Game show nhảm 'đại chiến' trên truyền hình
Đủ các thể loại game show, chương trình giải trí nhạt và nhảm đang 'đại chiến' trên sóng truyền hình.
Câu hỏi trong game show Trí khôn ta đây khiến khán giả 'hú hồn' vì ẩn ý dung tục
Từ vô duyên đến phản cảm
Mới đây, trong tập phát sóng tối chủ nhật cuối tháng 7 của chương trình Kỳ tài thách đấu (phát trên HTV7), không biết màn thử thách đứng trên máy rung để hát (như karaoke chấm điểm) của các nghệ sĩ tham gia: Hari Won, Lâm Vỹ Dạ, Mạc Văn Khoa… “gây cười” được bao nhiêu người, song phần thi hát không ra hát, hài chẳng ra hài này của các đội có lẽ đúng như lời của Mạc Văn Khoa sau khi hoàn thành tiết mục của đội mình: “Cảm ơn mọi người đã chịu đựng lắng nghe”.
Trước đó, nhiều số của chương trình này cũng bị khán giả phản ứng bởi các tiểu phẩm hài nhạt, những màn đối thoại vô thưởng vô phạt, những cú “chọc cười” bằng cách “vô tình mà cố ý” lôi chuyện tế nhị của cá nhân nghệ sĩ vào cuộc chơi, lẫn những câu hỏi khó đỡ vẫn thường xuyên xuất hiện trên sóng truyền hình.
Ở game show Trí khôn ta đây (HTV7), người xem từng một phen “hú hồn” khi MC Sam đặt câu hỏi với người chơi: “Cái gì nằm giữa chân của người đàn ông?”. Sau khi một thí sinh trả lời là… đáy quần, MC “vặn vẹo”: “Lỡ người đàn ông đó không mặc quần thì sao, vì có lúc họ không mặc quần?”. Đến khi người chơi thua cuộc, đáp án từ MC là… 2 mắt cá chân (!). Chương trình Vợ chồng son (HTV) gần đây có nhiều tập bị phản ứng dữ dội khi khai thác quá đà chuyện phòng the của cặp vợ chồng từng là cha và con gái nuôi cũng như chuyện giường chiếu của các cặp thí sinh tham gia. Còn nhớ, cách đây không lâu, Kèo này ai thắng (VTV3) gây phản ứng dữ dội từ phía khán giả khi phát hình ảnh cô gái ngậm củ cải với góc quay vô cùng nhạy cảm.
Chương trình Quý ông đại chiến (phát trên VTV3) đã thực hiện đến mùa thứ 3, nhưng đến giờ nhiều người vẫn không hiểu rõ mục đích của chương trình là gì. Ở đó, người chơi nam có ngoại hình ưa nhìn được lựa chọn tham gia những “cuộc chiến” nhằm chiếm lấy số phiếu bình chọn của các chị em, người không được chọn sẽ bị đẩy xuống hồ bơi…
Trách nhiệm của nhà đài
Hầu hết những game show, chương trình trên truyền hình hiện nay đều muốn có rating (tỷ lệ người xem) cao, để hút nhiều quảng cáo. Nhiều nhà sản xuất ra sức làm những chương trình nhảm nhí cố gây cười hay tạo ra những trò lố, hình ảnh giật gân… và xem đó như “chiêu” để hút sự chú ý.
“Nhiều người cho rằng cứ làm những game show mang tính giáo dục, nhân văn thì không thu được quảng cáo. Đó là những suy nghĩ có phần sai lầm và đơn giản”, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần nhìn nhận. Ông Phần lấy ví dụ game show Hà Nội 36 phố phường (tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Hà Nội) do ông viết format và sản xuất từng nhận được sự tài trợ lẫn quảng cáo.
Theo đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, có một vấn đề là hiện nay đa phần các game show, chương trình trên truyền hình đều mua bản quyền format nước ngoài, sau đó được Việt hóa, nhưng việc Việt hóa không đến nơi đến chốn. Nguyên nhân là do còn có ít người dựng được format game show, chương trình của Việt Nam. “Các đài truyền hình hay các nhà sản xuất cần có những đội ngũ được đào tạo chuyên nghiệp về dựng format game show, chương trình. Từ đó mới tạo dựng được những game show, chương trình gắn với đời sống, xã hội Việt Nam”, ông nói.
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cũng cho rằng các đài truyền hình, những đơn vị quản lý cần điều chỉnh, định hướng trong việc phát sóng chương trình, game show. Chẳng hạn các đài cần cân đối giữa số lượng game show, chương trình mua bản quyền nước ngoài và game show, chương trình thuần Việt, cũng như định hướng nội dung, hay tỷ lệ thể loại của các sản phẩm này trên sóng.
Có thể thấy những câu hỏi tào lao, mập mờ, hành động chứa những ẩn ý, còn nghệ sĩ hay người chơi bị cuốn vào vòng xoáy bằng mọi giá phải gây cười cho người xem…, tất cả vẫn có khả năng kiểm soát được vì các game show hay chương trình truyền hình giải trí không phát sóng trực tiếp.
“Nếu nghệ sĩ diễn phô, thí sinh chơi lố thì có đạo diễn kiểm soát, đạo diễn bỏ qua thì nhà sản xuất phải cân nhắc, mà nhà sản xuất lơ là nhằm mục đích giật gân câu khách thì nhà đài - đơn vị duyệt cuối cùng trước khi phát sóng cũng cần phải có ê kíp thẩm định, chứ không thể nào buông lỏng và để những “hạt sạn” nhảm nhí, thậm chí dung tục như vậy lên truyền hình”, một nhà sản xuất nhìn nhận.
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cũng nói đến trách nhiệm kiểm soát nội dung của các nhà đài. “Với những game show, chương trình không phát trực tiếp thì khi sản xuất, nhà đài hoàn toàn có thể chỉ đạo, hạn chế những thứ nhạt, nhảm, phản cảm… Trò nào cũng có thể chơi được nhưng chơi như thế nào, làm như thế nào mà thôi”, ông bày tỏ.
Đủ các thể loại game show, chương trình giải trí nhạt và nhảm đang 'đại chiến' trên sóng truyền hình.
Câu hỏi trong game show Trí khôn ta đây khiến khán giả 'hú hồn' vì ẩn ý dung tục
Từ vô duyên đến phản cảm
Mới đây, trong tập phát sóng tối chủ nhật cuối tháng 7 của chương trình Kỳ tài thách đấu (phát trên HTV7), không biết màn thử thách đứng trên máy rung để hát (như karaoke chấm điểm) của các nghệ sĩ tham gia: Hari Won, Lâm Vỹ Dạ, Mạc Văn Khoa… “gây cười” được bao nhiêu người, song phần thi hát không ra hát, hài chẳng ra hài này của các đội có lẽ đúng như lời của Mạc Văn Khoa sau khi hoàn thành tiết mục của đội mình: “Cảm ơn mọi người đã chịu đựng lắng nghe”.
Trước đó, nhiều số của chương trình này cũng bị khán giả phản ứng bởi các tiểu phẩm hài nhạt, những màn đối thoại vô thưởng vô phạt, những cú “chọc cười” bằng cách “vô tình mà cố ý” lôi chuyện tế nhị của cá nhân nghệ sĩ vào cuộc chơi, lẫn những câu hỏi khó đỡ vẫn thường xuyên xuất hiện trên sóng truyền hình.
Ở game show Trí khôn ta đây (HTV7), người xem từng một phen “hú hồn” khi MC Sam đặt câu hỏi với người chơi: “Cái gì nằm giữa chân của người đàn ông?”. Sau khi một thí sinh trả lời là… đáy quần, MC “vặn vẹo”: “Lỡ người đàn ông đó không mặc quần thì sao, vì có lúc họ không mặc quần?”. Đến khi người chơi thua cuộc, đáp án từ MC là… 2 mắt cá chân (!). Chương trình Vợ chồng son (HTV) gần đây có nhiều tập bị phản ứng dữ dội khi khai thác quá đà chuyện phòng the của cặp vợ chồng từng là cha và con gái nuôi cũng như chuyện giường chiếu của các cặp thí sinh tham gia. Còn nhớ, cách đây không lâu, Kèo này ai thắng (VTV3) gây phản ứng dữ dội từ phía khán giả khi phát hình ảnh cô gái ngậm củ cải với góc quay vô cùng nhạy cảm.
Chương trình Quý ông đại chiến (phát trên VTV3) đã thực hiện đến mùa thứ 3, nhưng đến giờ nhiều người vẫn không hiểu rõ mục đích của chương trình là gì. Ở đó, người chơi nam có ngoại hình ưa nhìn được lựa chọn tham gia những “cuộc chiến” nhằm chiếm lấy số phiếu bình chọn của các chị em, người không được chọn sẽ bị đẩy xuống hồ bơi…
Chương trình Quý ông đại chiến với những “cuộc chiến” không hiểu nhằm mục đích gì ẢNH: T.L |
Hầu hết những game show, chương trình trên truyền hình hiện nay đều muốn có rating (tỷ lệ người xem) cao, để hút nhiều quảng cáo. Nhiều nhà sản xuất ra sức làm những chương trình nhảm nhí cố gây cười hay tạo ra những trò lố, hình ảnh giật gân… và xem đó như “chiêu” để hút sự chú ý.
“Nhiều người cho rằng cứ làm những game show mang tính giáo dục, nhân văn thì không thu được quảng cáo. Đó là những suy nghĩ có phần sai lầm và đơn giản”, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần nhìn nhận. Ông Phần lấy ví dụ game show Hà Nội 36 phố phường (tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Hà Nội) do ông viết format và sản xuất từng nhận được sự tài trợ lẫn quảng cáo.
Theo đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, có một vấn đề là hiện nay đa phần các game show, chương trình trên truyền hình đều mua bản quyền format nước ngoài, sau đó được Việt hóa, nhưng việc Việt hóa không đến nơi đến chốn. Nguyên nhân là do còn có ít người dựng được format game show, chương trình của Việt Nam. “Các đài truyền hình hay các nhà sản xuất cần có những đội ngũ được đào tạo chuyên nghiệp về dựng format game show, chương trình. Từ đó mới tạo dựng được những game show, chương trình gắn với đời sống, xã hội Việt Nam”, ông nói.
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cũng cho rằng các đài truyền hình, những đơn vị quản lý cần điều chỉnh, định hướng trong việc phát sóng chương trình, game show. Chẳng hạn các đài cần cân đối giữa số lượng game show, chương trình mua bản quyền nước ngoài và game show, chương trình thuần Việt, cũng như định hướng nội dung, hay tỷ lệ thể loại của các sản phẩm này trên sóng.
Có thể thấy những câu hỏi tào lao, mập mờ, hành động chứa những ẩn ý, còn nghệ sĩ hay người chơi bị cuốn vào vòng xoáy bằng mọi giá phải gây cười cho người xem…, tất cả vẫn có khả năng kiểm soát được vì các game show hay chương trình truyền hình giải trí không phát sóng trực tiếp.
“Nếu nghệ sĩ diễn phô, thí sinh chơi lố thì có đạo diễn kiểm soát, đạo diễn bỏ qua thì nhà sản xuất phải cân nhắc, mà nhà sản xuất lơ là nhằm mục đích giật gân câu khách thì nhà đài - đơn vị duyệt cuối cùng trước khi phát sóng cũng cần phải có ê kíp thẩm định, chứ không thể nào buông lỏng và để những “hạt sạn” nhảm nhí, thậm chí dung tục như vậy lên truyền hình”, một nhà sản xuất nhìn nhận.
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cũng nói đến trách nhiệm kiểm soát nội dung của các nhà đài. “Với những game show, chương trình không phát trực tiếp thì khi sản xuất, nhà đài hoàn toàn có thể chỉ đạo, hạn chế những thứ nhạt, nhảm, phản cảm… Trò nào cũng có thể chơi được nhưng chơi như thế nào, làm như thế nào mà thôi”, ông bày tỏ.