Mục tiêu của đầu tư là phải có alpha, chứ đánh bại thị trường không thôi chưa đủ. Chẳng hạn như Vnindex từ 2007 đến 2024 vẫn 1200, danh mục nđt trong thời gian đó lãi 10% thì gọi là đánh bại Vnindex nhưng cũng chẳng để làm gì trong khi gửi tiết kiệm đc x4 phải không nào!
có alpha tức là vừa lãi nhiều hơn Index và hơn cả chi phí phi rủi ro( ở Vn là lãi tiền gửi).
Thuật ngữ đánh bại thị trường rất phổ biến trong các sách dạy đầu tư chứng khoán, nếu đọc hơn chục quyển rồi thì sẽ không thắc mắc khái niệm thường thức trong đầu tư như thế
, để rồi lại phán linh tinh mang định kiến cá nhân.
như các quỹ đầu tư chứng khoán thì mục tiêu của họ cũng là lãi nhiều hợn Index và lỗ ít hơn Index,đó là tiêu chí. Chứ như 2007 Index 1200 về 200 thì ông nào lãi nổi?
.
Cụ nói linh tinh rồi, cụ chưa hiểu bản chất của hệ số alpha.
1. Hệ số alpha dương tức là cụ đã đánh bại thị trường rồi đó kể cả cụ chỉ lãi 10% trong 17 năm như trong vd cụ đưa ra.
Vd bằng số: VN-Index không tăng từ 2007 đến 2024 tức Rm=0%, lãi không rủi ro (lãi ngân hàng), Rf = 500%, lợi nhuận thực tế Rp=10%, hệ số rủi ro của danh mục beta = 1 (giả sử rủi ro ngang thị trường).
Vậy ra có hệ số alpha = 10-(500+(0-500)x1)=10 > 0.
Đấy cụ thấy chưa, tuy chỉ lãi 10% nhưng vẫn đánh bại thị trường 10% đấy.
2. Vì sao dùng hệ số alpha để đo lường sự đánh bại thị trường là chính xác? Câu trả lời hết sức đơn giản đó là nhiều nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận hơn hẳn thị trường nhưng danh mục của anh ta chịu rủi ro gấp nhiều lần thị trường (hệ số beta = x >1.0) thì không thể gọi lại đánh bại thị trường được. Quay lại vd ở mục 1 nếu beta = 2 (danh mục chịu rủi ro gấp đôi thị trường) thì ta có alpha = 10 - (500+(0-500)x2)= -490 < 0 tức là anh ta không đánh bại thị trường. Đấy cụ thấy không hệ số alpha âm ngay.
3. Ý nghĩa của hệ số alpha là vậy đó. Nó cũng giống như hai người cùng đi ra sân bay, một người đi cẩn thận đúng luật giao thông, còn người kia thì đi bạt mạng phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ. Tuy người thứ 2 đi ít thời gian hơn hẳn người thứ nhất nhưng có mấy người chọn đi cùng người số 1, vì vậy để đánh giá hiệu suất hơn hay kém thị trường ta phải tính đến độ rủi ro (hệ số beta) của danh mục.
4. Rất nhiều người kiếm được tiền với lợi nhuận cao hơn chỉ số VN-Index và họ lầm tưởng rằng họ đã đánh bại thị trường. Họ không hề biết rằng thực ra họ không hề đánh bại thị trường mà đang thua thị trường vì danh mục của họ chịu rủi ro hơn thị trường rất nhiều (hệ số beta lớn). Vậy nên về lâu về dài họ tất yếu họ sẽ lỗ.