- Biển số
- OF-13677
- Ngày cấp bằng
- 3/3/08
- Số km
- 361
- Động cơ
- 521,158 Mã lực
Chia sẻ cùng các bạn 1 cảm nhận của người nước ngoài về ý thức khi tham gia GTở VN
Tôi bấm còi như “tay” xe ôm chính hiệu
(Dân trí) - Lần nào đi đâu với tôi, cô bạn Gillian cũng đòi tôi chở (mặc dù cô ấy cũng có xe máy). Thế là tôi chở cô.
Nhưng cô ấy là kiểu người thường được gọi là "Backseat Driver" - nghe hơi giống Backstreet Boys, nhưng đỡ khó chịu hơn chút.
Thế có nghĩa là cô ngồi ở ghế sau chiếc Wave của tôi và chỉ huy tôi phải lái xe thế nào. Cô thường luôn miệng nhắc tôi ngừng bấm còi. Cô nêu hai lý do tôi không nên còi. Tôi hiểu cả, nhưng tôi sẽ không ngừng bấm.
---
Lý do thứ nhất, việc đó là thô lỗ. Ở Mỹ. Chúng tôi không còi trừ khi có lý do chính đáng, hoặc khi chúng tôi giận dữ. Bấm còi chỉ kém việc giơ ngón tay giữa lên một bậc về độ sỉ nhục. Bấm còi đồng nghĩa với việc thét lên: "Làm cái gì thế, đồ ngu?"
Ở Mỹ có các quy định về lái xe, và nhìn chung là chúng tôi tuân thủ. Ví dụ, chúng tôi dừng ở các giao lộ, nhìn phải, nhìn trái, rồi mới đi tiếp..., nếu thấy an toàn.
Chúng tôi (xin nhắc lại là nhìn chung) tuân thủ các quy định này, không phải vì có thể bị cảnh sát bắt, mà vì chúng giúp đảm bảo an toàn cho mọi người, trong đó có tôi.
Nhưng đây không phải là Mỹ. Và, tôi xin lỗi, nhưng cách một số người lái xe ở Việt Nam thật là điên rồ!? Bạn không thể biết những người khác sẽ làm gì trên đường. Đột ngột rẽ thẳng vào luồng xe ngược chiều. Lao thẳng vào bạn. Dừng khựng lại bất ngờ...
Trải nghiệm đầu tiên của tôi về lái xe ở Việt Nam là tại Ninh Bình. Tôi thuê một chiếc xe máy và cùng bạn gái đi tới Nhà thờ Phát Diệm (nhà thờ kỳ lạ nhất mà tôi từng thấy). Tôi đang lái rất cẩn thận về phía trước, với bạn gái sau lưng, thì một người chở một đứa trẻ nhỏ, lao vọt từ ngõ ra, với tốc độ khoảng 30km/h.
Anh ta đâm thẳng vào chúng tôi. Chúng tôi ngã xuống đường vừa lúc một chiếc xe buýt to tướng lao tới, một bánh xe to tướng của nó lao sát tới nỗi chỉ xém chút nữa là cán vỡ cái sọ, mà bố mẹ đã tử tế tạo ra cho tôi, như một quả dưa hấu.
Ơn trời là nó không bị cán vỡ, các bạn có thể thấy tôi vẫn có thể gõ máy tính (và đôi khi biết suy nghĩ nữa). Nhưng hình ảnh chiếc bánh xe buýt khổng lồ đã dạy tôi một điều. Rằng bạn cần phải bấm còi ở Việt Nam.
Bây giờ, khi lái xe, tôi chú ý quan sát mọi người xung quanh. Tôi cố gắng vận dụng khả năng ngoại cảm để tiên đoán xem những ai có thể sẽ làm gì đó điên rồ, như đột nhiên đánh võng không lý do, hay bất ngờ dừng khựng lại vì vừa nhìn thấy cái gì đó họ muốn mua.
Thỉnh thoảng tôi thậm chí nhìn cả lên cao để đảm bảo không có chiếc xe máy nào lao từ trên cây xuống.
Và tôi bấm còi và bấm còi. "Tôi đây, làm ơn đừng giết tôi."
---
Lý do thứ hai cô ấy nói là việc tôi bấm còi sẽ bổ sung vào tiếng ồn khủng khiếp trên phố. Tôi đồng ý với cô ấy. Những thành phố lớn có lượng ô nhiễm tiếng ồn rất lớn. Ở Mỹ chúng tôi không bấm còi, trừ khi thực sự cần thiết.
Cô ấy nói đúng, tiếng ồn là thường trực và tệ hại. Tôi đang nghe thấy tiếng ồn ngay lúc này, trong phòng tôi ở trong một ngõ nhỏ. Nhưng nếu tôi ngừng bấm còi hôm nay, tiếng ồn sẽ không dừng. Mọi người khác vẫn sẽ bấm còi.
Tất nhiên, sẽ đến một ngày mọi người cùng quyết định trở nên lịch sự trong khi lái xe; trở nên cẩn thận và quan sát trước khi rẽ; không bấm còi chĩa vào mọi phương tiện, mọi người đi bộ, mọi con chó họ gặp trên đường.
Nhưng tôi sẽ không phải người đầu tiên ngừng bấm còi. Vì thế, cho đến ngày đó, tôi sẽ tiếp tục bấm còi như một tài xế xe ôm chính hiệu. Ngay cả khi tôi thêm một phần nhỏ vào sự ô nhiễm tiếng ồn, tôi sẽ vẫn tiếp tục còi vì tôi không muốn một ai đó, đang lái xe từ chỗ làm về nhà, chợt nhớ ra là nhà ở bên trái chứ không phải bên phải, bèn chuyển hướng mà không thèm báo trước, lao vào tôi và ném tôi vào đường đi của một chiếc xe buýt.
Việc đó có thể sẽ làm đầu tôi bị đau, và có lẽ sẽ làm mẹ tôi buồn.
http://dantri.com.vn/c135/s702-465347/toi-bam-coi-nhu-tay-xe-om-chinh-hieu.htm
Tôi bấm còi như “tay” xe ôm chính hiệu
(Dân trí) - Lần nào đi đâu với tôi, cô bạn Gillian cũng đòi tôi chở (mặc dù cô ấy cũng có xe máy). Thế là tôi chở cô.
Nhưng cô ấy là kiểu người thường được gọi là "Backseat Driver" - nghe hơi giống Backstreet Boys, nhưng đỡ khó chịu hơn chút.
Thế có nghĩa là cô ngồi ở ghế sau chiếc Wave của tôi và chỉ huy tôi phải lái xe thế nào. Cô thường luôn miệng nhắc tôi ngừng bấm còi. Cô nêu hai lý do tôi không nên còi. Tôi hiểu cả, nhưng tôi sẽ không ngừng bấm.
---
Lý do thứ nhất, việc đó là thô lỗ. Ở Mỹ. Chúng tôi không còi trừ khi có lý do chính đáng, hoặc khi chúng tôi giận dữ. Bấm còi chỉ kém việc giơ ngón tay giữa lên một bậc về độ sỉ nhục. Bấm còi đồng nghĩa với việc thét lên: "Làm cái gì thế, đồ ngu?"
Ở Mỹ có các quy định về lái xe, và nhìn chung là chúng tôi tuân thủ. Ví dụ, chúng tôi dừng ở các giao lộ, nhìn phải, nhìn trái, rồi mới đi tiếp..., nếu thấy an toàn.
Chúng tôi (xin nhắc lại là nhìn chung) tuân thủ các quy định này, không phải vì có thể bị cảnh sát bắt, mà vì chúng giúp đảm bảo an toàn cho mọi người, trong đó có tôi.
Nhưng đây không phải là Mỹ. Và, tôi xin lỗi, nhưng cách một số người lái xe ở Việt Nam thật là điên rồ!? Bạn không thể biết những người khác sẽ làm gì trên đường. Đột ngột rẽ thẳng vào luồng xe ngược chiều. Lao thẳng vào bạn. Dừng khựng lại bất ngờ...
Trải nghiệm đầu tiên của tôi về lái xe ở Việt Nam là tại Ninh Bình. Tôi thuê một chiếc xe máy và cùng bạn gái đi tới Nhà thờ Phát Diệm (nhà thờ kỳ lạ nhất mà tôi từng thấy). Tôi đang lái rất cẩn thận về phía trước, với bạn gái sau lưng, thì một người chở một đứa trẻ nhỏ, lao vọt từ ngõ ra, với tốc độ khoảng 30km/h.
Anh ta đâm thẳng vào chúng tôi. Chúng tôi ngã xuống đường vừa lúc một chiếc xe buýt to tướng lao tới, một bánh xe to tướng của nó lao sát tới nỗi chỉ xém chút nữa là cán vỡ cái sọ, mà bố mẹ đã tử tế tạo ra cho tôi, như một quả dưa hấu.
Ơn trời là nó không bị cán vỡ, các bạn có thể thấy tôi vẫn có thể gõ máy tính (và đôi khi biết suy nghĩ nữa). Nhưng hình ảnh chiếc bánh xe buýt khổng lồ đã dạy tôi một điều. Rằng bạn cần phải bấm còi ở Việt Nam.
Bây giờ, khi lái xe, tôi chú ý quan sát mọi người xung quanh. Tôi cố gắng vận dụng khả năng ngoại cảm để tiên đoán xem những ai có thể sẽ làm gì đó điên rồ, như đột nhiên đánh võng không lý do, hay bất ngờ dừng khựng lại vì vừa nhìn thấy cái gì đó họ muốn mua.
Thỉnh thoảng tôi thậm chí nhìn cả lên cao để đảm bảo không có chiếc xe máy nào lao từ trên cây xuống.
Và tôi bấm còi và bấm còi. "Tôi đây, làm ơn đừng giết tôi."
---
Lý do thứ hai cô ấy nói là việc tôi bấm còi sẽ bổ sung vào tiếng ồn khủng khiếp trên phố. Tôi đồng ý với cô ấy. Những thành phố lớn có lượng ô nhiễm tiếng ồn rất lớn. Ở Mỹ chúng tôi không bấm còi, trừ khi thực sự cần thiết.
Cô ấy nói đúng, tiếng ồn là thường trực và tệ hại. Tôi đang nghe thấy tiếng ồn ngay lúc này, trong phòng tôi ở trong một ngõ nhỏ. Nhưng nếu tôi ngừng bấm còi hôm nay, tiếng ồn sẽ không dừng. Mọi người khác vẫn sẽ bấm còi.
Tất nhiên, sẽ đến một ngày mọi người cùng quyết định trở nên lịch sự trong khi lái xe; trở nên cẩn thận và quan sát trước khi rẽ; không bấm còi chĩa vào mọi phương tiện, mọi người đi bộ, mọi con chó họ gặp trên đường.
Nhưng tôi sẽ không phải người đầu tiên ngừng bấm còi. Vì thế, cho đến ngày đó, tôi sẽ tiếp tục bấm còi như một tài xế xe ôm chính hiệu. Ngay cả khi tôi thêm một phần nhỏ vào sự ô nhiễm tiếng ồn, tôi sẽ vẫn tiếp tục còi vì tôi không muốn một ai đó, đang lái xe từ chỗ làm về nhà, chợt nhớ ra là nhà ở bên trái chứ không phải bên phải, bèn chuyển hướng mà không thèm báo trước, lao vào tôi và ném tôi vào đường đi của một chiếc xe buýt.
Việc đó có thể sẽ làm đầu tôi bị đau, và có lẽ sẽ làm mẹ tôi buồn.
http://dantri.com.vn/c135/s702-465347/toi-bam-coi-nhu-tay-xe-om-chinh-hieu.htm
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: