- Biển số
- OF-199311
- Ngày cấp bằng
- 22/6/13
- Số km
- 622
- Động cơ
- 328,729 Mã lực
Mọi sự so sánh đều là... khập khiễng.
Cụ thật tinh tếTiên trách kỷ hậu trách nhân. Bản thân người miền núi thích uống rượu, không chịu cố gắng vươn lên, nhiều hủ tục lạc hậu, thiếu tính hoà nhập. Quy luật đào thải luôn nghiệt ngã, nhưng không làm như vậy thì sẽ tạo nên 1 thế hệ tương lai kém phẩm chất. Đừng nói là tại điều kiện khách quan kém, đó chỉ là 1 phần thôi, bởi thế nên khắc nghiệt như Nhật bản vẫn giàu nhất thế giới còn tài nguyên nhiều như châu Phi vẫn đói nghèo loạn lạc chiến tranh
Chính xác cụ ạh, bản thân họ vẫn tư tưởng nhà nước lo. Cứ hết cái ăn là xách dao vào rừng, không có rừng thì nhà nước lo.Em cũng từng đi từ thiện ở một số vùng sâu - xa . Có lần ngồi nói chuyện với người đứng đầu 1 Sở của 1 tỉnh, ông chia sẻ, thực ra đồng bào dân tộc nhận hỗ trợ nhiều hơn đồng bào người Kinh, liên tục nhiều năm...nhưng do họ nhận thức kém và không chịu thay đổi nên cứ thoát nghèo 1 thời gian lại tái nghèo, dường như Nghèo là định mệnh bền vững với họ, thương họ thì cũng trách họ, họ sống không có trách nhiệm với chính họ và con cái họ... bla bla bla...
Cách đây hơn 30 năm về trước chính tôi cũng đi học và sống hoàn cảnh thế này, khi đó không hề biết mình đã và đang quá khổ, cứ vô tư sống trong hoàn cảnh đó, hạnh phúc với cuộc sống lam lũ, cho khi lớn lên cấp 2 bắt đầu có ý thức và biết mơ ước có một tấm áo trắng tới trường, khi đó trời mưa như trận hôm qua ở HN đi học mà leo lên dốc phải bám vào cây cỏ để bò vì đường quá trơn, dốc đứng, đến giờ sau 30 năm trường học ở các xã của Kim Bôi cũng khang trang hơn nhiều rồi. Nhìn bức ảnh mà hết sức xúc động, thương thầy cô, thương các con nhiều!Đây là 1 bức ảnh của anh Đào Xuân Tùng.
Bức ảnh nói lên tất cả sự nghèo khó, suy dinh dưỡng và lớp học tồi tàn của những đứa trẻ vùng sâu vùng xa. Đây là những đứa trẻ, những con ng còn đang sống.
Trong khi đó những tượng đài, những lăng mộ hoành tráng đc giành cho ng đã khuất đc làm ra.
Khi đã nằm xuống, tất cả cũng như nhau đều về với đất.
Còn cuộc sống của những đứa trẻ suy dinh dưỡng vẫn đang tồn tại.
Cái đường nhựa ntn thì nó cũng chỉ trụ đc vài năm là nát thôi. Lãng phí thật.-Cây cầu ở xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị bị sập mấy năm nay, học sinh đi học tới đây phải đi vòng mấy cây số, nhiều em liều lĩnh vác xe đạp đi qua rất nguy hiểm...!
-Trong một ngày hoàn thành 2km đường nhựa đẹp lung linh dẫn ra nghĩa địa của một người...!
Nguồn : FB
Đất nước không chịu lớn.
Em 2 lần ngã ngựa ý tưởng mang hàng mây tre xuất khẩu lên dạy bà con vùng cao, mình dạy họ làm, mình lo đầu ra, họ chỉ việc vào rừng lấy song, mây, giang về làm mà không chịu. Thà vác bó nứa xuống chợ kiếm vài đồng còn hơn ngồi cả ngày căm cụi đan lát.Em cũng từng đi từ thiện ở một số vùng sâu - xa . Có lần ngồi nói chuyện với người đứng đầu 1 Sở của 1 tỉnh, ông chia sẻ, thực ra đồng bào dân tộc nhận hỗ trợ nhiều hơn đồng bào người Kinh, liên tục nhiều năm...nhưng do họ nhận thức kém và không chịu thay đổi nên cứ thoát nghèo 1 thời gian lại tái nghèo, dường như Nghèo là định mệnh bền vững với họ, thương họ thì cũng trách họ, họ sống không có trách nhiệm với chính họ và con cái họ... bla bla bla...
Doanh nghiệp họ tính đến vấn đề Quảng cáo ợ.Sao chương trình sữa học đường không áp dụng cho những nơi ntn mà lại tập trung ở HN là gì.
Thưa cụ. Ảnh này tự tay em chụp khi làm trung thu cho trẻ vùng cao. Nơi mà a Tuấn tài trợ và giúp xây dựng trường.Ngân hàng thế giới cũng phải công nhận là vn có chính sách xóa đói giảm nghèo quá tốt, quá lớn.
thực tế tất cả các vùng sâu vùng xa đều được đầu tư rất tốt. 100% số xã có điện, có điện thoại, TV, trường xây kiên cố, có đầy đủ giáo viên.
đầu tư vùng sâu vùng xa như thế có ý nghĩa nhân văn nhưng rất có hại về kinh tế. số vốn ấy không phát huy hiệu quả, quá thấp so với mặt bằng chung.
vd: kéo điện về một xã vùng xa tốn vài chục tỉ đồng, hao phí điện năng gấp nhiều lần tiêu thụ. thu tiền điện được vài chục ngàn một hộ, không đủ công đi thu. xét hiệu quả kinh tế là quá lãng phí.
ngược lại, nếu bà con ở tập trung ở trung tâm xã rồi đi làm nương rẫy xa cũng được, thì hiệu quả hơn nhiều. thậm chí gửi con đi học nội trú cũng đỡ tốn ngân sách hơn nhiều.
bức ảnh trên chỉ là một điểm lớp học cắm bản, do học sinh không chịu đi học nên nhà nước đành phải đưa một gv đến cắm bản dạy học. rõ ràng là vài gia đình đã làm tiêu tốn một khoản ngân sách rất lớn . trong khi ở Hoàng mai, Hà nội thì trường tiểu học còn không đủ chỗ học, phải học 2 ca, mỗi lớp 60 học sinh.
và sẽ không bao giờ xóa hết lớp học cắm bàn được.
nhìn vào một sự vật hiện tượng riêng lẻ mà đánh giá một đất nước là không fair. trách nhiệm của cp là phân bổ ns đem lại hiệu quả cao nhất cho 90tr dân chứ không phải vì vài cá nhân.
ngay Mỹ cũng đầy người vô gia cư, Pháp thì la liệt trên phố luôn. họ đâu có đi xây nhà cho hết bọn ấy?