Hầu như chỉ miền bắc có tục này, miền nam họ cũng ko cải táng, các nước cũng ko kể cả tàu, vậy thì tục ấy ở đâu mà ra? Em gúc mà chưa thật hiểu, chỉ tìm thấy viết như này có vẻ tin được:
Tục cải táng khởi nguồn từ thời Bắc thuộc khi quan lại và thương lái TQ chết tại Nam mà gia đình có nhu cầu đưa xương cốt về chính quốc. Về sau thành lệ và thành phong tục bởi: khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài; vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng; các nhà địa lý,thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng; những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng hay thấy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ.
Nếu đúng vậy thì sao ko bỏ được?
Tục cải táng khởi nguồn từ thời Bắc thuộc khi quan lại và thương lái TQ chết tại Nam mà gia đình có nhu cầu đưa xương cốt về chính quốc. Về sau thành lệ và thành phong tục bởi: khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài; vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng; các nhà địa lý,thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng; những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng hay thấy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ.
Nếu đúng vậy thì sao ko bỏ được?