[ATGT] Cầm vô-lăng 10 giờ 10 phút - thói quen nguy hiểm của tài xế Việt

xikloom

Xe hơi
Biển số
OF-105833
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
149
Động cơ
396,080 Mã lực
Em cũng thấy cầm thoải mái là được, chứ có phải đến lúc tai nạn thì tay ôm vô lăng vẫn giữ nguyên thế đâu.
 

sakuraluu

Xe buýt
Biển số
OF-16431
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
643
Động cơ
516,402 Mã lực
Nơi ở
HN
Đi đường dài thì tay lái phải thay đổi cho đỡ mỏi, nhiều khi em cầm hướng 7h-5h cũng ok. Hướng 9h-3h đúng là ok nhất nhưng chỉ linh hoạt khi đi trong phố thôi còn đường trường thì đổi liên tục mà. Sao các hãng xe không định hướng khách hàng bằng cách ốp miếng màu khác đi trên khu vực vô lăng để khuyến cáo tài xế cầm đúng khu vực??
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đi đường dài thì tay lái phải thay đổi cho đỡ mỏi, nhiều khi em cầm hướng 7h-5h cũng ok. Hướng 9h-3h đúng là ok nhất nhưng chỉ linh hoạt khi đi trong phố thôi còn đường trường thì đổi liên tục mà. Sao các hãng xe không định hướng khách hàng bằng cách ốp miếng màu khác đi trên khu vực vô lăng để khuyến cáo tài xế cầm đúng khu vực??
Mỗi người một thói quen, ốp mầu mè thế hóa ra lại là áp đặt ? Với lại cái vô lăng nó không đối xứng hoàn toàn, các cụ để tay ở đâu nó vẫn có vị trí rõ ràng. Thế là quá đủ.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,645
Động cơ
906,328 Mã lực
Đi đường dài thì tay lái phải thay đổi cho đỡ mỏi, nhiều khi em cầm hướng 7h-5h cũng ok. Hướng 9h-3h đúng là ok nhất nhưng chỉ linh hoạt khi đi trong phố thôi còn đường trường thì đổi liên tục mà...
Hướng 9h-3h cũng chỉ để khi chạy trên đường khá thẳng, cua ít. Khi đi đường cua nhiều thì tay trái (nếu tay lái chính của các bác chỉ quen AT thì chắc là tay phải) đặt hơi cao (tay trái 10h), vào cua nhanh thì 1 tay đẩy vô lăng qua mặt, tay kia giữ hãm vô lăng đánh bật trở lại khi gặp gờ ổ gà hay tảng đá to. Trước đây đường rất ngoằn nghèo, nhiều ổ gà nên đây là góc cầm vô lăng sở trường của rất nhiều người (và vẫn bị gọi là "ôm vô lăng"). Ngày xưa khi tập vuốt vô lăng, điểm nắm tay đầu tiên (vòng phải tay trái-vòng trái tay phải) là các góc 10h và 2h để vuốt tiếp qua mặt sang phía bên kia, nếu quá 3h (hay 4h) thì tay kia mới bắt tiếp cũng bắt đầu từ những điểm ấy.
Còn khi chạy đường cao tốc, ít phải đổi hướng hay chỉ đổi rất nhẹ thì góc cầm hạ xuống, nếu tay lái chính vẫn là trái thì khi cầm ở góc thấp (8h) còn có chỗ tì cho khủy tay bên cửa sổ (thường được ốp mút mềm sau đoạn cứng để nắm tay đóng cửa)!
Thực ra ngay cả khi nắm tay "treo" ở góc cao thì chỉ nắm tay giữ vô lăng để cả cánh tay được nghỉ!

Các bác xem ở đây, Nga trùng nhiều thứ với VN ngày xưa lắm!
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=k9cjSQgbNLw&feature=player_embedded[/YOUTUBE]
 
Chỉnh sửa cuối:

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,301
Động cơ
1,602,542 Mã lực
Ngày xưa, xe ko trợ lực, đa số là xe tải tay lái tương đối bằng thì trường dậy để tay ở 9h10 hoặc 10h15, ngày nay thì tay lái trợ lực, nghiêng đến 60 độ thì cầm đâu thì cầm, miễn thoải mái là được.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,645
Động cơ
906,328 Mã lực
Ngày xưa, xe ko trợ lực, đa số là xe tải tay lái tương đối bằng thì trường dậy để tay ở 9h10 hoặc 10h15, ngày nay thì tay lái trợ lực, nghiêng đến 60 độ thì cầm đâu thì cầm, miễn thoải mái là được.
Trợ lực chỉ làm vô lăng nhẹ hơn thôi. Nhưng để xoay vô lăng, cua nhanh thì cách họ dạy là dễ nhất!
Thực ra trong video thì họ phải dạy cơ bản và an toàn nên cách nắm tay như vậy rất chắc chắn để phòng vô lăng đánh ngược lại, còn thực tế, với vô lặng trợ lực điện bây giờ sử dụng bụng tay vuốt sẽ nhanh hơn rất nhiều nếu mặt đường không quá mấp mô (tuy vậy theo thói quen, em vẫn 1 tay vuốt còn tay kia nắm hờ)!
 
Chỉnh sửa cuối:

sopeace

Xe buýt
Biển số
OF-187583
Ngày cấp bằng
30/3/13
Số km
568
Động cơ
335,953 Mã lực
trên vô lăng xe em thiết kế hõm 9h15
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top