấm như một hoàng hậu, ngồi thêu hoa, yêu một chàng trai là Dương Liên Đình, và đến chết vẫn cầu xin Nhậm Ngã Hành tha mạng cho Dương Liên Đình.

Quỳ Hoa Bảo Điển nổi tiếng với thân pháp quỷ mị, xuất chiêu cực nhanh cùng với tuyệt kỹ ám khí "Tú Hoa Châm" mà vô địch. Quỳ Hoa Bảo Điển không phải không có sơ hở nhưng vì tốc độ quá nhanh chỉ để lại tàn ảnh nên có tìm được yếu điểm cũng không dễ dàng đánh trúng.

Đông Phương Bất Bại sau khi luyện thành Quỳ Hoa Bảo Điển thì võ công phi phàm, một mình đấu trên cơ với bốn đại cao thủ. Chỉ có Lệnh Hồ Xung học được Độc Cô Cửu Kiếm nên có thể nhìn ra sơ hở của Đông Phương Bất Bại nhưng vẫn không thể đánh trúng y. Chỉ đến khi Nhậm Doanh Doanh tấn công Dương Liên Đình khiến Đông Phương Bất Bại mất tập trung thì mới bị Lệnh Hồ Xung đánh bại.
Em thì cho là Đông Phương Bất Bại và Dương Liên Đình đã là người yêu đồng giới (theo ngôn ngữ hiện đại: mang giới tính thứ 3).

ĐPBB khi có được Quỳ Hoa Bảo Điển thì mừng quá thiến luôn - một công đôi việc :D Còn về vĩ công trong Quỳ Hoa Bảo Điển là khinh công và ám khí - ĐPBB dùng Tú Hoa Trâm như cụ nói ở trên.

Hai bí kíp Quỳ Hoa Bảo Điển và Tịnh Tà Kiếm Phổ không thấy nói đến phu nữ có luyện được hay không?
 
Chỉnh sửa cuối:

sinathan

Xe máy
Biển số
OF-314919
Ngày cấp bằng
7/4/14
Số km
68
Động cơ
295,706 Mã lực
Nơi ở
Hà Giang
Không cụ ạ, phải có kiếm phổ trước, chứ tự cung xong nối lại khó lắm :)
Cụ giờ tìm bí kíp võ học này có lẽ nên chuẩn bị sang anh hàng xóm Thái Lan là vừa,xong quay về Việt Nam kiểu gì cũng có cụ truyền bí kíp đó
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top