Nhiều cụ trong này không hiểu thế nào là một đề tài tiến sĩ và cách lựa chọn vấn đề nghiên cứu ở cấp độ tiến sĩ mà cứ phán như đúng rồi ấy.
Em là dân học luật, tất nhiên chưa học đến cấp tiến sĩ nhưng cũng là dân giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Nên em hiểu đề tài dạng như trên là hết sức bình thường, cách chọn vấn đề càng nhỏ, càng chứng tỏ năng lực nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Các cụ mà sang bên Nhật (em có cơ hội học thạc sĩ bên này rồi) thì đọc tên luận văn thạc sĩ với tiến sĩ của nó đề tài rất nhỏ, hẹp và nghe rất "giời ơi".
Em đã đọc 1 luận án "Hệ thống tư pháp của Đông Dương thời kỳ cai quản của người Pháp" do 1 người Nhật làm, chuyên ngành Luật so sánh. Và họ làm rất đến nơi đến chốn. Dày 1041 trang, 9 chương, cỡ chữ 12 các cụ nhé và viết bằng tiếng Anh.
Cảm giác họ hiểu về luật và lịch sử VN hơn cả mình. Cảm thấy nể phục và mình thật hời hợt.
Đánh giá các đề tài kia phải đánh giá nội dung của nó, chứ đừng đánh giá tên đề tài. Như vậy là phiến diện.
Tất nhiên nhiều đề tài ở cơ sở đào tạo này chưa đủ nội dung để được cấp bằng tiến sĩ. Nhưng đa phần trong số đó là mấy ông quan chức đi hoàn thiện bằng cấp, còn dân giảng dạy và nghiên cứu ở các trường và cơ sở đại học dù làm ở Học viện này họ cũng làm rất tỉ mỉ và cẩn thận. Vì còn bị đồng nghiệp soi và đánh giá nữa.
Đôi lời chia sẻ