Cái này em nghĩ cụ phân tích hơi sai. Quy trình sản xuất lớn, cơ giới hóa sau khi vận hành ổn, chi phí sẽ thấp hơn nhiều so với việc 1 gia đình 3-4 khẩu trông vào 1-2 sào ruộng. Vì sao ạ? Vì sản xuất nhỏ lẻ sẽ cần nhiều công hơn, càng manh mún càng đội chi phí lên cao dù có đúng quy trình hay không...
Bác đang viết về kinh tế-chính trị học, về quá trình công nghiệp hóa,...
Năng suất lao động nói chung của 1 công nhân với máy móc sẽ cao hơn sản xuất thủ công ở 1 gia đình rất nhiều, sách chính trị-kinh tế học nào chả viết như vậy!
Nhưng, cụ thể ở VN, cho sản xuất rau xanh,... lại rất khác!
Chi phí cho sản xuất như đã viết ở trên của 1 gia đình nông dân chỉ có mỗi tiền mua giống, phân và thuốc bảo vệ thực vật. Vi họ mua ngoài luồng, nên giá mua của họ rất rẻ mà tác động vào việc lớn nhanh của cây rau lại rất nhanh và cao!
Còn chi phí của 1 cơ sở sản xuất ngoài giống-phân-thuốc bảo vệ thực vậy còn khẩu hao, nhân công, nhà xưởng, máy móc, xăng dầu, công cụ lao động,... và còn rất nhiều các loại tiền khác không có trong danh mục được khấu trừ khi làm thuế,...
Cũng do dùng đồ trong danh mục, tôn trọng quy định nên năng suất cây rau thua rất xa ở ruộng bà nông dân!
Mạo hiểm khi chuyên canh 1 hay ít loại cây ở 1 vùng rộng lớn:
1 cây rau đứng một mình thì con bướm đẻ ra sâu bay qua chưa chắc đã nhìn thấy. Nhưng 1 cánh đồng toàn loại rau ấy sẽ khác, cánh đồng lớn chỉ 1 loại cây sẽ kéo bướm từ khắp các nơi xung quanh đó đến để đẻ sâu. Cánh đồng lớn không chỉ kéo bướm đến, mà còn giúp nhân sâu-bướm lên rất nhanh!
1 cây rau đứng một mình nó khoẻ, không có sâu thì nó sẽ khoẻ và không có sâu, nhưng nó đứng bên cạnh cây bị bệnh thì nó sẽ bị lây, càng nhiều cây đứng cạnh nhau khả năng nhiễm, tốc độ lây lan bệnh dịch càng nhanh, tốc độ tăng lên không chỉ còn là theo cấp số nhân theo diện tích thâm canh,... Đó là sự khác nhau giữa 1 cái vườn không ở trong vùng chuyên canh rau của 1 bà nông dân, với 1 cơ sở sản xuất lớn, tập trung chuyên canh 1 hay chỉ 1 vài loại cây!
Thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục là những loại ít độc cho người (tất nhiên sẽ ít độc hơn cho sâu và ngoài ra do chủng loại ít, sâu bệnh lại chóng nhờn thuốc). Do thời gian phân phải huỷ nhanh + quy định về an toàn nên lần phun cuối trước khi thu hoạch sẽ cách khá xa với mức độ lan truyền của bệnh dịch làm cây rau giai đoạn cuối rất khó để phát triển khoẻ mạnh. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt thì năng suất thấp, sản phẩm kém chất lượng (dù vẫn đạt tiêu chuẩn về VSATTP), còn không thì phải vi phạm, phun thêm, dịch bệnh ở giai đoạn nặng, thuốc trong danh mục không tác dụng để loại trừ phải dùng thuốc cấm mới trị được,...!
(mới đang nói về thuốc trừ sâu - còn nếu nói về thuốc bảo vệ thực vật còn rộng nữa, phòng trừ dịch bệnh cho cây đâu chỉ giới hạn ở sâu bướm. Nhà kính chỉ có tác dụng ngăn bướm, còn các loại bệnh dịch khác thì phải thêm các biện pháp khác nữa để phòng - chống)!