[Thảo luận] Cẩm nang cho người lái xe oto

Honghot268

Xe đạp
Biển số
OF-120771
Ngày cấp bằng
16/11/11
Số km
14
Động cơ
382,540 Mã lực
Em chào các kụ. Em là lính mới gia nhập gia đình nhà ta. Em xin có một series bài mà em góp nhặt và dựa trên sự hiểu biết của em. Có điều gì không đúng các kụ chém nhẹ em tí nhé :P Các kụ cùng bàn luận đúng sai vô tư nhé (Không đả kích cá nhân)

Bài 1: Một số thuật ngữ cơ bản của ôtô

Thuật ngữ Diễn giải 4WD, 4x4 (4 wheel drive) Dẫn động 4 bánh (hay xe có 4 bánh chủ động).
- ABS (anti-lock brake system) Hệ thống chống bó cứng phanh.
- AFL (adaptive forward lighting) Đèn pha mở dải chiếu sáng theo góc lái.
- ARTS (adaptive restraint technology system) Hệ thống điện tử kích hoạt gối hơi theo những thông số cần thiết tại thời điểm xảy ra va chạm.
- BA (brake assist) Hệ thống hỗ trợ phanh gấp.
- Cabriolet Kiểu xe coupe mui xếp.
- CATS (computer active technology suspension) Hệ thống treo điện tử tự động điều chỉnh độ cứng theo điều kiện vận hành.
- Conceptcar Một chiếc xe hơi hoàn chỉnh nhưng chỉ là thiết kế mẫu hoặc để trưng bày, chưa được đưa vào dây chuyền sản xuất.
- Coupe Kiểu xe thể thao giống sedan nhưng chỉ có 2 cửa.
- CVT (continuously vriable transmission) Cơ cấu truyền động bằng đai thang tự động biến tốc vô cấp. Dạng động cơ I4, I6 Gồm 4 hoặc 6 xi-lanh xếp thành 1 hàng thẳng. Dạng động cơ V6, V8 Gồm 6 hoặc 8 xi-lanh, xếp thành 2 hàng nghiêng, mặt cắt cụm máy hình chữ V. - - - DOHC (double overhead camshafts) 2 trục cam phía trên xi-lanh.
- DSG (direct shift gearbox) Hộp điều tốc luân phiên.
- EBD (electronic brake-force distribution) Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử.
- EDC (electronic damper control) Hệ thống điều chỉnh giảm âm điện tử.
- EFI (electronic fuel Injection) Hệ thống phun xăng điện tử.
- ESP (electronic stability program) Hệ thống tự động cân bằng điện tử.
- Hatchback Kiểu sedan có khoang hành lý thu gọn vào trong ca-bin, cửa lật phía sau vát thẳng từ đèn hậu lên nóc ca-bin với bản lề mở lên phía trên.
- Hard-top Kiểu xe mui kim loại cứng không có khung đứng giữa 2 cửa trước và sau.
- Hybrid Kiểu xe có phần động lực được thiết kế kết hợp từ 2 dạng máy trở lên. Ví dụ: xe ôtô xăng-điện, xe đạp máy... iDrive Hệ thống điều khiển điện tử trung tâm.
- IOE (intake over exhaust) Van nạp nằm phía trên van xả.
- Minivan Kiểu hatchback có ca-bin kéo dài trùm ca-pô, có từ 6 đến 8 chỗ.
- OHV (overhead valves) Trục cam nằm dưới và tác động vào van qua các tay đòn.
- Pikup Kiểu xe hơi 4 chỗ có thùng chở hàng rời phía sau ca-bin (xe bán tải)
- Roadster Kiểu xe coupe mui trần và chỉ có 2 chỗ ngồi. Sedan Loại xe hòm kính 4 cửa, ca-pô và khoang hành lý thấp hơn ca-bin.
- SOHC (single overhead camshafts) Trục cam đơn trên đầu xi-lanh.
- SUV (sport utility vehicle) Kiểu xe thể thao đa chức năng, hầu hết được thiết kế chủ động 4 bánh và có thể vượt những địa hình xấu.
- SV (side valves) Sơ đồ thiết kế van nghiêng bên sườn.
- Turbo Thiết kế tăng áp của động cơ.
- Turbodiesel Động cơ diesel có thiết kế tăng áp.
- Universal Kiểu sedan có ca-bin kéo dài liền với khoang hành lý. Van Xe hòm chở hàng.
- VSC (vehicle skid control) Hệ thống kiểm soát tình trạng trượt bánh xe.
- VVT-i (variable valve timing with intelligence) Hệ thống điều khiển van nạp nhiên liệu biến thiên thông minh.
- i - VTEC (Variable valve Timing and lift Electronic Control intelligence)
 
Chỉnh sửa cuối:

Kadino2011

Xe hơi
Biển số
OF-108207
Ngày cấp bằng
8/8/11
Số km
186
Động cơ
394,150 Mã lực
Cụ ơi, dư thế lày là cụ liệt kê ra thì ai mà không biết đọc lên loạn cả đầu mất hôi.X_X
 

Honghot268

Xe đạp
Biển số
OF-120771
Ngày cấp bằng
16/11/11
Số km
14
Động cơ
382,540 Mã lực
Em xin lỗi, em cà rốt nên không biết cho bảng excel vào đây :D Kụ thứ lỗi :P
 

RAVA

Xe ba gác
Biển số
OF-24857
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
21,148
Động cơ
695,196 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó quanh Bờ Hồ
-Nhiều chữ quá, em cũng cố đọc nhưng ko thành công, bác chủ thớt xem lại đê?~X(
 

Honghot268

Xe đạp
Biển số
OF-120771
Ngày cấp bằng
16/11/11
Số km
14
Động cơ
382,540 Mã lực
Em đây, chúc các kụ một ngày đẹp trời :)
Bài 2: Cách phân hạng ôtô ở châu Âu

Tiêu chuẩn phân hạng xe hơi của châu Âu dựa trên kích thước, và thông số chính để so sánh là chiều dài. 6 hạng chính sử dụng ký hiệu từ A đến F bằng chữ cái Latin. Ranh giới giữa các hạng chỉ có tính ước lệ và đang dần “mờ” đi bởi việc cải tiến kiểu dáng của các nhà sản xuất.


1) Hạng A: Thứ tự phân hạng bắt đầu từ các xe nhỏ nhất, ôtô ngắn hơn 3,6 m thuộc hạng A, loại xe tiết kiệm nhiên liệu này hướng tới những người thực dụng. Chúng được coi là “xe dành cho 2 người” và thường là chiếc xe thứ 2 hoặc 3 trong gia đình. Ví dụ điển hình cho xe hạng A là VW Lupo, Opel Agila, Fiat Ciecento.
2) Hạng B: loại có chiều dài 3,6-3,9 m, được sử dụng phổ biến ở châu Âu, nhất là vùng Địa Trung Hải. Khung sườn xe thuộc kiểu hatchback, tiện nghi và trang bị khá, ghế sau chỉ đủ 2 người ngồi thoải mái. Xe loại này không đa năng để có thể là chiếc duy nhất trong gia đình, đối tượng mua xe chủ yếu là phụ nữ. Ví dụ: Opel Corsa, Peugeot 206, Fiat Punto…
3) Hạng C :là nhóm xe thông dụng với chiều dài 3,9-4,4 m, chúng thường được gọi bằng một cái tên khác là Golf-class vì sự hâm mộ mẫu xe VW Golf trong suốt 1/4 thế kỷ qua ở châu Âu. Xe có thể chở 5 người (3 người ngồi hơi chật ở hàng ghế sau). Một số mẫu xe hạng C điển hình: Opel Astra, Nissan Almera, Ford Focus…
4) Hạng D là nhóm có chiều dài 4,4-4,7 m và thường gọi là xe hạng trung. Hạng này được chia không chính thức thành nhóm xe gia đình (Citroen C5, Toyota Avensis…) và xe cao cấp (Audi A4, BMW Serie 3, Mercedes-Benz C-Class, Jaguar X-Type, Volvo S60…). Mercedes có cách gọi hạng riêng, đôi khi không trùng với tiêu chuẩn châu Âu. C-Class của họ tương ứng hạng D, nhưng trang thiết bị ở mức cao, động cơ mạnh ngang ngửa với nhóm coupe thể thao.
5) Hạng E là nhóm sang trọng, dài 4,7-5 m, nội thất rộng và trang thiết bị cao cấp, tiện nghi đầy đủ. Các mẫu xe hạng E được ưa chuộng hiện nay là Mercedes E-Class, BMW Serie 5, Audi A6…
6) Hạng F : loại sedan có chiều dài vượt quá 5 m. Nội thất rất sang trọng, động cơ từ 6 xi-lanh trở lên, trang bị các hệ thống điện tử tiên tiến nhất. Những mẫu xe hạng F được ưa chuộng nhất là: Mercedes S-Class, BMW Serie 7, Audi A8, Jaguar XJ8 và Lexus LS430…
Hiện nay, khi nâng cấp xe, các nhà sản xuất thường tăng chiều dài mẫu cũ thêm 10-15 cm. Ví dụ VW Polo và Fiesta là xe hạng B, khi nâng cấp, các mẫu mới đều dài hơn 15 cm, vượt qua mức 3,9 m và trên lý thuyết, đã có thể liệt vào hạng C.
--------------------------------------------
Em xin lưu ý một chút, vì topic của mình là Honda nên em nói deep hơn tí nhé :P . Accord là hạng C tuy nhiên chiều dài của em này là 4945 (cơ sở là 2800) nên em ấy lấn sang hạng D một tí. Hơn một tí thôi nhưng đường dài là biết tay nhau ngay nhé :D
 
Chỉnh sửa cuối:

vietc4

Xe buýt
Biển số
OF-61155
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
851
Động cơ
449,568 Mã lực
Kinh khủng thật
 

Honghot268

Xe đạp
Biển số
OF-120771
Ngày cấp bằng
16/11/11
Số km
14
Động cơ
382,540 Mã lực
Cảm ơn kụ đã góp ý. E sẽ sửa ở các bài sau
Nhất hay nhì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Về phương diện nào đó, các bác nhà kụ vẫn là nhất :D
Ý của em là các thuật ngữ của cụ đều có bên box kỹ thuật rồi,ở đây trên phương diện box của Honda thì ngu ý của em là cụ tập trung và xoáy sâu vào các thuật ngữ cũng như kinh nghiệm kỹ thuật của Honda thì hay hơn :P

Vâng,cám ơn nhã ý của cụ với các bô lão bên em.Các cụ bô lão bên em vẫn khỏe cụ ạ,nếu không làm sao có được thành tích đại lý số 1 toàn quốc 3 năm liên tiếp cụ nhỉ :D
 

Honghot268

Xe đạp
Biển số
OF-120771
Ngày cấp bằng
16/11/11
Số km
14
Động cơ
382,540 Mã lực
Bài 3: Ý nghĩa điểm đánh giá an toàn xe hơi
Điểm an toàn là một trong những thông số quan trọng nhất mà người mua xe quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của họ. Dựa trên phần trăm sống sót của hành khách, mỗi tổ chức đánh giá có phương pháp thử nghiệm và cho điểm riêng của mình, nhưng thông dụng nhất là cho điểm theo “sao”.
Trên thế giới, 3 tổ chức đánh giá độ an toàn uy tín nhất là:
- Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA (National Highway Traffic Safety Administration),
- Viện nghiên cứu an toàn giao thông quốc gia Mỹ IIHS (Insurance Institute for Highway Safety) và chương trình đánh giá xe mới
- EuroNCAP (European New Car Assessment Programme).
Những thử nghiệm độ an toàn được các tổ chức này tiến hành lần đầu tiên vào những năm 1970, riêng IIHS mới bắt đầu đánh giá cho khách hàng từ năm 1995. Nếu NHTSA và EuroNCAP được chính phủ Mỹ và chính phủ các nước châu Âu bảo lãnh thì IIHS lại phục vụ cho các hãng bảo hiểm ôtô. Để kết quả mang tính phổ dụng cao, các tổ chức đánh giá thường chọn những mẫu xe nhiều người sử dụng, có cấu trúc và các thiết bị an toàn không có sự khác biệt lớn so với mẫu xe ưu tiên.

* Thử nghiệm va chạm phía trước

Trong thử nghiệm va chạm trước, những hình nộm được đặt trong xe dưới tư thế như người ngồi và người lái thật sự. Khi chiếc xe va chạm với tường cố định ở tốc độ 56 km/h, lực tác động lên các hình nộm được tính toán và NHTSA sẽ đưa ra đánh giá theo các "sao" dựa trên phần trăm sống sót của người ngồi trong xe.
Số sao Ý nghĩa
5
Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng thấp hơn 10%
4 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng từ 11-20%
3 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng từ 21-35%
2 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng từ 36-45%
1 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng cao hơn 46%
Trong khi đó, IIHS lại tiến hành va chạm theo một phía của mũi xe (offset) vào tường ở tốc độ 64 km/h, tương đương với vận tốc hai xe va chạm cạnh mũi với nhau. Đánh giá của IIHS chia theo thang: "Tốt" (good), "chấp nhận được" (acceptable), "yếu" (marginal) hay "nghèo nàn" (poor). IIHS không dựa trên phần trăm may mắn như NHTSA mà đánh giá vào chấn thương của hành khách và quan tâm tới cấu trúc các thiết bị an toàn của chiếc xe hơn. Đối với IIHS, bất kể kết quả tốt đến đâu, nếu một chiếc xe không có túi khí hay túi khí hoạt động không đúng nguyên tắc thì nó vẫn bị đánh điểm "nghèo nàn".

* Va chạm cạnh

Trong thử nghiệm của NHTSA, hai hình nộm, có kích thước tương đương với người trung bình được đặt ở hai ghế trước. Một vật có khối lượng 1.368 kg đâm vào cạnh xe với vận tốc 62 km/h. Lực tác động lên các vị trí đầu, cổ, ngực và xương chậu của hai hình nộm được tính toán nhưng mức đánh giá theo "sao" lại chỉ dựa trên chấn thương ở ngực. Chấn thương ở đầu không được đánh giá vào điểm "sao" mà chỉ ghi ở cột "an toàn liên quan" nếu ở mức độ đáng quan tâm.
Số sao Ý nghĩa
5 Nguy cơ chấn thương thấp hơn 5%
4
Nguy cơ chấn thương từ 6-10%
3
Nguy cơ chấn thương từ 11-20%
2 Nguy cơ chấn thương từ 21-25%
1
Nguy cơ chấn thương cao hơn 26%
Trong thử nghiệm của IIHS, hai hình nộm là phụ nữ hoặc trẻ em 12 tuổi (cao 1,5 m, nặng 50 kg) đặt ở ghế lái và ghế ngay sau đó. Kích thước của vật va chạm trong thử nghiệm của IIHS cũng khác. Nó nặng 1.497 kg và có hình dạng tương tự như phần đầu của một chiếc xe thể thao đa dụng (SUV). Tốc độ va chạm là 50 km/h.

* Thử nghiệm lật xe

Thử nghiệm này chỉ có NHTSA tiến hành. Văn phòng liên bang sẽ ghi nhận kết đánh giá lật xe dựa trên tính toán toán học về khối lượng xe và trọng tâm gây lật. Thông số đánh giá được NHTSA gọi là "Static Stability Factor - thừa số cân bằng tĩnh". Tuy nhiên, tính toán này của NHTSA bị chỉ trích rất nhiều do nó không xem xét tới điều kiện vận hành thực.
Tới năm 2004, NHTSA bắt đầu sử dụng yếu tố động học vào đánh giá lật và kết quả dựa trên sự kết hợp giữa thử nghiệm động và thử nghiệm tĩnh. Thử nghiệm động được tiến hành khi chiếc xe chở 5 hành khách và đầy bình nhiên liệu, di chuyển trên điều kiện địa hình thay đổi thường xuyên và các dụng cụ sẽ đo các thông số của lốp. Nếu hai lốp cùng nâng cao 5 cm khỏi mặt đất thì chiếc xe được coi là "lật úp", giai đoạn chuẩn bị lật. Điểm cho thử nghiệm này có ý nghĩa:
Số sao Ý nghĩa
5
Nguy cơ lật thấp hơn 10%
4 Nguy cơ lật từ 11-20%
3
Nguy cơ lật từ 20-30%
2 Nguy cơ lật từ 30-40%
1
Nguy cơ lật cao hơn 40%
* Va chạm phía sau

Chỉ có IIHS tiến hành thử nghiệm này. NHTSA không đánh giá loại va chạm này do nó ít gây tại nạn nghiêm trọng, chỉ có 5% hành khách đeo dây an toàn bị tử thương trong các tai nạn kiểu trên. Tuy số người chết thấp nhưng nó lại phổ biến nhất trong các kiểu tai nạn. Một hình nộm được đặt vào ghế và cho xe va chạm ở tốc độ 32 km/h với một xe khác cùng khối lượng ở phía sau. Các lực tác động được tính toán theo các thông số động và tính học để cho điểm từ "tốt" tới "nghèo nàn".
Bên cạnh các thử nghiệm quan trọng trên, IIHS còn có một thử nghiệm "va chạm ba-đờ-sốc ở tốc độ thấp". Tuy nhiên, IIHS không dùng để đánh giá độ an toàn mà đánh giá chi phí sửa chữa. Một chiếc xe va chạm với tường ở tốc độ 8 km/h trong 4 lần khác nhau rồi mang đi sửa chữa và mức đánh giá "tốt" hay "nghèo nàn" sẽ dựa trên số tiền bỏ ra.
Mỗi tổ chức có cách đánh giá riêng của mình. Nếu NHTSA và EuroNCAP hoạt động dưới sự bảo trợ của chính phủ và kết quả đánh giá của hai tổ chức này được dùng để ra quyết định thu hồi xe thì IIHS chỉ phục vụ cho các hãng bảo hiểm. Do đó, kết quả của IIHS sẽ ảnh hưởng tới mức tiền bồi thường mà chủ xe nhận được. Vì vậy, người tiêu dùng cần phân biệt và so sánh cẩn trọng những số liệu mà các hãng xe đưa ra.
------------------------------------------------

Đối với Honda, được đánh giá bởi EuroNCAP. Tất cả các sản phẩm của Honda đều đạt tiêu chuẩn 5* của EuroNCAP. Riêng đối với Civic 2012 nhờ việc áp dụng công nghệ
Collision Mitigation Braking System – CMBS - phanh giảm chấn đã được nhận giải EuroNCAP advance. Nguyên lý của nó dựa trên 1 bộ cảm biến rada, đặt ở đầu xe. Rada này có tác dụng nhận dạng chướng ngại vật phía trước từ đó điều tiết khoảng cách và tốc độ phù hợp. Nếu over stardard, hệ thống sẽ cảnh báo cho người điều khiển để phòng tránh. Chính vì vậy, các sản phẩm của Honda không đi sâu vào option như DVD hay đồ chơi khác mà chú trọng giá trị cốt lõi của xe là tiết kiệm và an toàn

Em xin hết :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Honghot268

Xe đạp
Biển số
OF-120771
Ngày cấp bằng
16/11/11
Số km
14
Động cơ
382,540 Mã lực
Bài 4: Thông số cơ bản của lốp Honda

Các kụ ơi cho em hỏi, em muốn up ảnh lên làm thế nào? Em ếch luộc quá :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Honghot268

Xe đạp
Biển số
OF-120771
Ngày cấp bằng
16/11/11
Số km
14
Động cơ
382,540 Mã lực
Bài 5: Cách lái xe tiết kiệm xăng

Giá xăng tăng là một nỗi lo lớn với tất cả những ai ngồi sau vô lăng. Tuy nhiên, bạn không cần phải mua một chiếc xe mới để tiết kiệm xăng nếu đọc những phương pháp tiết kiệm nhiên liệu do các chuyên gia của tạp chí Popular Mechanics gợi ý.

Ảnh: Xe sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn nếu tăng tốc hợp lý Các chuyên gia của Popular Mechanics (PM) đã tiến hành các thử nghiệm với các xe đã chạy khoảng 10 năm để đưa những kinh nghiệm và phương pháp chính xác cho người điều khiển xe. Sau đây là 6 phương pháp cơ bản mà bất cứ lái xe nào cũng có thể ứng dụng ngay trong quá trình lái mà không cần đầu tư bất cứ một khoản chi phí nào.


Phương pháp 1: Sử dụng phanh đúng cách


Phanh là cần thiết, tất nhiên rồi! Nhưng mỗi lần sử dụng phanh cũng là một lần bạn lãng phí nhiên liệu. Phanh tiêu tốn nhiên liệu (thậm chí là nhiều) cho mỗi lần bạn thay đổi tốc độ trên đường. Vì thế để tiết kiệm xăng, việc sử dung phanh đúng cách là cần thiết. Mọi người đều biết rằng giảm tốc đến phút cuối cùng rồi phanh gấp thì hiệu quả sẽ kém hơn nhiều về mặt tiết kiệm nhiên liệu so với việc bạn cho xe chuyển động chậm dần tới đèn đỏ rồi phanh.
Tuy nhiên trong nghiên cứu mới nhất của PM lại cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa việc bạn cho sẽ chuyển động thế nào. Xe tăng tốc nhanh dần sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn nhiều so với bạn tăng tốc đột ngột rồi lại đi chậm dần. Bài học là: bất cứ khi nào có thể, hãy dự đoán trước tình huống và dùng phanh nhẹ nhàng. Nói chung, bạn càng ít sử dụng xăng, bạn càng tiết kiệm cho túi tiền.



Phương pháp 2: Tăng tốc độ hợp lý


Một lời khuyên khôn ngoan nói rằng, khi bạn đột ngột lao xe về phía trước hay lùi xe về phía sau, xe của bạn sẽ tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn. Nhưng điều này không có đồng nghĩa với việc bạn cho xe đi chậm và nghĩ rằng như thế là mình đang tiết kiệm xăng.
Thử nghiệm của chúng tôi cho thấy, nếu mất 15 giây để đạt tốc độ 50 dặm/giờ sẽ tốn ít xăng hơn so với việc phải mất 30 giây để đạt đến tốc độ tương đương. Hãy tăng tốc đều tay vì các chuyên gia kỹ thuật đã chỉ ra rằng, khi tỷ lệ tăng tốc tốt nhất là bạn sử dụng hộp số trơn tru, cân bằng với trọng lượng của xe.


Phương pháp 3: Đóng cửa sổ và sử dụng A/C (công tắc bật lốc lạnh) khi lái xe với tốc độ cao


Đây chắc chắn là một cuộc tranh cãi nảy lửa: Mở cửa vào mùa hè để tránh bật điều hòa hay đóng cửa sổ và bật lốc lạnh để đảm bảo khí động học của xe (Tất nhiên chúng tôi loại bỏ khả năng nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều).
Thử nghiệm của PM đã cho kết quả như sau. Nếu lái xe ở tốc độ 55 dặm/giờ và cho lốc lạnh chạy, con số tiêu thụ sẽ là 24 dặm/gallon (mpg). Nếu tắt lốc lạnh, con số tiêu thụ nhiên liệu là 28 mpg. Sau đó, chúng tôi mở cả bốn cửa sổ cùng một lúc. Mỗi cửa sổ làm giảm 1 mpg cho tới khi chúng tôi trở lại với con số tiêu thụ 24 mpg. Ở tốc độ đó, xe chạy trong điều kiện khá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn tăng tốc lên cao hơn, mỗi một cửa số mở làm xe của bạn tốn nhiên liệu hơn.
Vậy đâu là câu trả lời? Dưới 55 dặm/giờ, bạn hãy mở cửa và tắt lốc lạnh. Nếu tốc độ từ trên 60 dặm/giờ hay cao hơn, hãy đóng cửa sổ và để điều hòa chạy, bạn sẽ tốn ít nhiên liệu hơn.


Phương pháp 4: Lái xe ở tốc độ vừa phải


Thực tế cho thấy, nếu bạn tăng tốc từ tốc độ 40 dặm/giờ lên 60 dặm/giờ sẽ tốn ít xăng hơn khi bạn đẩy tốc độ từ 60 dặm/giờ lên 80 dặm/giờ. Vì thế nên đi với tốc độ vừa phải, đúng chứ? Ồ, đúng nhưng tiết kiệm nhiên liệu không phải là vấn đề duy nhất ở đây.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ 55 dặm/giờ là một mức đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên với tốc độ này bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian làm việc. Lời khuyên của chúng tôi là, hãy đi với tốc độ 55 dặm/giờ nếu giao thông không được thuận lợi lắm và tốc độ 70 dặm/giờ của bạn sẽ gây nguy hiểm cho người khác. Chỉ cần bạn không đi tới 80 dặm/giờ.


Phương pháp 5: Cho xe leo đồi một cách chậm rãi


Với những con đường xa lộ bằng phẳng, bạn duy trì một tốc độ hợp lý và tăng tốc đều tay sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên với những địa hình đặc biệt như đồi núi, cách xử lý sẽ phải khác hẳn. Sau nhiều thử nghiệm, thực tế cho thấy, bạn nhấn chân ga khi leo đồi, đồng thời duy trì một tốc độ chậm khi đi trên địa hình này. Tránh những xử lý đột ngột cũng là cách bạn vừa đảm bảo an toàn cũng như tiết kiệm nhiên liệu khi đi leo đồi núi.


Phương pháp 6: Khi xe xuống dốc, hãy để xe gài số


Nhiều người cho rằng, để xe ở số 0 khi xuống dốc là cách rất tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, theo chúng tôi đây là một ý tưởng rất tồi. Thật sự là khi bạn cho xe xuống dốc, hãy quan tâm đến vấn đề an toàn hơn là tiết kiệm nhiên liệu. Cho xe xuống dốc ở số 0 là bất hợp pháp ở một số bang, tại nước Mỹ và tất nhiên là nguy hiểm cho dù bạn ở bất cứ đâu. Khi ở số 0, bạn không có cách nào để tránh sự cố và nếu xe chết máy, bạn không có trợ lực chân không hoặc tăng cường hệ thống phanh. Vì thế hãy chắc chắn là bạn gài số khi cho xe xuống đồi. Điều này không chỉ giúp bạn an toàn mà còn tiết kiệm nhiên liệu. Tại sao lại thế?
Ngày nay hầu hết các động cơ phun xăng đều có bộ phận điều khiển vi tính, tự động giảm tốc độ tiêu thụ nhiên liệu nếu chuyển động của xe không cần tới. Khi bạn nhấc chân khỏi chân ga khi xe đang cài số, bộ phận phun xăng sẽ tự động cắt. Vì thế, động cơ sẽ hoàn toàn không tốn xăng khi bạn cho xe xuống đồi.


( Nguồn: Popular Mechanics, kinh tế Sài Gòn )
 
Chỉnh sửa cuối:

tranduckhang

Xe tải
Biển số
OF-133607
Ngày cấp bằng
7/3/12
Số km
320
Động cơ
373,907 Mã lực
Em chào các kụ. Em là lính mới gia nhập gia đình nhà ta. Em xin có một series bài mà em góp nhặt và dựa trên sự hiểu biết của em. Có điều gì không đúng các kụ chém nhẹ em tí nhé :P Các kụ cùng bàn luận đúng sai vô tư nhé (Không đả kích cá nhân)

Bài 1: Một số thuật ngữ cơ bản của ôtô

Thuật ngữ Diễn giải 4WD, 4x4 (4 wheel drive) Dẫn động 4 bánh (hay xe có 4 bánh chủ động).
- ABS (anti-lock brake system) Hệ thống chống bó cứng phanh.
- AFL (adaptive forward lighting) Đèn pha mở dải chiếu sáng theo góc lái.
- ARTS (adaptive restraint technology system) Hệ thống điện tử kích hoạt gối hơi theo những thông số cần thiết tại thời điểm xảy ra va chạm.
- BA (brake assist) Hệ thống hỗ trợ phanh gấp.
- Cabriolet Kiểu xe coupe mui xếp.
- CATS (computer active technology suspension) Hệ thống treo điện tử tự động điều chỉnh độ cứng theo điều kiện vận hành.
- Conceptcar Một chiếc xe hơi hoàn chỉnh nhưng chỉ là thiết kế mẫu hoặc để trưng bày, chưa được đưa vào dây chuyền sản xuất.
- Coupe Kiểu xe thể thao giống sedan nhưng chỉ có 2 cửa.
- CVT (continuously vriable transmission) Cơ cấu truyền động bằng đai thang tự động biến tốc vô cấp. Dạng động cơ I4, I6 Gồm 4 hoặc 6 xi-lanh xếp thành 1 hàng thẳng. Dạng động cơ V6, V8 Gồm 6 hoặc 8 xi-lanh, xếp thành 2 hàng nghiêng, mặt cắt cụm máy hình chữ V. - - - DOHC (double overhead camshafts) 2 trục cam phía trên xi-lanh.
- DSG (direct shift gearbox) Hộp điều tốc luân phiên.
- EBD (electronic brake-force distribution) Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử.
- EDC (electronic damper control) Hệ thống điều chỉnh giảm âm điện tử.
- EFI (electronic fuel Injection) Hệ thống phun xăng điện tử.
- ESP (electronic stability program) Hệ thống tự động cân bằng điện tử.
- Hatchback Kiểu sedan có khoang hành lý thu gọn vào trong ca-bin, cửa lật phía sau vát thẳng từ đèn hậu lên nóc ca-bin với bản lề mở lên phía trên.
- Hard-top Kiểu xe mui kim loại cứng không có khung đứng giữa 2 cửa trước và sau.
- Hybrid Kiểu xe có phần động lực được thiết kế kết hợp từ 2 dạng máy trở lên. Ví dụ: xe ôtô xăng-điện, xe đạp máy... iDrive Hệ thống điều khiển điện tử trung tâm.
- IOE (intake over exhaust) Van nạp nằm phía trên van xả.
- Minivan Kiểu hatchback có ca-bin kéo dài trùm ca-pô, có từ 6 đến 8 chỗ.
- OHV (overhead valves) Trục cam nằm dưới và tác động vào van qua các tay đòn.
- Pikup Kiểu xe hơi 4 chỗ có thùng chở hàng rời phía sau ca-bin (xe bán tải)
- Roadster Kiểu xe coupe mui trần và chỉ có 2 chỗ ngồi. Sedan Loại xe hòm kính 4 cửa, ca-pô và khoang hành lý thấp hơn ca-bin.
- SOHC (single overhead camshafts) Trục cam đơn trên đầu xi-lanh.
- SUV (sport utility vehicle) Kiểu xe thể thao đa chức năng, hầu hết được thiết kế chủ động 4 bánh và có thể vượt những địa hình xấu.
- SV (side valves) Sơ đồ thiết kế van nghiêng bên sườn.
- Turbo Thiết kế tăng áp của động cơ.
- Turbodiesel Động cơ diesel có thiết kế tăng áp.
- Universal Kiểu sedan có ca-bin kéo dài liền với khoang hành lý. Van Xe hòm chở hàng.
- VSC (vehicle skid control) Hệ thống kiểm soát tình trạng trượt bánh xe.
- VVT-i (variable valve timing with intelligence) Hệ thống điều khiển van nạp nhiên liệu biến thiên thông minh.
- i - VTEC (Variable valve Timing and lift Electronic Control intelligence)
Thank! rướt hay.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top