- Biển số
- OF-196008
- Ngày cấp bằng
- 28/5/13
- Số km
- 25
- Động cơ
- 326,750 Mã lực
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
TRƯỚC KHI ĐƯA XE ĐI SỬA CHỮA THÂN VỎ
Việc đầu tiên trước khi bạn đã xác định mang xe đi sơn sửa lại thân vỏ xe là tìm chọn một xưởng dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp. Để kiểm tra điều này, bạn cần phải xem xưởng dịch vụ có các trang thiết bị chuyên nghiệp để tiến hành sơn đúng quy chuẩn, gồm lò sấy sơn, buồng phun sơn, dụng cụ pha trộn sơn, súng phun sơn, dụng cụ đánh bóng...hay không. Hoàn thành bước này, bạn đã có thể đặt niềm tin và đưa xế yêu nhà mình vào làm thẩm mỹ viện.
Một qui trình sơn xe chuẩn bao gồm 6 bước :
1. Kiểm tra xe làm sạch bề mặt,
2. Sơn chống rỉ,
3. Bả matit,
4. Sơn lót nền,
5. Pha màu và phun sơn,
6. Cuối cùng là đánh bóng.
Tất cả các bước đều được thực hiện theo tuần tự và đủ thời gian trước khi chuyển tiếp giữa các công đoạn khác nhau.
Bước 1 : Kiểm tra & Làm sạch bề mặt
Cho xe bị tai nạn hoặc va quệt, cần làm lại sơn vào xưởng kiểm tra mức độ hư hại.Làm sạch bề mặt bị trầy xước, hư hỏng bằng máy đánh giấy ráp tự động.Công đoạn này tẩy hết đi lớp sơn cũ của xe, những vết xoáy, những vết xước dăm để tạo độ ăn bám khi sơn lớp mới.
Bước 2 : Sơn lót, đảm bảo chổng gỉ
Sơn lót một lớp sơn chống rỉ vào bề mặt ( thường sơn chống rỉ bằng màu xanh lá cây ). Đợi 10 phút để khô lớp sơn chống rỉ , tiếp tục đánh bằng giấy ráp ướt để làm sạch bề mặt. Bước này sẽ giúp tránh được sự gỉ mọt ăn mòn lớp vỏ xe.
Bước 3 : Bả matit làm nhẵn bề mặt
Lau thật khô bề mặt sau khi đánh giấy ráp ướt. Bả một lớp ma tít vào bề mặt bị trầy xước để lấp đầy bề mặt bị trầy xước, lồi lõm, theo bề mặt chuẩn của xe.
Công dụng : Để tái tạo lại định dạng bề mặt ban đầu cho vỏ xe như lúc chưa va quệt.
Bước này cần tiến hành rất cẩn thận, đặc biệt chú ý phải lau thật khô bề mặt. Nếu bề mặt bị trầy xước còn ướt thì khi bả matit sẽ bị bở, không thể tạo được độ chuẩn của khuôn xe. Công đoạn này đòi hỏi tay nghề, độ khéo của tạo hình và không thể thiếu đức tính tỉ mỉ của người thợ.
Bước 4 : Phủ sơn lót
Tiếp tục sơn lót một lớp sơn lên trên bề mặt được tạo hình lại bằng matit, giúp ngăn phần matit không ăn ra ngoài. Nếu không làm kĩ thì lớp matit sẽ thấm ra ngoài dẫn tới không đảm bảo độ bền mầu theo thời gian sau sơn(dễ dẫn tới mầu không đều, có vết loang mầu)
Chờ 30 phút để sơn lót đủ thời gian. Nhiệt độ chuẩn khi sơn là 30-36 độ C. Lưu ý : Nếu thời tiết xấu, độ ẩm cao thì nên sấy bằng lò sưởi.
Bước 5 : Pha màu và phủ sơn bề mặt
Đây là bước tối quan trọng đòi hỏi tính chính xác của tông mầu và độ khéo trong quá trình chuyển mầu khi sơn trong phòng, vì nó quyết định trực tiếp đến màu sơn của xe sau khi sơn. Khi tiến hành sơn lại một phần thân vỏ, điều quan trọng là thợ phải xác định đúng màu sơn chuẩn của xe, để lớp sơn mới được hài hòa với màu sơn tổng thể. Muốn làm được điều này, thợ sơn phải tra đúng code màu chuẩn của xe do nhà sản xuất đưa ra. Sau đó người thợ sẽ tiến hành phân lượng để pha sơn, độ chính xác tới từng giọt . Công đoạn này người thợ cần có tay nghề cao và con mắt nhìn mầu sâu(lắm được độ phai mầu của sơn) mới pha chuẩn được mầu sơn. Sau đó, sơn được bàn tay khéo léo dải đều lên bề mặt đến khi có độ đậm mầu đồng đều giữa sơn cũ và mới thì dừng lại.
Có 2 cách pha sơn phổ biến: sơn hai thành phần và sơn phủ bóng. Sơn hai thành phần là sơn có pha kèm dầu bóng, ngoài ra còn được gọi là loại 500, phù hợp cho sơn loại xe màu trơn trắng, đen, đỏ. ..Sơn phủ bóng là sơn một lớp màu, sau đó mới sơn dầu bóng, còn được gọi là loại 600, phù hợp cho các loại xe có thành phần màu hạt nhũ.
Khi làm công đoạn sơn phải làm trong phòng sơn, nếu làm ngoài trời thì thời tiết sẽ ảnh hưởng đến hạt màu, khi sơn màu sẽ không được bền.
Sau khi sơn, cần sấy trong 10 phút với nhiệt độ tiêu chuẩn là 60 độ C. Quá trình sấy khô cần được giám sát kỹ càng.
Bước 6 : Đánh bóng
Bước cuối cùng là đánh bóng bề mặt bằng máy chuyên dụng. Người thợ phải dùng một lớp xi bảo dưỡng lại bề mặt nhằm mục đích tạo thêm độ bóng để lớp sơn hoàn thiện, đồng thời chống lại những tác động của môi trường và tia tử ngoại. Việc đánh bóng bằng xi có tác dụng làm mờ và cũ bớt mảng sơn mới nhưng lại làm bóng và mới những mảng sơn cũ. Nếu công đoạn này được làm tốt, sẽ rất khó nhận ra đâu là chỗ mới được sơn lại.
Sau khi sơn xe xong, chủ xe cần có chế độ chăm sóc hợp lý, thường xuyên lau rửa bề mặt bằng khăn mềm sau khi đã phun nước, tránh tiếp xúc với ánh nắng ( nhiệt độ cao ) để luôn giữ được bền màu. Sau khi xe chạy được 06 tháng, nên đánh bóng lại bề mặt để xe luôn được mới. Khi xe bị tai nạn nên mang đến các gara uy tín để kiểm tra , tránh tình trạng khi hư hỏng sau một thời gian mới sửa, như vậy mức độ hư hỏng càng cao do thời tiết, phục hồi lại rất khó và tốn kém.
TRƯỚC KHI ĐƯA XE ĐI SỬA CHỮA THÂN VỎ
Việc đầu tiên trước khi bạn đã xác định mang xe đi sơn sửa lại thân vỏ xe là tìm chọn một xưởng dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp. Để kiểm tra điều này, bạn cần phải xem xưởng dịch vụ có các trang thiết bị chuyên nghiệp để tiến hành sơn đúng quy chuẩn, gồm lò sấy sơn, buồng phun sơn, dụng cụ pha trộn sơn, súng phun sơn, dụng cụ đánh bóng...hay không. Hoàn thành bước này, bạn đã có thể đặt niềm tin và đưa xế yêu nhà mình vào làm thẩm mỹ viện.
Một qui trình sơn xe chuẩn bao gồm 6 bước :
1. Kiểm tra xe làm sạch bề mặt,
2. Sơn chống rỉ,
3. Bả matit,
4. Sơn lót nền,
5. Pha màu và phun sơn,
6. Cuối cùng là đánh bóng.
Tất cả các bước đều được thực hiện theo tuần tự và đủ thời gian trước khi chuyển tiếp giữa các công đoạn khác nhau.
Bước 1 : Kiểm tra & Làm sạch bề mặt
Cho xe bị tai nạn hoặc va quệt, cần làm lại sơn vào xưởng kiểm tra mức độ hư hại.Làm sạch bề mặt bị trầy xước, hư hỏng bằng máy đánh giấy ráp tự động.Công đoạn này tẩy hết đi lớp sơn cũ của xe, những vết xoáy, những vết xước dăm để tạo độ ăn bám khi sơn lớp mới.
Bước 2 : Sơn lót, đảm bảo chổng gỉ
Sơn lót một lớp sơn chống rỉ vào bề mặt ( thường sơn chống rỉ bằng màu xanh lá cây ). Đợi 10 phút để khô lớp sơn chống rỉ , tiếp tục đánh bằng giấy ráp ướt để làm sạch bề mặt. Bước này sẽ giúp tránh được sự gỉ mọt ăn mòn lớp vỏ xe.
Bước 3 : Bả matit làm nhẵn bề mặt
Lau thật khô bề mặt sau khi đánh giấy ráp ướt. Bả một lớp ma tít vào bề mặt bị trầy xước để lấp đầy bề mặt bị trầy xước, lồi lõm, theo bề mặt chuẩn của xe.
Công dụng : Để tái tạo lại định dạng bề mặt ban đầu cho vỏ xe như lúc chưa va quệt.
Bước này cần tiến hành rất cẩn thận, đặc biệt chú ý phải lau thật khô bề mặt. Nếu bề mặt bị trầy xước còn ướt thì khi bả matit sẽ bị bở, không thể tạo được độ chuẩn của khuôn xe. Công đoạn này đòi hỏi tay nghề, độ khéo của tạo hình và không thể thiếu đức tính tỉ mỉ của người thợ.
Bước 4 : Phủ sơn lót
Tiếp tục sơn lót một lớp sơn lên trên bề mặt được tạo hình lại bằng matit, giúp ngăn phần matit không ăn ra ngoài. Nếu không làm kĩ thì lớp matit sẽ thấm ra ngoài dẫn tới không đảm bảo độ bền mầu theo thời gian sau sơn(dễ dẫn tới mầu không đều, có vết loang mầu)
Chờ 30 phút để sơn lót đủ thời gian. Nhiệt độ chuẩn khi sơn là 30-36 độ C. Lưu ý : Nếu thời tiết xấu, độ ẩm cao thì nên sấy bằng lò sưởi.
Bước 5 : Pha màu và phủ sơn bề mặt
Đây là bước tối quan trọng đòi hỏi tính chính xác của tông mầu và độ khéo trong quá trình chuyển mầu khi sơn trong phòng, vì nó quyết định trực tiếp đến màu sơn của xe sau khi sơn. Khi tiến hành sơn lại một phần thân vỏ, điều quan trọng là thợ phải xác định đúng màu sơn chuẩn của xe, để lớp sơn mới được hài hòa với màu sơn tổng thể. Muốn làm được điều này, thợ sơn phải tra đúng code màu chuẩn của xe do nhà sản xuất đưa ra. Sau đó người thợ sẽ tiến hành phân lượng để pha sơn, độ chính xác tới từng giọt . Công đoạn này người thợ cần có tay nghề cao và con mắt nhìn mầu sâu(lắm được độ phai mầu của sơn) mới pha chuẩn được mầu sơn. Sau đó, sơn được bàn tay khéo léo dải đều lên bề mặt đến khi có độ đậm mầu đồng đều giữa sơn cũ và mới thì dừng lại.
Có 2 cách pha sơn phổ biến: sơn hai thành phần và sơn phủ bóng. Sơn hai thành phần là sơn có pha kèm dầu bóng, ngoài ra còn được gọi là loại 500, phù hợp cho sơn loại xe màu trơn trắng, đen, đỏ. ..Sơn phủ bóng là sơn một lớp màu, sau đó mới sơn dầu bóng, còn được gọi là loại 600, phù hợp cho các loại xe có thành phần màu hạt nhũ.
Khi làm công đoạn sơn phải làm trong phòng sơn, nếu làm ngoài trời thì thời tiết sẽ ảnh hưởng đến hạt màu, khi sơn màu sẽ không được bền.
Sau khi sơn, cần sấy trong 10 phút với nhiệt độ tiêu chuẩn là 60 độ C. Quá trình sấy khô cần được giám sát kỹ càng.
Bước 6 : Đánh bóng
Bước cuối cùng là đánh bóng bề mặt bằng máy chuyên dụng. Người thợ phải dùng một lớp xi bảo dưỡng lại bề mặt nhằm mục đích tạo thêm độ bóng để lớp sơn hoàn thiện, đồng thời chống lại những tác động của môi trường và tia tử ngoại. Việc đánh bóng bằng xi có tác dụng làm mờ và cũ bớt mảng sơn mới nhưng lại làm bóng và mới những mảng sơn cũ. Nếu công đoạn này được làm tốt, sẽ rất khó nhận ra đâu là chỗ mới được sơn lại.
Sau khi sơn xe xong, chủ xe cần có chế độ chăm sóc hợp lý, thường xuyên lau rửa bề mặt bằng khăn mềm sau khi đã phun nước, tránh tiếp xúc với ánh nắng ( nhiệt độ cao ) để luôn giữ được bền màu. Sau khi xe chạy được 06 tháng, nên đánh bóng lại bề mặt để xe luôn được mới. Khi xe bị tai nạn nên mang đến các gara uy tín để kiểm tra , tránh tình trạng khi hư hỏng sau một thời gian mới sửa, như vậy mức độ hư hỏng càng cao do thời tiết, phục hồi lại rất khó và tốn kém.
Chỉnh sửa cuối: