À vâng, đường lùi khác với mua nhà, cấp vốn chứ mợ. Thực ra như em nói mấy bài trước cái này nó là gia học kiểu "hệ điều hành" của mỗi gia đình mà mỗi thế hệ là một bản nâng cấp nhưng hầu như là cái core nó ít thay đổi (trừ khi gặp biến cố đặc biệt). Như nhà em từ nhiều đời (tức là tính cả đời phong kiến) các cụ có vẻ coi trọng giáo dục, với mấy món ăn chơi cũng như đàn ông thường dạt nhà từ sớm nên em thấy em cũng hơi giông giống các cụ (hệ điều hành nhà em chắc cũng ổn nên em thấy không cần đại tu core làm gì, nâng cấp chút giao diện là được rồi). Từ hồi bé tí em đã ngồi trong thư viện của ông nghe ông đọc Kiều với uống trà tàu nên chắc giờ em khoái mấy món sách vở, trà cháo thế.
À nói về giáo dục thì nhà em tới bố em tầm 5 đời làm thầy đó cụ, tới đời bọn em thì đứt vì làm thầy giáo nghèo quá
. Tuy nhiên nhờ thế nên nhà em cũng sách vở đầy nhà, và tuổi thơ là vắt vẻo đọc sách trên bờ tường và cây mít trước cổng. Anh em em cũng nhờ đc học hành nên mới thoát nghèo và phát triển được như bây giờ. Cụ hình dung lứa tuổi em thì bạn em ở cùng làng chỉ học tới lớp 7-8 là nghỉ, học C3 có 5 bạn mình em là gái, và mỗi em học ĐH, tuy nhiên 3 anh em em đều học hết Thạc sĩ, cũng đều học những trường tốt nhất ở VN và sau này đều làm nhưng tổ chức tố nhất trong lĩnh vực. Thế nên việc học đối với gia đình em mà nói nó là như chuyện đương nhiên thôi, vì cũng ko biết phát triển theo hướng nào khác để kiếm ăn
Mỗi đời thịnh suy khác nhau nhưng phần lớn là ổn, giai đoạn sau cải cách tới khi tụi em đi học đại học là nghèo khổ nhất.
Nhà em có 2 gen, 1 là học hành, 2 là ăn chơi phù phiếm đc truyền từ nhiều đời cụ ạ, tới đời em vẫn đc phát huy.
Như bố em thì phù phiếm nhất là tất cả tiền đều dùng để mua sách