Cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái như thế nào cho đúng?

Kyle.Dinh

Xe hơi
Biển số
OF-364041
Ngày cấp bằng
22/4/15
Số km
104
Động cơ
258,040 Mã lực
Cảm ơn kinh nghiệm của các cụ :)
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,410
Động cơ
443,376 Mã lực
Em thì cứ theo mấy nguyên tắc cơ bản nhất: thoải mái, thuận tiện, linh hoạt. Còn lại: dĩ bất biến ứng vạn biến.
 

mcnewss

Xe hơi
Biển số
OF-54355
Ngày cấp bằng
5/1/10
Số km
115
Động cơ
91,381 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Tks cụ chủ, bài viết rất tốt cho những người mới học lái
 

Tuanvh39

Xe buýt
Biển số
OF-406524
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
752
Động cơ
233,758 Mã lực
Tuổi
48
Một trong những "lỗi" thông thường nhất là cách cầm vô lăng, thật ra điều đó lại quá thông thường vì thế có nhiều người cầm vô lăng sai vị trí hơn là đúng. Tại sao lại có quá nhiều người làm cầm sai như vậy? đối với nhiều người có thể đây là thói quen mà họ khó có thể thay đổi được, nhưng thậm chí có cả những người mới biết điều khiển xe cũng không cầm đúng cách sau khoá học lái xe.

Nếu làm đúng phương pháp sau, bạn sẽ lái xe tốt hơn, đỡ mỏi tay hơn khi lái và cũng có thể trách được thương tích khi gặp phải. Lỗi thông thường là gì? Đó là vị trí đặt tay trên vô lăng (bạn hãy tưởng tượng vô lăng là một chiếc đồng hồ). Có phải bạn là một trong số những người được dạy cách đặt tay ở vị trí "10 giờ" và "2 giờ" trên vô lăng? Nếu bạn lái xe một tay và đặt tay trên đầu vô lăng ở vị trí "12 giờ" hay cuối vô lăng ở vị trí "6 giờ"? Tất cả vị trí đặt tay lái nêu trên đều không hiệu quả khi điều khiển xe đời mới hiện nay. Bạn ngạc nhiên chăng? Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao và đặt tay trên vô lăng như thế nào để có hiệu quả nhất. Kể từ khi xe ôtô ra đời, đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau về cách đặt tay trên vô lăng như thế nào cho đúng.

Tuy nhiên, có một qui tắc kiên định không thay đổi là phải điều khiển vô lăng bằng hai tay. Điều này sẽ cho phép bạn điều khiển xe tốt nhất và sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp khi đang lái xe. Nhưng bạn đặt tay ở đâu trên vô lăng? Theo lời khuyên về cách đặt tay trên vô lăng, tay trái đặt ở vị trí khoảng từ 7 đến 9 và tay phải ở vị trí khoảng từ 5 đến 3. Bạn sẽ cảm thấy hơi "lạ" khi đặt tay ở vị trí quá thấp như vậy, thực tế với vị trí này bạn có thể điểu khiển xe rất hiệu quả.

Đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn tránh đánh tay lái quá trớn khi gặp sự cố khẩn cấp, thường sẽ làm cho xe quay tròn, trượt và có thể lật xe. Vị trí mới này khá tốt theo quan điểm của khoa nghiên cứu về lao động. Bằng cách giữ cho tay ở vị trí thấp hơn và cẳng tay cong ít hơn, vai và lưng của bạn sẽ đỡ mỏi và thoải mái hơn.

Điều quan trọng nhất nếu vô lăng có thiết kế túi hơi an toàn, đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn giảm thiểu thương tích khi túi hơi bung ra. Khi túi hơi bung ra, nó hoạt động chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu bạn đặt tay ở vị trí cao, túi hơi có thể bung mạnh vào mặt bạn và có thể gây nứt hoặc gẫy xương tay. Giữ tay ở vị trí thấp có nghĩa tay của bạn sẽ ít bị thương tích hơn.

Sẽ không còn sử dụng đánh chéo tay khi cua Theo phương pháp "mới" về vị trí đặt tay này thì bạn cũng cần phải thay đổi cách đánh tay lái khi cua.

Trong quá khứ, các khóa học thường dạy cách đánh chéo tay khi cua, có nghĩa là tay của bạn sẽ đưa cao lên khi cua xe. Thay vào đó bạn sử dụng phương pháp "lê" vô lăng hay được biết như phương pháp "đẩy kéo", phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu. Về cơ bản phương pháp này sẽ giúp bạn điểu khiển tay lái cũng giống như khi chạy thẳng, bằng cách tay này đẩy lên trong khi tay kia kéo xuống.




Không nên ôm vô lăng quá sát

Còn một điều khá quan trọng nữa là vị trí ngồi lái xe như thế nào cho đúng. Nếu bạn ngồi quá gần vô lăng, bạn sẽ gặp rủi ro khi túi hơi an toàn bung ra. Nếu bạn đã từng xem cuộc thủ nghiệm xe bị tông, người nộm bị đẩy ra phía sau khi túi hơi an toàn bung ra.

Sự thật nó có thể rất nguy hiểm nếu bạn ngồi quá sát với vô lăng bởi bạn sẽ bị thương nặng hơn ở tư thế ngồi không đúng này. Để xác định một vị trí ngồi lý tưởng, đầu tiên bạn hãy chỉnh ghế di chuyển ra phía sau trong khi đó chân của bạn vẫn thoải mái điểu khiển được các bàn đạp.

Kế tiếp điểu khiển cho lưng ghế hơi ngửa ra. Giữ khoảng cách vị trí giữa vô lăng và ngực bạn là 250 mm. Nếu vô lăng có thể điều chỉnh được độ nghiên, bạn hãy điều chỉnh xuống ở vị trí túi hơi an toàn hướng vào ngực thay vì hướng vào đầu hay cổ khi nó bung ra.

Nếu lần tới bạn thử đặt tay trên vô lăng theo kiểu mới, có thể bạn sẽ thấy bất tiện và không được thoải mái cho mấy, vì tôi cũng đã có cảm giác như vậy khi đổi cách cầm vô lăng. Nhưng dần dần bạn cũng sẽ quen và khi đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi lái xe trên đường dài.
Tùng Levi's (Nguồn otoblog)
Động tác đầu tiên khi lên xe
 

tienbamboo

Xe container
Biển số
OF-324522
Ngày cấp bằng
23/6/14
Số km
7,712
Động cơ
364,855 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội Phố
Tùy thôi cụ ơi,em chạy xe nhưng mỗi lúc lại để tay mỗi kiểu khác nhau nên tùy từng lúc mà thay đổi
Chạy đường trường để tay ở 10h và 2h.Tại sao,vì nếu có vào ổ gà,vào vũng nước thì bánh nào lao vào thì có tay kia giữ lại tránh xe bị giật lái
Chạy đường phố để tay hướng 7h và 4h để đề phòng các lái lụa tạt đầu để đánh lái
Khi cua không bị khuất để tay kiểu khác
khi cua bị khuất để tay kiểu khác
cái này thì em nhất trí với cụ nè! Em cũng hay đặt tay như cụ ạ :)
 

Tung Levi's

Xe tải
Biển số
OF-384716
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
396
Động cơ
244,987 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
Em thì cứ theo mấy nguyên tắc cơ bản nhất: thoải mái, thuận tiện, linh hoạt. Còn lại: dĩ bất biến ứng vạn biến.
Vâng. Cứ tốt nhất cho cảm giác của mình.
Và cảm thấy bất kỳ thời điểm nào mình cũng xử lý tình huống tốt.
 

bopcun84

Xe máy
Biển số
OF-413416
Ngày cấp bằng
29/3/16
Số km
51
Động cơ
223,310 Mã lực
Tuổi
40
Cảm ơn bài viết của cụ
 

Hằng Kudo

Xe hơi
Biển số
OF-422429
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
171
Động cơ
219,910 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Cứ theo thói quen thôi ạ. Em thì gần như cả 2 tay ko rời vô lăng. :(
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Nói chung tuỳ từng loại xe dùng tay lái điện hay thuỷ lực.Ngoài ra đi đèo núi sẽ hiểu các nào hiệu quả,cứ làm vài chuyến Hà Giang về biết liền
 

km18 yenson

Xe buýt
Biển số
OF-390015
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
985
Động cơ
248,796 Mã lực
Tuổi
44
Em thì toàn để tay đúng 12h tay còn lại em cho nghỉ ngơi ở cần số,hoặc hộp tì tay.đoạn dg xấu em mới cầm 2 tay.nói chung để sao cho thoải mái thuận tiện nhất
 

Hachan

Xe máy
Biển số
OF-406897
Ngày cấp bằng
26/2/16
Số km
90
Động cơ
227,000 Mã lực
Tuổi
35
em thì lúc nào đi đường phố đông đúc thì thường để 10h-2h, đi đường quốc lộ thì đa số 2h hoặc 6h, nếu bảo lúc nào cũng lái 2 tay thì e chịu, vì vào cua e vẫn 1 tay là chính
 

love108

Xe tải
Biển số
OF-371563
Ngày cấp bằng
25/6/15
Số km
269
Động cơ
253,629 Mã lực
Em thì toàn để tay đúng 12h tay còn lại em cho nghỉ ngơi ở cần số,hoặc hộp tì tay.đoạn dg xấu em mới cầm 2 tay.nói chung để sao cho thoải mái thuận tiện nhất
E giống bác
 
Biển số
OF-404402
Ngày cấp bằng
13/2/16
Số km
165
Động cơ
228,640 Mã lực
Nơi ở
Long Biên
cứ bật ghế ra đến bh thấy chân thoải mái, tay êm ái là ok các cụ ạ. Gò bó dê sinh tâm lý căng thẳng khí lái lắm
 

Tung Levi's

Xe tải
Biển số
OF-384716
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
396
Động cơ
244,987 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Ngày xưa thầy dạy lái bọn mình lại bẩu là mới lái thì dùng 2 tay, còn lái thạo rồi thì dùng 1 tay xoa mới sành điệu. Đi trên phố một tay cầm vô lăng, một tay cầm cần số thì phản ứng mới linh hoạt, sang số mới nhanh được.
 

ns5011

Xe máy
Biển số
OF-418704
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
71
Động cơ
220,910 Mã lực
Tuổi
36
E thì toàn để ở 5h 7h cho khuỷu tay tỳ đc vào ng chạy dài k bị mỏi
Và để đó mới dùng ngón cái còi đc
Đổi hướng thì để 9h30 2h30
thầy em dậy là 9h15 cụ ạ,em để sai là toàn bị mắng thôi
 

ns5011

Xe máy
Biển số
OF-418704
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
71
Động cơ
220,910 Mã lực
Tuổi
36
Ngày xưa thầy dạy lái bọn mình lại bẩu là mới lái thì dùng 2 tay, còn lái thạo rồi thì dùng 1 tay xoa mới sành điệu. Đi trên phố một tay cầm vô lăng, một tay cầm cần số thì phản ứng mới linh hoạt, sang số mới nhanh được.
một tay cầm lái còn tay kia xoa dùi em ngồi bên cạnh chứ cụ
 

Tung Levi's

Xe tải
Biển số
OF-384716
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
396
Động cơ
244,987 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
Ngày xưa thầy dạy lái bọn mình lại bẩu là mới lái thì dùng 2 tay, còn lái thạo rồi thì dùng 1 tay xoa mới sành điệu. Đi trên phố một tay cầm vô lăng, một tay cầm cần số thì phản ứng mới linh hoạt, sang số mới nhanh được.
Chuẩn cụ. Khi đã quen rồi thì như thế này là tiện nhất cho xe số sàn. Còn số tự động thì rảnh rồi. ^^
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,343
Động cơ
899,769 Mã lực
Ngày xưa thầy dạy lái bọn mình lại bẩu là mới lái thì dùng 2 tay, còn lái thạo rồi thì dùng 1 tay xoa mới sành điệu. Đi trên phố một tay cầm vô lăng, một tay cầm cần số thì phản ứng mới linh hoạt, sang số mới nhanh được.
Ông thầy em lại bảo đi trong phố chẳng có cơ hội lái 1 tay.
Lái 2 tay chỉ lúc đường vắng, hay vào chỗ đường gập ghềnh để phòng bị vô lăng đánh lại thôi (bây giờ có trợ lực thì chắc ít người biết cái cảm giác bị đánh ngược vô lăng)!
Để vuốt vô lăng hay quen với côn số, tuần đầu tiên thầy kích bánh lên cho 2 đứa hàng ngày thay nhau vuốt với "côn ra ga vào"!
Còn vị trí ngồi, nếu xe có tự động chỉnh ghế và nhớ được thì đi trong phố cố ngồi cao lên, ra đường quốc lộ ngồi thấp xuống sẽ dễ quan sát hơn!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top