- Biển số
- OF-20
- Ngày cấp bằng
- 22/5/06
- Số km
- 1,927
- Động cơ
- 602,300 Mã lực
- Tuổi
- 46
- Website
- dochoixedap.com
Trong khuôn khổ bài em chỉ đề cập đến các dòng xe du lịch(hay cụ thể điện 12v)
Khi các bác sở hữu một chiếc xe,ai cũng muốn chiếc xe của mình có đầy đủ các tiện nghi,các đồ chơi ,hay các thiết bị điện tử riêng phục vụ cho nhu cầu sử dụng
Tuỳ vào giá cả của chiếc xe mà nhà sản xuất họ lắp trên xe,còn hầu hết chúng ta phải lắp thêm nếu đồ chơi khi nhu cầu đòi hỏi
Mang chiếc xe yêu quý đi nâng cấp thiết bị điện ,đồng nghĩa với việc mất tiền ,thời gian và đôi khi còn mất rất nhiều cái khác
Em đề cập các vấn đề ,với những kinh nghiệm hạn hẹp hy vọng giúp các bác những lưu ý khi can thiệp những vấn đề liên quan đến điện đóm
Hệ thống điện trên xe sử dụng điện một chiều 12v,nguồn điện dự trữ chủ yếu sử dụng accu ,accu được nối với máy phát điện trên xe để duy trì năng lượng,accu ngoài nhiệm vụ khởi động động cơ nó còn phải cung cấp năng lượng cho một số thiết bị điện khác trên xe
Hầu hết các thiết bị điện sử dụng trong xe phải luôn tuân thủ nguồn điện áp một chiều 12v,đôi khi có những thiết bị sử dụng mức điện áp thấp 5v,3,5v,8v thậm chí có khi là 220v xoay chiều ,với những thiết bị đó bắt buộc nó phải có các thiết bị đổi nguồn từ điện áp 12v một chiều
Các thiết bị lắp thêm phải luôn đảm bảo được điện áp,dòng điện,và đặc biệt phải được ngắt điện hoàn toàn khi xe tắt máy và rút chìa khoá ra khỏi ổ khoá
Khi xe không sử dụng một tuần hay cả tháng,accu phải luôn được cô lập hoàn toàn với các thiết bị điện(đây luôn là nguyên nhân chính của các trường hợp hết điện accu khi xe lâu không chạy)
Khi lắp thêm còi,nếu không quan tâm đến các tiêu chuẩn về độ xa ,độ vang thì vẫn phải quan tâm đến điện áp và dòng điện của còi lắp thêm,tiếp điểm của núm còi luôn chịu dòng thấp,tuy trong xe luôn có sẵn rơle cho còi ,nhưng tốt nhất là nên lắp thêm một rơle ngoài để đảm bảo cho việc cấp điện cho còi lắp thêm được đảm bảo(lúc này điện của còi được lấy thẳng từ accu qua rơle)
Khi thay đèn(hoặc bóng đèn)vấn đề này là lỗi phổ biến mà nhiều người gặp
Đối với đèn lắp thêm như đèn gầm,đèn trên nóc....vv thì phải sử dụng dây cấp điện cho đèn phải đủ tiết diện để chịu được dòng điện cấp cho đèn,nguồn điện cấp cho đèn phải được lấy từ accu qua hệ thống rơle,công tắc lúc này chỉ đóng vai trò cấp điện để mở rơle cấp nguồn(rất nhiều trường hợp đã bị chảy công tắc,cháy dây điện do dùng dây nhỏ và nguồn điện đèn chỉ chạy qua công tắc rồi ra thẳng đèn)
Đèn lắp thêm phải luôn lắp theo hệ thống đèn chiếu sáng chính ,để khi tắt đèn chính,các đèn lắp thêm không bị để quyên vẫn sáng khi xe không sử dụng và đây cũng là một nguyên nhân làm cạn accu đôi khi còn hỏng accu khi xe để lâu không chạy
Khi thay bóng đèn ,nên sử dụng các bóng đèn có công suất bằng hoặc thấp hơn bóng đèn theo xe,không nên sử dụng bóng đèn công suất lớn hơn,bóng kém chất lượng,sẽ làm cho nhiệt sinh ra lớn làm cháy các chân giắc bóng đèn,thậm chí làm chảy choá đèn và làm ố pha đèn do nhiệt
Nên luôn tuân thủ ký hiệu của bóng đèn,đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến nước sẽ bị thấm vào đèn và thay đổi tiêu cự sáng của đèn nếu chúng ta không thay đúng chuẩn ký hiệu của bóng đèn
Khi lắp thêm các phụ tải,phải luôn ghi nhớ dung lượng của accu xem có đảm bảo đủ năng lượng cấp cho phụ tải ,tránh trường hợp phụ tải quá lớn làm cho máy phát điện không sạc kịp cho accu khi xe sử dụng nhiều giờ liên tục,sẽ làm giảm tuổi thọ của máy phát và accu,nếu có nhu cầu lắp nhiều phụ tải thì nên thay accu dòng lớn hơn hoặc lắp thêm accu cho phù hợp
Khi chúng ta lắp thêm một phụ tải nào đó nên cô lập thiết bị này qua một cầu chì dòng phù hợp khi sảy ra sự cố chạm chập hay hỏng phụ tải thì hệ thống điện của các thiết bị khác không bị ảnh hưởng
Hết phần 1
Mong các bác đóng góp thêm ý kiến để chúng ta rút ra được những kinh nghiệm bổ ích
Khi các bác sở hữu một chiếc xe,ai cũng muốn chiếc xe của mình có đầy đủ các tiện nghi,các đồ chơi ,hay các thiết bị điện tử riêng phục vụ cho nhu cầu sử dụng
Tuỳ vào giá cả của chiếc xe mà nhà sản xuất họ lắp trên xe,còn hầu hết chúng ta phải lắp thêm nếu đồ chơi khi nhu cầu đòi hỏi
Mang chiếc xe yêu quý đi nâng cấp thiết bị điện ,đồng nghĩa với việc mất tiền ,thời gian và đôi khi còn mất rất nhiều cái khác
Em đề cập các vấn đề ,với những kinh nghiệm hạn hẹp hy vọng giúp các bác những lưu ý khi can thiệp những vấn đề liên quan đến điện đóm
Hệ thống điện trên xe sử dụng điện một chiều 12v,nguồn điện dự trữ chủ yếu sử dụng accu ,accu được nối với máy phát điện trên xe để duy trì năng lượng,accu ngoài nhiệm vụ khởi động động cơ nó còn phải cung cấp năng lượng cho một số thiết bị điện khác trên xe
Hầu hết các thiết bị điện sử dụng trong xe phải luôn tuân thủ nguồn điện áp một chiều 12v,đôi khi có những thiết bị sử dụng mức điện áp thấp 5v,3,5v,8v thậm chí có khi là 220v xoay chiều ,với những thiết bị đó bắt buộc nó phải có các thiết bị đổi nguồn từ điện áp 12v một chiều
Các thiết bị lắp thêm phải luôn đảm bảo được điện áp,dòng điện,và đặc biệt phải được ngắt điện hoàn toàn khi xe tắt máy và rút chìa khoá ra khỏi ổ khoá
Khi xe không sử dụng một tuần hay cả tháng,accu phải luôn được cô lập hoàn toàn với các thiết bị điện(đây luôn là nguyên nhân chính của các trường hợp hết điện accu khi xe lâu không chạy)
Khi lắp thêm còi,nếu không quan tâm đến các tiêu chuẩn về độ xa ,độ vang thì vẫn phải quan tâm đến điện áp và dòng điện của còi lắp thêm,tiếp điểm của núm còi luôn chịu dòng thấp,tuy trong xe luôn có sẵn rơle cho còi ,nhưng tốt nhất là nên lắp thêm một rơle ngoài để đảm bảo cho việc cấp điện cho còi lắp thêm được đảm bảo(lúc này điện của còi được lấy thẳng từ accu qua rơle)
Khi thay đèn(hoặc bóng đèn)vấn đề này là lỗi phổ biến mà nhiều người gặp
Đối với đèn lắp thêm như đèn gầm,đèn trên nóc....vv thì phải sử dụng dây cấp điện cho đèn phải đủ tiết diện để chịu được dòng điện cấp cho đèn,nguồn điện cấp cho đèn phải được lấy từ accu qua hệ thống rơle,công tắc lúc này chỉ đóng vai trò cấp điện để mở rơle cấp nguồn(rất nhiều trường hợp đã bị chảy công tắc,cháy dây điện do dùng dây nhỏ và nguồn điện đèn chỉ chạy qua công tắc rồi ra thẳng đèn)
Đèn lắp thêm phải luôn lắp theo hệ thống đèn chiếu sáng chính ,để khi tắt đèn chính,các đèn lắp thêm không bị để quyên vẫn sáng khi xe không sử dụng và đây cũng là một nguyên nhân làm cạn accu đôi khi còn hỏng accu khi xe để lâu không chạy
Khi thay bóng đèn ,nên sử dụng các bóng đèn có công suất bằng hoặc thấp hơn bóng đèn theo xe,không nên sử dụng bóng đèn công suất lớn hơn,bóng kém chất lượng,sẽ làm cho nhiệt sinh ra lớn làm cháy các chân giắc bóng đèn,thậm chí làm chảy choá đèn và làm ố pha đèn do nhiệt
Nên luôn tuân thủ ký hiệu của bóng đèn,đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến nước sẽ bị thấm vào đèn và thay đổi tiêu cự sáng của đèn nếu chúng ta không thay đúng chuẩn ký hiệu của bóng đèn
Khi lắp thêm các phụ tải,phải luôn ghi nhớ dung lượng của accu xem có đảm bảo đủ năng lượng cấp cho phụ tải ,tránh trường hợp phụ tải quá lớn làm cho máy phát điện không sạc kịp cho accu khi xe sử dụng nhiều giờ liên tục,sẽ làm giảm tuổi thọ của máy phát và accu,nếu có nhu cầu lắp nhiều phụ tải thì nên thay accu dòng lớn hơn hoặc lắp thêm accu cho phù hợp
Khi chúng ta lắp thêm một phụ tải nào đó nên cô lập thiết bị này qua một cầu chì dòng phù hợp khi sảy ra sự cố chạm chập hay hỏng phụ tải thì hệ thống điện của các thiết bị khác không bị ảnh hưởng
Hết phần 1
Mong các bác đóng góp thêm ý kiến để chúng ta rút ra được những kinh nghiệm bổ ích