Cảm nhận lái Camry 3. và một số kinh nghiệm đúc kết sau 20h sử dụng và 800km.

Câycau

Xe tải
Biển số
OF-26195
Ngày cấp bằng
22/12/08
Số km
254
Động cơ
490,840 Mã lực
uh nhưng mà đi thế thì mệt lắm
em chả chịu được nên ghé vào ngủ 2 lần
còn cs thì đừng sợ nếu minh không có sai gì. mà nó vẫy lại là mắng ngay
 

thaytroihanhha

Xe đạp
Biển số
OF-41393
Ngày cấp bằng
23/7/09
Số km
23
Động cơ
467,130 Mã lực
bài văn tường thuật này bố cục rất tốt: mở bài, thân bài và kết luận còn cả tái bút nữa :41:
 

IZZ

Xe điện
Biển số
OF-23637
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
2,249
Động cơ
510,237 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Bài viết hay quá, định vote mà bác bị xích rồi :102:
 

batgioi80

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-33549
Ngày cấp bằng
20/4/09
Số km
286
Động cơ
479,160 Mã lực
Do yêu cầu phải có mặt tại Hà Tĩnh vào sáng sớm hôm sau, ko thể tránh khỏi việc phải đi em đã quyết định lên đường lúc 23h:00, trước khi đi em tranh thủ làm 2 cốc cà phê đặc để tránh buồn ngủ.
Kinh nghiệm bản thân sau chuyến xuyên Việt để tránh buồn ngủ : đem theo hoa quả, đồ ăn vặt, kẹo cao su, vài chai nước.
Thế là 11 giờ em khởi hàng 1 mình 1 xe, và một chiếc xe không hề yếu một tí tẹo nào so với chiếc Kia của bà xã em. Xe em thường xuyên kiểm tra áp xuất lốp, nếu các bác nào chuẩn bị đi xa, thì nên tranh thủ trước khi đi ghé qua Ngọc Khánh hoặc HBT để các bác ấy kiểm tra áp xuất và bơm lốp trước, đi cho đỡ tốn xăng.

Sau bài http://otofun.com/showthread.php?t=13019, bài này em sẽ viết về cảm giác lái, những gì quan sát lắng nghe được xung quanh khi lái, và rất đặc biệt là trong 1 ngày em trải qua đủ các loại thời tiết, nóng, lạnh, mưa, gió lào, gió biển, ngày, đêm.

Do đi đêm và đi không ngủ nên em lái thấy cũng nên lái từ từ không nhanh quá 80-100 km giờ nên không thể có cảm giác khác là xe đi lờ đờ theo đúng điều khiển của mình, chặng đường HN- Hà Tĩnh đi 7 tiếng, còn Hà Tĩnh ra Hà Nội thì hết 6 tiếng.
Mỗi khi vượt xe khác, chiếc xe thể hiện rõ đẳng cấp và độ vọt của chiếc xe, chỉ cần nhấn nhẹ ga là người dán vào ghế, vượt qua bất kỳ một chiếc xe nào đang đi trên đường cho dù đấy là xe tuyến Hoàng Long, hay Tân Đạt, hay những xe khách dù khói mịt mù, hoặc những chiếc xe con khác không muốn mình vượt... Kinh nghiệm vượt đêm nên nháy đèn pha liên tục để cảnh báo xe ngược chiều và xe đi cùng chiều, có thế bấm còi liên tục để đánh thức các anh tài ngủ gật. Không nên vượt cùng lúc 1 đoàn xe tải đang nối đuôi nhau trong đêm vì có thể không kịp lách vào nếu bất ngờ gặp xe ngược chiều.
Trên đường đi có một chiếc ford biển xanh cố gắng đuổi em nhưng không tài nào vượt được, hix, khẽ nhẹ nhấn ga bác ấy đã là chấm đèn đằng sau lưng.
Sau hơn 17 tiếng lái xe liên tiếp mỗi lần bước ra xe, không hề có cảm giác mệt mỏi ngay cả lưng vì nệm ghế hơi cứng và đặc biệt là rất ôm người không tạo cảm giác mệt mỏi. So sánh: xe Kiamorning đợt đi xuyên Việt em không thể lái 1 ngày quá 6 tiếng mà không cảm giác mệt mỏi, đau lưng. Theo em nên chỉnh ghế lái thật chuẩn tạo cảm giác ngồi thoải mái, hơi cao và thẳng lưng hơn mức bình thường, đeo dây an toàn sẽ giúp cho các bác không bị mệt và đau lưng.
Vô lăng cầm 2 tay không cảm giác mỏi, thoải mái, nhẹ nhàng vì hệ thống trợ lực. Tuy nhiên cần chỉnh thấp hơn mức hay dùng tránh mỏi tay và tránh ngủ gật gục đầu vào tay lái đặt ngay gần mặt.
Hệ thống âm thanh thì ko át nổi tiếng ồn vọng lên từ 4 bánh, mặc dù đã lái tránh các hố, chỗ gờ, nhưng mỗi lần băng qua, tiếng ồn vọng lên có vè nặng hơn và đặc biệt nghe rõ hơn từ phía bánh lái phụ (cái này có khả năng ro mình ngồi bên trái, gần loa trái hơn, nên âm thanh bên phải có thể nghe rõ hơn). Khắc phục bằng cách bât nhạc hip hop, hoạc DJ gì đấy, cho thật vui tai và tránh buôn ngủ nữa, tốt nhất là nên hát nhép theo nhạc.
Đi xe đêm một mình quả thật buồn, ngoài đĩa nhạc hay, đồ ăn cầm theo, thì không gì lại được cơn buồn ngủ. Kinh nghiệm đã cho thấy đừng cố không thì thành quá cố, em tranh thủ mỗi lúc dừng xe chờ đường tàu, qua cầu thì xuống xe, vươn vai, đi một vòng quanh xe kiểm tra các bánh, lấy khăn ra lau đèn pha cho đỡ tối, như vậy cũng tránh được buồn ngủ. Kinh nghiệm khi băng qua đường tàu hay các chiếc cầu PMU 18 trên đường 1A, đó là không nên lên thẳng xe mà nên đi qua đường tàu, qua cầu chéo góc 20-30 độ, như vậy sẽ hạn chế việc chạm gầm xe, tránh va đập gầm xe với mặt đất.
Khoảng 3h30 sáng, nghĩ không nên đi cố tránh ngủ gật, em đã mạnh dạn dừng xe ở một cây xăng, mở hé 4 cửa sổ, đỗ ngang xe quay đít ra ngoài tránh ánh sáng của các xe đi ngoài đường, đặt đồng hồ 5h00 và tranh thủ nằm ngả lưng. Tất nhiên là khó ngủ nhưng vẫn có cảm giác là mình được ngủ và người sẽ cảm giác nhẹ nhàng hơn. Tốt nhất là nên tranh thủ dù chỉ là 30 phút.
5h00 chuông reo, tiếp tục hành trình.
Khoảng 10-12 giờ trưa đi dưới cái nắng của Hà Tĩnh, nhiệt độ bên ngoài báo 37-39C, sờ vào kính lái dán FSK không có cảm giác nóng, sờ lên mặt nhựa thì có vẻ nóng, cũng may có cái thảm nên mặt nhựa trước không hề nóng, như vậy sẽ không phân hủy nhựa....gây hại cho sức khỏe cho mình. Xe Kiamorning em dán Vkool, khi đi dưới nắng buổi trưa Hà Tĩnh, sờ vào nhựa mặt xe không nóng, nhưng sờ vào kính thì có cảm giác nóng dan, có thể do cản nắng nên nhiệt độ bị tăng do chất lượng phim. Cái này em không chắc, nhưng tự nghĩ vậy cho sướng. Tốt nhất nên dán kính giấy xịn, gây tâm lý tốt cho người sử dung.
12-13 giờ qua Vinh, tại đây ngoài xe cứ thấy các cây dừa nghiêng ngả, chưa hiểu chuyện gì mở cửa ra đã có làn gió nóng và mạnh như cơn bão lùa vào xe: Gió lào. Giữa buổi trưa, gió to nắng nóng khí hậu quê ta quả lác khác nghiệt, mới CN em vừa ở đây mà không có được thưởng thức mùa gió lào này.
Bình xăng đã hết, em nghĩ ra cây xăng nào mua cũng được nhưng cứ mải đi và tham đường ngắn nên từ Cửa Lò em đi thẳng ra đường 1 qua đoạn đường xấu. Với kinh nghiệm mua xăng ở chuyến xuyên Việt tránh các cây xăng tư nhân em tiếp tục đi mặc dù đồng hồ báo đến lúc đổ xăng còn 32 km, cữ nghì tìm cây xăng NN nhưng ...cả Vinh mất điện không đâu đổ được. Trường hợp quả là hy hữu, trên đường cũng may là gặp một cây xăng tư nhân đang chạy máy nổ điều hòa cho ông bà chủ ngủ trưa. Không nên đi xe đến giọt cuối cùng, tranh thủ có cây nào thì đổ sớm cây đấy, đừng để phải quá lo lắng vì xăng.
Đến Tĩnh Gia - Thanh Hóa, biết nhiều bác bán tốc độ, em đã chủ động đi đúng tốc độ, tuy nhiên đang đi, thấy bác cầm tờ giấy ra coi coi, rồi cầm gậy lên vẫy em lại. Xuống xe, liếc qua thấy tờ giấy trắng, hix, đoán ngay các bác vừa ra, chắc bắt hú hóa, em liền bảo các bác cho biết phạm luật gì, một bác nói mặt quay ra đường ko quay vào em, 50/40. Bác Trung tá đứng đây chắc là đội trưởng quát ngay, lỗi này phạt 800k, đường bắt buộc giảm tốc độ còn đòi đi nhanh, thu bằng bấm lỗ....do quan sát biết không có tên mình trong tờ giấy kia, em chủ động đề nghị cho xem ảnh, hix, cầm bằng lái mà các bác ấy ngậm ngùi trả lại, hix, các anh ...chưa rửa kịp. Kinh nghiệm: nên chú ý quan sát, có thể có những cái mà mình có lý khi đối thoại với xxx...
Chạy ra đến Thanh Hóa, trời bắt đầu đổ mưa, mưa như trút nước và nặng hạt. Trời mịt mờ không nhìn thấy xe ngược chiều. Bật đền pha, cốt lên, tốt hơn nữa là bật cả xi nhan, đèn sương mù. sẽ giúp cho các lái xe khác phát hiện xe mình tốt hơn khi đi trong mưa như vậy. Mua to, đường ngập nước, lúc vượt qua các vũng nước, có thể do chiếc xe nặng, bản mặt tiếp xúc của lốp to nên không có cảm giác mất lái như chiếc Kia. Băng qua các vũng nước chỉ khổ cho các xe máy đi bên cạnh tắm đủ nước mưa bắn lên. Tránh không lao qua các vũng nước lớn tốc độ cao, vì có thể xảy ra mất lái, và nhỡ có ổ gà, voi xe xập vào thì thôi rồi....

Tiếp tục đi trong mưa, gần qua Thanh Hóa vào Ninh Bình, có những đoạn ngập sâu, các xe bắt đầu bò từ từ qua vũng nước. Kinh nghiệm: Gạt sang chế độ số tự động, về số 1-2 để ép số, nhấn mạnh ga, bò qua vũng nước, như vậy nhỡ có nước vào miệng ống xả sẽ bị đẩy ra ngay. Sau khi qua các vũng nước khi đạp phanh sẽ có cảm giác mất lái, cách tốt nhất là nhấn phanh vài cái cho nó khô phanh.
Tranh thủ 18h00 lúc mưa còn to, ghé vào quán quen Hải Lùn, tránh mưa to, tuy nhiên khi vừa vào thì trời giảm mưa, còn lúc ăn xong ra thì mưa lại to. Kinh nghiệm: không nên làm ma đói, cứ đến bữa thì ăn, không nên đi với cái bụng đói.
Về đến Pháp Vân có điều kiện nhấn ga dưới mưa, nhớ biển cảnh báo mưa đi dưới 80km giờ, em chủ động giữ nguyên tốc độ.
Cảm giác mưa chỉ chút vào tấm kính lái, các cửa xung quanh không có hạt nước nào thì phải, lạ nhỉ, tốc độ vừa phải, cơn mưa vẫn vậy, giảm tốc độ xuống 40, các kính khác lại kín nước. Có phải nhờ có chắc mưa không ? các bác nào trả lời hộ em cái. Kinh nghiệm: mua vè chắn mưa lắp, dễ quan sát 2 bên hơn khi đi với tộc độ rẽ mưa. Tuy nhiên vè che mưa lại gây ra tiếng gió và nghe rõ rệt khi xe đạt đến tốc độ 80km/h.
Khi đi dưới mưa,nếu xe đi sau bật pha cũng không bị chóa bắng lúc không mưa khi đi đêm, mỗi lần tiến đến sau xe nào em đều chủ động hạ xuống đèn cốt. Nháy xi nhan xin và vượt sau khi xe khác đã nhường.
Khi thấy xe ngược chiều, chủ động nháy đèn pha, đến khi hai bên cùng tắt đèn pha hạ xuống cốt.
Khi đi đường đêm em tự nghĩ ban ngày các bác tài đi thường nháy đèn và hỏi nhau có xxx phía trược không, chỉ xuống đường là có, lắc tay là không. Mà chỉ thường hỏi xe tải và khách với nhau, còn xe con thì khỏi. Nếu dùng tay buổi tối sao mà thấy. Hay OF ta tự tiến hành nhỉ, chào nhau bằng cách nháy pha 5 cái liên tục đồng thời bật đèn xi nhan báo hỏng xe, như vậy vừa hiểu là gặp người quen khi thấy xe đằng sau làm vậy , và thấy xe ngược chiều thì hiểu là, giảm tốc độ đi bác, phía trước có xxx đấy.
Trên tuyến đường cao tốc pháp vân, chắc nhiều bác đi cũng biết đoạn đường này có quà nhiều chỗ lún. nhiều mố cầu cao, vậy làm sao khi đang băng băng lại biết chuẩn bị đến các mố cầu làm nảy tưng xe đó. Em thì hay quan sát nên chỉ cần nhần đèn phanh xe đi trước, khi gặp các mố cầu họ thường nhấn phanh đột ngột để khỏi chồm xe, ta có thể quan sát thấy hiện tượng này và tự động giảm tốc độ trước cho xe ko bị chồm dẫn đến mất lái.
Trên đây là vài cái em tự đúc kết, có gì không phải các bác bỏ qua và cho ý kiến nhé. Em đang chuẩn bị bài KIAmorning - Xuyên Việt - 4100 km! mời các bác đón đọc!
*Bài viết được em bổ sung thêm sau 1 chuyến nữa về Hà Tĩnh, thứ 7, CN vừa qua. Cũng 800km nữa lại là đi ban ngày và buổi tối.
- Bài của bác như phương pháp dạy lái xe vậy. nhưng bác bảo không nên đi quá 80-100 mà lại toàn vượt xe khác. Em thấy bọn xe khách chạy ghê lắm, chi tiết này chắc bác quảng cáo xe đây.
có thế bấm còi liên tục để đánh thức các anh tài ngủ gật
- Cái tác phong này đi đêm thì lại không nên nhất là qua thành phố và khu dân cư.
không nên làm ma đói, cứ đến bữa thì ăn, không nên đi với cái bụng đói.
- Đã chết đâu mà làm ma, đi đường xa thì đói phải ăn là chuyện đương nhiên.
- Năm ngoái em cũng đi cung đường y như bác Hà Nội - Hà Tĩnh, cũng đi đêm, cũng mưa nắng đủ cả, đi bằng con Gentra (xe ruồi hơn xe bác nhìu) mới bằng 1/3 số tiền xe bác đi mà cũng chẳng cần các động tác trên đường đi như của bác, chỉ chậm hơn bác khoảng gần 1 tiếng. Xe mới chỉ cần kiểm tra trước và sau mỗi chuyến đi nếu trên đường không có vấn đề gì xảy ra. Còn cứ thế mà vít. Bác miêu tả chi tiết quá làm người ta tưởng xe dở, hoặc bác quan trọng hóa vấn đề đi lại. Còn kinh nghiệm theo em ngoài việc có tín hiệu với các xe khác (Đây là đặc trưng ở ta) thì cứ đọc thông biết thạo và tuân thủ các loại biển báo, luật thì đường nào cũng đi được hết. Chả có gì ghê ghớm cả.:77:
 
Chỉnh sửa cuối:

cool&clean

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-40518
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
525
Động cơ
473,140 Mã lực
Nơi ở
Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội
- Bài của bác như phương pháp dạy lái xe vậy. nhưng bác bảo không nên đi quá 80-100 mà lại toàn vượt xe khác. Em thấy bọn xe khách chạy ghê lắm, chi tiết này chắc bác quảng cáo xe đây.

- Cái tác phong này đi đêm thì lại không nên nhất là qua thành phố và khu dân cư.

- Đã chết đâu mà làm ma, đi đường xa thì đói phải ăn là chuyện đương nhiên.
- Năm ngoái em cũng đi cung đường y như bác Hà Nội - Hà Tĩnh, cũng đi đêm, cũng mưa nắng đủ cả, đi bằng con Gentra (xe ruồi hơn xe bác nhìu) mới bằng 1/3 số tiền xe bác đi mà cũng chẳng cần các động tác trên đường đi như của bác, chỉ chậm hơn bác khoảng gần 1 tiếng. Xe mới chỉ cần kiểm tra trước và sau mỗi chuyến đi nếu trên đường không có vấn đề gì xảy ra. Còn cứ thế mà vít. Bác miêu tả chi tiết quá làm người ta tưởng xe dở, hoặc bác quan trọng hóa vấn đề đi lại. Còn kinh nghiệm theo em ngoài việc có tín hiệu với các xe khác (Đây là đặc trưng ở ta) thì cứ đọc thông biết thạo và tuân thủ các loại biển báo, luật thì đường nào cũng đi được hết. Chả có gì ghê ghớm cả.:77:
Cả hai cụ chủ thớt và cụ bat giới đều bị khóa nick rồi, tiếc quá :)
 

luv

Xe tải
Biển số
OF-12238
Ngày cấp bằng
23/12/07
Số km
293
Động cơ
524,127 Mã lực
Bổ ích lắm cụ ạ, tks cụ
 

bankymoon

Xe tải
Biển số
OF-23014
Ngày cấp bằng
27/10/08
Số km
305
Động cơ
496,830 Mã lực
Bài viết rất chi tiết, rất hữu ích ạ. Chỉ có điều em thấy bác so sánh Cam 3.0 với KIA morning thì hơi bị khập khiễng ạ:77::21:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top