[Funland] Cần cấm ô tô biển trắng giờ cao điểm

duongbaoan267

Xe điện
Biển số
OF-483482
Ngày cấp bằng
11/1/17
Số km
3,774
Động cơ
226,199 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Kinh Bắc
Quay về thời đồ đá ăn lông ở Lỗ là mơ ước của mấy ton tó này đây.
 

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,064
Động cơ
375,010 Mã lực
Vâng cứ h cao điểm sáng thì cấm vào. H cao điểm chiều thì cấm ra là ngon ngay :D
 

search

Xe điện
Biển số
OF-437
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
2,908
Động cơ
595,316 Mã lực
Cấm cái nìn, tập trung mà làm thêm các phương tiện khác cho người ta lựa chọn, ngon hơn, tốt hơn, hay hơn, rẻ hơn thì người ta tự khác bỏ mà đel phải cấm. Còn nếu dùng hình thức cấm thì cấm triệt cmn để đi, cấm đel cho ra khỏi nhà nữa thì tắc đường thế nào được. Ai thích ra khỏi nhà đâu, đại đa số có việc thì mới phải đi, cấm thì lấy đel ai làm việc. Cái quan trọng là tập trung suy nghĩ, thêm nguồn lực mà pt các hệ thống gtcc cho thật nhanh, thật tốt thì đel làm, cứ ngồi đấy tính quẩn cấm cái này cái khác, cấm cmn đẻ đi cho người đỡ đông :))
 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,129
Động cơ
770,306 Mã lực
So sánh hai giải pháp của 2 cụ TS thì thấy cụ cấm oto nói năng gãy gọn có lý lẽ hơn cụ cấm xe máy. Nhưng chắc cũng sẽ bị chửi ác liệt vì rất đụng chạm.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
thế này là vỡ alo rồi
 

nghecon050509

Xe buýt
Biển số
OF-322281
Ngày cấp bằng
4/6/14
Số km
994
Động cơ
296,494 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cháu mở dịch vụ bôi đen biển số và dán lại chữ trắng (đi thoải mái không bị cấm), có cụ nào dưa góp xèng mở dv với cháu không
 

bảo châu

Xe điện
Biển số
OF-2220
Ngày cấp bằng
1/11/06
Số km
3,696
Động cơ
604,249 Mã lực
Cấm mẹ hết tất cả các xe đi.
Toàn dân đi bộ.
Vừa khỏe người, không ô nhiễm ồn ào, không có tai nạn mag lại đỡ hỏng đường.
Lúc đấy BOT chỉ cần 2 gánh đất đắp vào là xong.
Đi bộ 100km về Đồ sơn hết có 5 hào phí cao tốc.
Như thế không phải là thiên đường ư.
Chuẩn men. Em ủng hộ :))
 

oto4funhn

Xe điện
Biển số
OF-392463
Ngày cấp bằng
17/11/15
Số km
2,022
Động cơ
252,260 Mã lực
Cấm ô tô biển trắng, lãnh đạo lại cấm xe máy nữa thì sau này ra đường chỉ có xe đạp và biển xanh ngoài đường, khi đấy đúng là thành phố xanh thật!
Thế mới gọi là thiên đường!
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,493
Động cơ
49,173 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cấm hết xe các loại, chỉ có BRT được đi thôi.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Thấy bài viết này hay, ít ra TS. Trần Hòa Bình nói cũng có cái đúng của nó

Cấm xe ô tô cá nhân loại từ 7 chỗ trở xuống trong khung giờ cao điểm vào nội đô để chống tắc đường?

Hạn chế được xe cá nhân từ 7 chỗ trở xuống vào nội đô trong giờ cao điểm từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần sẽ giảm được ùn tắc - Ảnh: Tạ Tôn
Chỉ cần cấm ô tô cá nhân từ 7 chỗ trở xuống trong 2,5 giờ cao điểm (sáng từ 6h - 8h30, chiều từ 16h30 - 19h), không cấm vào thứ bảy và chủ nhật, sẽ giải quyết được nạn ùn tắc.

Bài tham dự Diễn đàn chống ùn tắc giao thông đô thị do Báo Giao thông cùng cộng đồng Otofun phối hợp tổ chức, Tập đoàn Hyundai Thành Công đồng hành tài trợ. Ý kiến đóng góp xin gửi về: Chonguntac@baogiaothong.vnnews@otv.vn.

Vì sao cấm ô tô mà không phải xe máy?

Quan sát kỹ cảnh ùn tắc (các bức ảnh chụp cảnh ùn tắc) sẽ nhận thấy, diện tích chiếm lòng đường của ô tô và xe máy hiện nay khá tương đương (có thời điểm ô tô chiếm diện tích nhiều hơn, có thời điểm xe máy chiếm diện tích nhiều hơn). Một chiếc ô tô con chiếm lòng đường gấp khoảng 4 lần 1 chiếc xe máy, vì ô tô con thường dài trên 4m, rộng gần 2m, còn xe máy khoảng cách giữa 2 ghi đông là 0,6m và dài dưới 2m.

Năng lực vận chuyển của xe 5 chỗ tối đa được 5 người (theo luật). Tuy nhiên, theo quan sát vào giờ cao điểm (giờ đi làm) chủ yếu chỉ có một người lái xe ngồi trên xe (vì là xe cá nhân phục vụ mục đích đi làm nên mọi người không rủ bạn bè hay gia đình đi cùng vào lúc đó). Số xe ô tô chở 2-3 người trở lên rất ít. Còn xe máy chủ yếu 1 người, cũng ít xe lai nhau. Từ đó cho thấy, 1 ô tô chiếm lòng đường gấp 4 lần 1 xe máy, nhưng năng lực vận chuyển chỉ bằng 1 xe máy.

Nhìn vào bức ảnh tại một điểm ùn tắc (những bức ảnh kiểu này đang có rất nhiều trên báo chí, internet và thường thấy diện tích chiếm lòng đường của ô tô và xe máy là tương đương). Giả sử có một phép màu, tại thời điểm đó tất cả xe máy được biến thành ô tô, cảnh tượng gì sẽ xảy ra với diện tích, không gian dành cho giao thông ở khu vực đó. Lúc đó, ô tô nhiều tới mức phải xếp lên nóc của nhau và không chỉ tắc nghẽn mà là một thảm họa. Còn nếu tất cả ô tô biến thành xe máy, chắc chắn lòng đường sẽ thoáng hơn nhiều và sẽ hết ùn tắc, các phương tiện sẽ lưu thông được bình thường. Vậy, chúng ta sẽ chọn giải pháp nào? Cấm ô tô con hay cấm xe máy tham gia giao thông vào giờ cao điểm?

Tôi đề xuất: Hãy cấm xe ô tô cá nhân (xe biển trắng) loại đăng ký từ 7 chỗ trở xuống vào khung giờ cao điểm. Chỉ cần hạn chế giờ cao điểm là 2,5 giờ buổi sáng, 2,5 giờ buổi chiều (sáng từ 6h - 8h30, chiều từ 16h30 - 19h) không cấm vào thứ bảy và chủ nhật. Hạn chế về không gian là chỉ áp dụng với các quận của Hà Nội cũ (trước khi sáp nhập thành Hà Nội mới).

Nên đọc
Thể lệ, giải thưởng Diễn đàn Chống ùn tắc giao thông đô thị
Chắc chắn sẽ có phản ứng từ nhóm người “khá giả”

Tôi xin nói kỹ hơn về tính hợp lý của giải pháp này như sau: Thứ nhất, trên thực tế vào giờ cao điểm, một ô tô con là chiếm lòng đường gấp 4 lần 1 xe máy khi so sánh với năng lực vận chuyển người. Thứ hai, với khoảng 700.000 đối tượng thường đi xe con có thể chuyển đi xe buýt (vì năng lực vận chuyển của xe buýt hiện nay có thể đảm đương được lượng người này), ngoài ra họ cũng có thể dùng xe máy đi làm (còn với người chỉ có xe máy đi làm thì khó có thể kiếm được ô tô con đi làm trong trường hợp cấm xe máy).

Cách làm này, khi áp dụng chắc chắn sẽ có sự phản ứng của nhóm người dùng ô tô đi làm tạm gọi là thành phần “khá giả” hơn nhóm người chỉ có thể dùng xe máy đi làm, nên có thể sẽ phản ứng rất mạnh mẽ. Do vậy, khi thực hiện giải pháp này, Nhà nước phải kiên quyết kêu gọi sự hy sinh của họ vì lợi ích chung, vì Thủ đô thân yêu. Đây cũng là áp lực để Nhà nước đẩy nhanh tối đa việc nâng cấp giao thông công cộng (xe buýt, tàu điện trên cao, tàu điện ngầm…).

Có thể sẽ có người nói: Áp dụng cách làm trên sẽ làm tăng (khuyến khích) người dùng xe máy nhiều lên, làm xấu hình ảnh của Thủ đô. Xin trả lời đây chỉ là giải pháp tạm thời, bất đắc dĩ và chỉ áp dụng vào khung giờ cao điểm. Còn theo xu hướng phát triển, người dùng xe máy sẽ ngày càng ít, bởi vì người đã đi ô tô rồi họ sẽ không thích đi xe máy nữa, trừ trường hợp không còn cách nào khác. Mặt khác, cũng theo xu hướng, những người đi xe máy khi có điều kiện sẽ bỏ dùng xe máy để đi ô tô, như cách đây một thời gian ta bỏ xe đạp để đi xe máy.

Nhìn vào tương lai, khi hệ thống giao thông công cộng của ta được cải thiện và nâng cấp, nhiều người sẽ chọn hệ thống giao thông công cộng, kể cả những người đang dùng xe máy cũng chuyển sang sử dụng hệ thống giao thông công cộng. Do vậy, theo xu hướng phát triển, người dùng xe máy sẽ tự động giảm.

Sẽ có câu hỏi: Tại sao không cấm xe ô tô 8 chỗ trở lên? Xin trả lời, thường xe 8, 9, 12, 16 chỗ trở lên rất ít dùng vào mục đích chỉ 1 người lái xe đi làm. Chúng thường được dùng để vận chuyển nhiều người. Khi cấm xe cá nhân lưu thông vào giờ cao điểm có thể số xe trên 7 chỗ sẽ được sử dụng nhiều hơn để đưa đón cán bộ, công nhân viên, công nhân, học sinh đi làm và đi học, góp phần nâng cao năng lực vận chuyển người cần lưu thông vào giờ cao điểm, bổ sung cho hệ thống xe buýt.

Cũng có thể có câu hỏi: Thế còn taxi có cấm không? Việc này giao cho Sở GTVT Hà Nội đề xuất, tôi chỉ xin gợi ý hướng giải quyết: Cấm taxi lưu thông ở một số tuyến phố vào giờ cao điểm; Có giải pháp hạn chế taxi lưu thông vào giờ cao điểm (cần kiểm soát được số lượng taxi lưu thông vào giờ cao điểm).

3 giai đoạn cứu “thảm họa ùn tắc”


Ùn tắc giao thông thường xảy ra vào giờ cao điểm

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải có nói: “Hà Nội thấy thảm họa đang đến gần mà không biết làm thế nào”. Chúng ta hãy cùng suy nghĩ xem cái thảm họa này có phải kinh khủng đến mức không giải quyết được không? Theo tôi, để giải quyết được thảm họa này chúng ta phải tìm ra nguyên nhân cốt lõi của nó, từ đó, sẽ tìm ra phương pháp xóa bỏ tận gốc của thảm họa.

Theo tôi, nguyên nhân cốt lõi chính là chủ quan, do bộ máy chính quyền (không phải do người dân) đã quy hoạch, quản lý đô thị rất không tốt, thậm chí có người nói quy hoạch đã bị băm nát trong một thời gian rất dài (từ năm 1975 đến nay là 42 năm). Thảm họa hôm nay chính là hậu quả do nguyên nhân trên gây nên. Để giải quyết hậu quả này, chúng ta phải sửa cách quản lý đô thị của mình với sự dũng cảm, kiên quyết và sáng suốt.

Để giải quyết vấn đề này cần chia làm 3 giai đoạn. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, nên chia giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 (trước mắt): Từ nay đến hết quý I/2018; Giai đoạn 2 (trung hạn): Từ nay đến năm 2025; Giai đoạn 3 (sau trung hạn): Từ nay đến năm 2030.

Xin giải thích, tất cả các giai đoạn đều phải bắt đầu từ bây giờ (ngay đầu năm 2017 này), chỉ khác nhau ở đích hoàn thành, vì không làm thế sẽ không kịp.

Nhóm giải pháp dành cho giai đoạn 1 (trước mắt) từ nay đến hết quý I / 2018 hay còn gọi là nhóm giải pháp “GIỜ CAO ĐIỂM”. Các giải pháp chỉ áp dụng tạm thời, sẽ được dỡ bỏ dần theo tình hình cụ thể, phụ thuộc vào việc chúng ta thực hiện các công việc của giai đoạn 2 và giai đoạn 3 tốt (xuất sắc) tới mức nào. Sở dĩ, giai đoạn này ngắn vì vấn đề giao thông Hà Nội tại giờ cao điểm đã trở nên quá “nóng” và gây hậu quả không tốt tới phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Các giải pháp cần phải quyết định sớm nhất và triển khai kịp thời để cắt “cơn sốt” trong khung thời gian cao điểm của nội đô Hà Nội. Hạn chế xe cá nhân, trong đó có việc cấm ô tô biển trắng vào giờ cao điểm chính là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất của giai đoạn 1, rồi sau đó chúng ta mới tính tiếp.
Tiến sỹ này sai từ tư duy đến phương pháp: Xem xét vấn đề giao thông thì phải xem xét sự vật đang chuyển động, chứ không phải xem xét các sự vật đứng yên. Nghĩa là phải xem xét đến hành vi, thói quen, khả năng, xu hướng... di chuyển của (người điều khiển) ô tô và xe máy, chứ không thể nhìn vào bức ảnh mà phán. Nhìn vào bức ảnh thì chỉ phán đúng (một cách tương đối) nếu Tiến sỹ này muốn quy hoạch bãi đỗ xe
 

An Nguyen 1

Xe tăng
Biển số
OF-434581
Ngày cấp bằng
4/7/16
Số km
1,396
Động cơ
973 Mã lực
Tuổi
47
Hehe. Cấm xe máy em đi xe đạp điện. Cấm biển trắng em xin biển xanh 80 (trước có vị gì phát biểu biển này cấp được cho cái nhận mà lị)
 

tuannaff

Xe điện
Biển số
OF-95789
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,070
Động cơ
415,000 Mã lực
theo em thì nên cấm xây chung cư mật độ cao ở nhưng chỗ vốn đã tắc cmnr. Nhưng tất nhiên quan chức thành phố éo cần nghe quan điểm của em :D
 

Biker

Xe tải
Biển số
OF-21269
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
363
Động cơ
501,066 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thấy bài viết này hay, ít ra TS. Trần Hòa Bình nói cũng có cái đúng của nó

Cấm xe ô tô cá nhân loại từ 7 chỗ trở xuống trong khung giờ cao điểm vào nội đô để chống tắc đường?

Hạn chế được xe cá nhân từ 7 chỗ trở xuống vào nội đô trong giờ cao điểm từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần sẽ giảm được ùn tắc - Ảnh: Tạ Tôn
Chỉ cần cấm ô tô cá nhân từ 7 chỗ trở xuống trong 2,5 giờ cao điểm (sáng từ 6h - 8h30, chiều từ 16h30 - 19h), không cấm vào thứ bảy và chủ nhật, sẽ giải quyết được nạn ùn tắc.

Bài tham dự Diễn đàn chống ùn tắc giao thông đô thị do Báo Giao thông cùng cộng đồng Otofun phối hợp tổ chức, Tập đoàn Hyundai Thành Công đồng hành tài trợ. Ý kiến đóng góp xin gửi về: Chonguntac@baogiaothong.vnnews@otv.vn.

Vì sao cấm ô tô mà không phải xe máy?

Quan sát kỹ cảnh ùn tắc (các bức ảnh chụp cảnh ùn tắc) sẽ nhận thấy, diện tích chiếm lòng đường của ô tô và xe máy hiện nay khá tương đương (có thời điểm ô tô chiếm diện tích nhiều hơn, có thời điểm xe máy chiếm diện tích nhiều hơn). Một chiếc ô tô con chiếm lòng đường gấp khoảng 4 lần 1 chiếc xe máy, vì ô tô con thường dài trên 4m, rộng gần 2m, còn xe máy khoảng cách giữa 2 ghi đông là 0,6m và dài dưới 2m.

Năng lực vận chuyển của xe 5 chỗ tối đa được 5 người (theo luật). Tuy nhiên, theo quan sát vào giờ cao điểm (giờ đi làm) chủ yếu chỉ có một người lái xe ngồi trên xe (vì là xe cá nhân phục vụ mục đích đi làm nên mọi người không rủ bạn bè hay gia đình đi cùng vào lúc đó). Số xe ô tô chở 2-3 người trở lên rất ít. Còn xe máy chủ yếu 1 người, cũng ít xe lai nhau. Từ đó cho thấy, 1 ô tô chiếm lòng đường gấp 4 lần 1 xe máy, nhưng năng lực vận chuyển chỉ bằng 1 xe máy.

Nhìn vào bức ảnh tại một điểm ùn tắc (những bức ảnh kiểu này đang có rất nhiều trên báo chí, internet và thường thấy diện tích chiếm lòng đường của ô tô và xe máy là tương đương). Giả sử có một phép màu, tại thời điểm đó tất cả xe máy được biến thành ô tô, cảnh tượng gì sẽ xảy ra với diện tích, không gian dành cho giao thông ở khu vực đó. Lúc đó, ô tô nhiều tới mức phải xếp lên nóc của nhau và không chỉ tắc nghẽn mà là một thảm họa. Còn nếu tất cả ô tô biến thành xe máy, chắc chắn lòng đường sẽ thoáng hơn nhiều và sẽ hết ùn tắc, các phương tiện sẽ lưu thông được bình thường. Vậy, chúng ta sẽ chọn giải pháp nào? Cấm ô tô con hay cấm xe máy tham gia giao thông vào giờ cao điểm?

Tôi đề xuất: Hãy cấm xe ô tô cá nhân (xe biển trắng) loại đăng ký từ 7 chỗ trở xuống vào khung giờ cao điểm. Chỉ cần hạn chế giờ cao điểm là 2,5 giờ buổi sáng, 2,5 giờ buổi chiều (sáng từ 6h - 8h30, chiều từ 16h30 - 19h) không cấm vào thứ bảy và chủ nhật. Hạn chế về không gian là chỉ áp dụng với các quận của Hà Nội cũ (trước khi sáp nhập thành Hà Nội mới).

Nên đọc
Thể lệ, giải thưởng Diễn đàn Chống ùn tắc giao thông đô thị
Chắc chắn sẽ có phản ứng từ nhóm người “khá giả”

Tôi xin nói kỹ hơn về tính hợp lý của giải pháp này như sau: Thứ nhất, trên thực tế vào giờ cao điểm, một ô tô con là chiếm lòng đường gấp 4 lần 1 xe máy khi so sánh với năng lực vận chuyển người. Thứ hai, với khoảng 700.000 đối tượng thường đi xe con có thể chuyển đi xe buýt (vì năng lực vận chuyển của xe buýt hiện nay có thể đảm đương được lượng người này), ngoài ra họ cũng có thể dùng xe máy đi làm (còn với người chỉ có xe máy đi làm thì khó có thể kiếm được ô tô con đi làm trong trường hợp cấm xe máy).

Cách làm này, khi áp dụng chắc chắn sẽ có sự phản ứng của nhóm người dùng ô tô đi làm tạm gọi là thành phần “khá giả” hơn nhóm người chỉ có thể dùng xe máy đi làm, nên có thể sẽ phản ứng rất mạnh mẽ. Do vậy, khi thực hiện giải pháp này, Nhà nước phải kiên quyết kêu gọi sự hy sinh của họ vì lợi ích chung, vì Thủ đô thân yêu. Đây cũng là áp lực để Nhà nước đẩy nhanh tối đa việc nâng cấp giao thông công cộng (xe buýt, tàu điện trên cao, tàu điện ngầm…).

Có thể sẽ có người nói: Áp dụng cách làm trên sẽ làm tăng (khuyến khích) người dùng xe máy nhiều lên, làm xấu hình ảnh của Thủ đô. Xin trả lời đây chỉ là giải pháp tạm thời, bất đắc dĩ và chỉ áp dụng vào khung giờ cao điểm. Còn theo xu hướng phát triển, người dùng xe máy sẽ ngày càng ít, bởi vì người đã đi ô tô rồi họ sẽ không thích đi xe máy nữa, trừ trường hợp không còn cách nào khác. Mặt khác, cũng theo xu hướng, những người đi xe máy khi có điều kiện sẽ bỏ dùng xe máy để đi ô tô, như cách đây một thời gian ta bỏ xe đạp để đi xe máy.

Nhìn vào tương lai, khi hệ thống giao thông công cộng của ta được cải thiện và nâng cấp, nhiều người sẽ chọn hệ thống giao thông công cộng, kể cả những người đang dùng xe máy cũng chuyển sang sử dụng hệ thống giao thông công cộng. Do vậy, theo xu hướng phát triển, người dùng xe máy sẽ tự động giảm.

Sẽ có câu hỏi: Tại sao không cấm xe ô tô 8 chỗ trở lên? Xin trả lời, thường xe 8, 9, 12, 16 chỗ trở lên rất ít dùng vào mục đích chỉ 1 người lái xe đi làm. Chúng thường được dùng để vận chuyển nhiều người. Khi cấm xe cá nhân lưu thông vào giờ cao điểm có thể số xe trên 7 chỗ sẽ được sử dụng nhiều hơn để đưa đón cán bộ, công nhân viên, công nhân, học sinh đi làm và đi học, góp phần nâng cao năng lực vận chuyển người cần lưu thông vào giờ cao điểm, bổ sung cho hệ thống xe buýt.

Cũng có thể có câu hỏi: Thế còn taxi có cấm không? Việc này giao cho Sở GTVT Hà Nội đề xuất, tôi chỉ xin gợi ý hướng giải quyết: Cấm taxi lưu thông ở một số tuyến phố vào giờ cao điểm; Có giải pháp hạn chế taxi lưu thông vào giờ cao điểm (cần kiểm soát được số lượng taxi lưu thông vào giờ cao điểm).

3 giai đoạn cứu “thảm họa ùn tắc”


Ùn tắc giao thông thường xảy ra vào giờ cao điểm

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải có nói: “Hà Nội thấy thảm họa đang đến gần mà không biết làm thế nào”. Chúng ta hãy cùng suy nghĩ xem cái thảm họa này có phải kinh khủng đến mức không giải quyết được không? Theo tôi, để giải quyết được thảm họa này chúng ta phải tìm ra nguyên nhân cốt lõi của nó, từ đó, sẽ tìm ra phương pháp xóa bỏ tận gốc của thảm họa.

Theo tôi, nguyên nhân cốt lõi chính là chủ quan, do bộ máy chính quyền (không phải do người dân) đã quy hoạch, quản lý đô thị rất không tốt, thậm chí có người nói quy hoạch đã bị băm nát trong một thời gian rất dài (từ năm 1975 đến nay là 42 năm). Thảm họa hôm nay chính là hậu quả do nguyên nhân trên gây nên. Để giải quyết hậu quả này, chúng ta phải sửa cách quản lý đô thị của mình với sự dũng cảm, kiên quyết và sáng suốt.

Để giải quyết vấn đề này cần chia làm 3 giai đoạn. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, nên chia giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 (trước mắt): Từ nay đến hết quý I/2018; Giai đoạn 2 (trung hạn): Từ nay đến năm 2025; Giai đoạn 3 (sau trung hạn): Từ nay đến năm 2030.

Xin giải thích, tất cả các giai đoạn đều phải bắt đầu từ bây giờ (ngay đầu năm 2017 này), chỉ khác nhau ở đích hoàn thành, vì không làm thế sẽ không kịp.

Nhóm giải pháp dành cho giai đoạn 1 (trước mắt) từ nay đến hết quý I / 2018 hay còn gọi là nhóm giải pháp “GIỜ CAO ĐIỂM”. Các giải pháp chỉ áp dụng tạm thời, sẽ được dỡ bỏ dần theo tình hình cụ thể, phụ thuộc vào việc chúng ta thực hiện các công việc của giai đoạn 2 và giai đoạn 3 tốt (xuất sắc) tới mức nào. Sở dĩ, giai đoạn này ngắn vì vấn đề giao thông Hà Nội tại giờ cao điểm đã trở nên quá “nóng” và gây hậu quả không tốt tới phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Các giải pháp cần phải quyết định sớm nhất và triển khai kịp thời để cắt “cơn sốt” trong khung thời gian cao điểm của nội đô Hà Nội. Hạn chế xe cá nhân, trong đó có việc cấm ô tô biển trắng vào giờ cao điểm chính là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất của giai đoạn 1, rồi sau đó chúng ta mới tính tiếp.
Sao lại chỉ cấm biển trắng (dek ai lại cấm ông chủ còn đề đầy tớ được đi, dâm chủ vãi
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
3,044
Động cơ
283,295 Mã lực
Cấm thì em làm con 9 chỗ chạy, sợ đếu he he he
 

Bính Thân

Xe tải
Biển số
OF-406066
Ngày cấp bằng
22/2/16
Số km
268
Động cơ
231,274 Mã lực
Làm gì cũng phải nhìn xa hơn nước ngoài một tý phải có dự án tầm nhìn đên năm 3000 không lúc đos lại không kịp. Trước mắt cái gì to ta cấm trước (Bus, 9 chố sau đó là 12 chỗ) cccm thấy sao ?
 

mr.wine

Xe điện
Biển số
OF-190593
Ngày cấp bằng
20/4/13
Số km
2,435
Động cơ
346,557 Mã lực
Nơi ở
Nam Từ Liêm - Hà Nội
Hình như bọn Inđô nó bắt buộc xe cá nhân phải chở 2 người trở lên vào thành phố hay sao ấy nhỉ. Hihi.
 

black sky

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-434970
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
4,975
Động cơ
247,110 Mã lực
Hoan hô ý tưởng hiện đại của ông ts giấy trần hòa bình này.
Thưa ông tiến sỹ giấy. 1 chiếc xe máy đi ngang sẽ cản cả 1 lượng phương tiện lớn.
Trên thế giới chỉ có cấm xe máy chứ có ai cấm ô tô mà cho đi xm đâu hả ông.
Thế này mà cũng lấy danh ts cho xấu hổ tri thức nước nhà
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top