[Funland] Cái giá làm trồi non .... lớn thành củi hay ko? Ko ít (^^)

Bankho

Xe tăng
Biển số
OF-520204
Ngày cấp bằng
7/7/17
Số km
1,437
Động cơ
191,439 Mã lực
Tuổi
38
Kbnn thì nhiêu? Gọi cả nhà thầu lên gặp...xong ngoài chị ra còn có phần lãnh đạo cấp trưởng, phó và trưởng kế toán....MK! Tôi mà là trộm thì cứ phòng lãnh đạo Kho thóc mad hỏi thăm dịp cuối năm. Bao ăn bẫm!!!
Hình như có mấy vụ khoắng phòng lãnh đạo lên báo ruid mà cụ
 

chichihua

Xe buýt
Biển số
OF-354522
Ngày cấp bằng
12/2/15
Số km
554
Động cơ
271,112 Mã lực
thả gà ra đuổi thôi cụ, thằng bán thì ko lộ mặt mà thằng cầm tiền ko biết tầm thế nào, may hơn khôn mà khôn nhất thì ko mua. Khốn nỗi chả ai khôn cả, buồn vãi.
 

butchikim

Xe ba gác
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
24,600
Động cơ
22,904 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Hwa thằng e họ sang vay xiền, hỏi nó làm gì? Nó bẩu: e xin đc làm hợp đồng vào ban ở TP mất 1 lít. Mày điên à? Éo đắt thế. E rút alo hỏi vài chỗ thân quen. Cụp máy lắc đầu, giá cả leo thang thật, cái tỉnh miền núi éo kém đồng bằng.
Tìm hiểu thêm 1 chút thì làm chính thức ở:
Tôm tép như
cầm phấn: 2-3 lít (ko tính TP)
Vchức quèn: 3 lít( nếu có QHe ko thì ít phải Thsi)
Cơ mà giá ở cơ sở xã phường trong tp còn đắt hơn tuyến trên mới sợ.
Qltt tầm 8 lít
K tế xanh ngoài COCC tầm tỏi hai
Quan biển 2 tỏi ko nói nhiều
Mua rau ngoài chợ còn đc trả giá.
Có những thứ hàng vài tỏi cấm trả giá đồng nào mà còn phải nhanh mà chớp ko thì mất c hội.
Chính ra cứ đi buôn, chịu khó vỗ béo đàn vịt tý lại yên thân, cây thành củi vào lò ta lại trồng cây khác, đỡ liên quan, mệt ng.

Rẻ thế...nghe xai xai :-??
 

DONGVN

Xe tải
Biển số
OF-595178
Ngày cấp bằng
18/10/18
Số km
355
Động cơ
133,844 Mã lực
Tuổi
52
Hình như có mấy vụ khoắng phòng lãnh đạo lên báo ruid mà cụ
Dưng mờ lãnh đạo kho thóc cuối năm mới khẳm. Trần đời ...từ ngày làm nghề (hơn 2 chục năm) giờ mới đc Kho cho gọi. Xong chị bẩu: thế còn của CĐT đâu ..he he!!!thằng cu bên CĐT lại đưa thêm cái bì thư!!! Sung sướng làm sao!. Bị cướp mà vẫn phải ơn huệ đứa cướp tiền của mình.
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
3,916
Động cơ
175,465 Mã lực
Nghe mà nản cái xã hội này quá, bảo sao 153 ông đi Taiwan thì 152 bố trốn
 

isc46x1

Xe tải
Biển số
OF-534221
Ngày cấp bằng
27/9/17
Số km
217
Động cơ
170,545 Mã lực
Thầy cô giáo cũng chạy sấp mặt, bảo sao giáo dục hỏng
 

Gez

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-88862
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
2,417
Động cơ
430,840 Mã lực
THẾ HỆ THỨ BA - Trương Huy San

BCT giới thiệu nhân sự quy hoạch hai năm trước đại hội là một cách làm mới nhưng để kết quả không như cũ thì Đảng phải công khai ngay danh sách cho dân giám sát.

Nếu "nhà nước thực sự là của dân" như Đảng tuyên bố thì nhân sự không phải là công việc nội bộ của Đảng. Phần lớn trong 200 con người được quy hoạch đó đang hoặc sẽ nắm giữ những quyền lực then chốt nhất của nhân dân. Nên nhớ là những Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Đinh La Thăng, Tất Thành Cang... đều được quy hoạch từ rất sớm.

Nhưng bản chất của "quy hoạch” vẫn là sự lựa chọn của các bậc cha chú. Ông Võ Văn Kiệt thường nói, "Lãnh đạo phải hơn người khác một cái đầu; nhưng khi không hơn người khác, họ thường có khuynh hướng chọn người kém mình một cái đầu". Bộ máy cũ không những đẻ ra chính nó mà còn đẻ ra một thế hệ kế tục kém xa hơn nó. Đó là kết quả sinh sản của những cuộc hôn nhân cận huyết.

Hơn 70 năm qua đã có 3 thế hệ nắm quyền, cả ba thế hệ đều không có vai trò của dân thông qua những thiết chế thực quyền.

Thế hệ các bậc "công thần khai chế độ", bao gồm những người cho dù xuất thân là vô sản, giang hồ hay trí thức, thì cũng đều là những người có khát vọng. Lựa chọn của họ có thể quăng quật đất nước qua biết bao tao loạn nhưng tham vọng của họ không tủn mủn như vàng bạc hay chức tước cho vợ con. Họ biết chuẩn bị một thế hệ kế tục "con đường" của mình.

Thế hệ được lựa chọn này có thể tính từ Phan Văn Khải, Nguyễn Đình Lộc, Đậu Ngọc Xuân... và những người tiếp theo như Đỗ Quốc Sam, Vũ Khoan, Trần Xuân Giá, Võ Hồng Phúc... Họ hoặc là có nguồn gốc trí thức hoặc được Đảng cho ăn học nhưng vẫn mang khí chất của những người trí thức.

Cho dù được chuẩn bị để "kế tục sự nghiệp", nhưng khi họ cầm quyền cũng là khi Liên Xô sụp đổ. Nhiều người trong số họ tự giải phóng đầu óc mình ra khỏi tình trạng "bị cầm tù trong sự giáo điều". Dù nhiều người không hẳn là liêm khiết, khí chất kẻ sỹ vẫn giúp họ đặt khát vọng quốc gia, dân tộc cao hơn lợi ích cá nhân. Chính họ nhìn thấy sự lầm than chủ yếu vì "lỗi hệ thống" chứ không đổ cho chiến tranh, chia cắt.

Họ khôn ngoan cài cắm các khái niệm tích cực vào các văn kiện, rồi mềm dẻo "thể chế hoá" chúng. Hiến pháp 1992, Luật Đất Đai 1993, Luật Doanh Nghiệp 1999..., những chính sách mang dấu ấn của họ, đã thiết lập các hành lang pháp lý để VN có thể đặt chân đến cánh cửa của kinh tế thị trường. Họ là thế hệ thấu hiểu mô hình Xô - Viết, chính họ đã khôn ngoan biến công cuộc đổi mới của Đảng (từ 1986) - khởi xướng bởi những người từng là con đẻ của Xô - Viết - trở thành một công cuộc từng bước đưa VN thoát khỏi mô hình Xô - Viết.

Tiếc thay, họ thường nghiêng về kỹ trị hơn là chính trị. Họ thua ngay những người gần như cùng thời với mình như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng...

Thế hệ thứ Ba, không phải không còn những người có khí chất, biết giữ gìn. Tuy nhiên, những người còn chút lòng với đất nước này nhanh chóng bị đẩy vào nhóm thiểu số. Nguyên tắc "tập trung dân chủ" từng tập trung vào tay Tổng bí thư, trong hai nhiệm kỳ gần như nằm trong tay Nguyễn Tấn Dũng.

Nguyễn Tấn Dũng được cơ cấu vào dự khuyết Trung ương năm 1986, khi đang là Bí thư Hà Tiên. Chẳng phải Võ Văn Kiệt, hay Lê Đức Anh mà chính học thuyết "pháo đài cấp huyện" của Lê Duẩn đã chọn ông, một người chẳng tài cán, chưa công lao, như đã chọn Nguyễn Thị Xuân Mỹ (Quận Lê Chân, Hải Phòng), Trương Mỹ Hoa (Tân Bình)... Cơ hội thực sự của Nguyễn Tấn Dũng là được đón Lê Đức Anh tới thăm Kiên Giang vào ngày 5-5-1993. Chỉ mấy tháng sau, Ba Dũng được đưa ra làm thứ trưởng Bộ Nội Vụ thay thế Tướng Võ Viết Thanh, trong một ý đồ nắm Bộ sức mạnh này của Lê Đức Anh.

Ai từng biết Ba Dũng trước khi ông ta lên Thủ tướng thì mới thấy đó là một con người hoàn toàn khác, thân thiện với đồng sự; ngoan ngoãn, nhất mực vâng lời các cha chú Anh - Kiệt - Mười. Võ Văn Kiệt thích Ba Dũng vì tính quyết đoán. Đỗ Mười chọn ông ta vì "con liệt sỹ, lại đã kinh qua chiến đấu, kiên định vững vàng". Ông Võ Văn Kiệt nhận ra con người Ba Dũng ngay sau một năm ông ta trở thành Thủ tướng. Tam nhân chọn lựa nhưng chỉ có Lê Đức Anh là đứng rất lâu sau lưng Ba Dũng.

Hai thập niên ông tướng này bảo vệ đất quân đội cũng vì quyền lực; rồi chính ông để cho Ba Dũng, Phùng Quang Thanh... chia chác đất quân đội cũng vì tiếp tục muốn có ảnh hưởng quyền lực. Trước Đại hội, khi sức đã tàn ông Tướng vẫn còn can thiệp để giữ "anh Ba" ở lại.

Điểm nổi bật của "thế hệ thứ Ba" là hiểu biết rất "ba chớp ba nhoáng" về mô hình Xô - Viết nhưng lại cầm quyền vào thời điểm quyền lực rất có màu. Những người tôn thờ tiền bạc nhất lại rất giỏi nói những lời có cánh về "định hướng". Họ tăng trưởng nhanh dưới thời Ba Dũng. Họ không chỉ tự tha hoá mình về mặt con người, mà còn làm vô hiệu các nỗ lực cải cách thể chế của những người tiền nhiệm. Giai đoạn sau 2006, Việt Nam thay vì có thể vững chắc đi đến thị trường, con đường tích tụ tư bản của các doanh nghiệp phần lớn bị đặt ở sân sau, hoang dã.

Đúng là lỗi hệ thống nhưng chính những người như Nguyễn Tấn Dũng đã chung chạ bừa bãi với phần lăng loàn nhất của thể chế để "đẻ" ra những Đinh La Thăng, Bắc Hà, Phan Văn Vĩnh... và "khối doanh nghiệp sân sau". Tất Thành Cang không chỉ nằm trong số đó mà còn là truyền nhân nguy hiểm nhất. Cang không chỉ giỏi ton hót Lê Thanh Hải, Nguyễn Tấn Dũng... mà còn chơi trong nhóm các cậu ấm Nguyễn Thanh Nghị, Lê Trương Hải Hiếu... Người dân Sài Gòn không phải không biết Cang là ai. Vấn đề là quy trình cán bộ đưa Cang lên nắm quyền không có vai trò của các đảng viên tử tế, đừng nói chi vai trò của dân.

Đội ngũ lãnh đạo đất nước này phần lớn được lựa chọn trong mười năm qua; nhung nhúc "những đứa con cận huyết". Họ chỉ kém sự du côn của Cang và không được vẫy vùng trong lãnh địa của "anh Hai". Các quy trình đã từng đưa họ lên, khi có cơ hội sẽ đưa họ thành Cang, thành Thăng, thành Vĩnh...

Cả ba thế hệ đều đã lệ thuộc rất nhiều vào cá nhân, thế hệ nào cũng không tránh được sự tha hoá. Đừng để "thế hệ thứ Ba" khi có cơ hội lại đưa đất nước quay lại "thời kỳ Ba Dũng". Phải để những kẻ tha hoá biết sợ dân, sợ thể chế chứ không chỉ sợ một người; phải để cây thành rừng, thành gỗ chứ không chỉ thành củi. Dân chúng hân hoan khi thấy bọn tham nhũng bị tống vào tù; nhưng dân chúng cần có đủ niềm tin vào thể chế để tìm cảm hứng phát triển ngay cả khi "lò" tắt.
 

Bankho

Xe tăng
Biển số
OF-520204
Ngày cấp bằng
7/7/17
Số km
1,437
Động cơ
191,439 Mã lực
Tuổi
38
THẾ HỆ THỨ BA - Trương Huy San

BCT giới thiệu nhân sự quy hoạch hai năm trước đại hội là một cách làm mới nhưng để kết quả không như cũ thì Đảng phải công khai ngay danh sách cho dân giám sát.

Nếu "nhà nước thực sự là của dân" như Đảng tuyên bố thì nhân sự không phải là công việc nội bộ của Đảng. Phần lớn trong 200 con người được quy hoạch đó đang hoặc sẽ nắm giữ những quyền lực then chốt nhất của nhân dân. Nên nhớ là những Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Đinh La Thăng, Tất Thành Cang... đều được quy hoạch từ rất sớm.

Nhưng bản chất của "quy hoạch” vẫn là sự lựa chọn của các bậc cha chú. Ông Võ Văn Kiệt thường nói, "Lãnh đạo phải hơn người khác một cái đầu; nhưng khi không hơn người khác, họ thường có khuynh hướng chọn người kém mình một cái đầu". Bộ máy cũ không những đẻ ra chính nó mà còn đẻ ra một thế hệ kế tục kém xa hơn nó. Đó là kết quả sinh sản của những cuộc hôn nhân cận huyết.

Hơn 70 năm qua đã có 3 thế hệ nắm quyền, cả ba thế hệ đều không có vai trò của dân thông qua những thiết chế thực quyền.

Thế hệ các bậc "công thần khai chế độ", bao gồm những người cho dù xuất thân là vô sản, giang hồ hay trí thức, thì cũng đều là những người có khát vọng. Lựa chọn của họ có thể quăng quật đất nước qua biết bao tao loạn nhưng tham vọng của họ không tủn mủn như vàng bạc hay chức tước cho vợ con. Họ biết chuẩn bị một thế hệ kế tục "con đường" của mình.

Thế hệ được lựa chọn này có thể tính từ Phan Văn Khải, Nguyễn Đình Lộc, Đậu Ngọc Xuân... và những người tiếp theo như Đỗ Quốc Sam, Vũ Khoan, Trần Xuân Giá, Võ Hồng Phúc... Họ hoặc là có nguồn gốc trí thức hoặc được Đảng cho ăn học nhưng vẫn mang khí chất của những người trí thức.

Cho dù được chuẩn bị để "kế tục sự nghiệp", nhưng khi họ cầm quyền cũng là khi Liên Xô sụp đổ. Nhiều người trong số họ tự giải phóng đầu óc mình ra khỏi tình trạng "bị cầm tù trong sự giáo điều". Dù nhiều người không hẳn là liêm khiết, khí chất kẻ sỹ vẫn giúp họ đặt khát vọng quốc gia, dân tộc cao hơn lợi ích cá nhân. Chính họ nhìn thấy sự lầm than chủ yếu vì "lỗi hệ thống" chứ không đổ cho chiến tranh, chia cắt.

Họ khôn ngoan cài cắm các khái niệm tích cực vào các văn kiện, rồi mềm dẻo "thể chế hoá" chúng. Hiến pháp 1992, Luật Đất Đai 1993, Luật Doanh Nghiệp 1999..., những chính sách mang dấu ấn của họ, đã thiết lập các hành lang pháp lý để VN có thể đặt chân đến cánh cửa của kinh tế thị trường. Họ là thế hệ thấu hiểu mô hình Xô - Viết, chính họ đã khôn ngoan biến công cuộc đổi mới của Đảng (từ 1986) - khởi xướng bởi những người từng là con đẻ của Xô - Viết - trở thành một công cuộc từng bước đưa VN thoát khỏi mô hình Xô - Viết.

Tiếc thay, họ thường nghiêng về kỹ trị hơn là chính trị. Họ thua ngay những người gần như cùng thời với mình như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng...

Thế hệ thứ Ba, không phải không còn những người có khí chất, biết giữ gìn. Tuy nhiên, những người còn chút lòng với đất nước này nhanh chóng bị đẩy vào nhóm thiểu số. Nguyên tắc "tập trung dân chủ" từng tập trung vào tay ***********, trong hai nhiệm kỳ gần như nằm trong tay Nguyễn Tấn Dũng.

Nguyễn Tấn Dũng được cơ cấu vào dự khuyết Trung ương năm 1986, khi đang là Bí thư Hà Tiên. Chẳng phải Võ Văn Kiệt, hay Lê Đức Anh mà chính học thuyết "pháo đài cấp huyện" của Lê Duẩn đã chọn ông, một người chẳng tài cán, chưa công lao, như đã chọn Nguyễn Thị Xuân Mỹ (Quận Lê Chân, Hải Phòng), Trương Mỹ Hoa (Tân Bình)... Cơ hội thực sự của Nguyễn Tấn Dũng là được đón Lê Đức Anh tới thăm Kiên Giang vào ngày 5-5-1993. Chỉ mấy tháng sau, Ba Dũng được đưa ra làm ********** Bộ Nội Vụ thay thế Tướng Võ Viết Thanh, trong một ý đồ nắm Bộ sức mạnh này của Lê Đức Anh.

Ai từng biết Ba Dũng trước khi ông ta lên ********* thì mới thấy đó là một con người hoàn toàn khác, thân thiện với đồng sự; ngoan ngoãn, nhất mực vâng lời các cha chú Anh - Kiệt - Mười. Võ Văn Kiệt thích Ba Dũng vì tính quyết đoán. Đỗ Mười chọn ông ta vì "con liệt sỹ, lại đã kinh qua chiến đấu, kiên định vững vàng". Ông Võ Văn Kiệt nhận ra con người Ba Dũng ngay sau một năm ông ta trở thành *********. Tam nhân chọn lựa nhưng chỉ có Lê Đức Anh là đứng rất lâu sau lưng Ba Dũng.

Hai thập niên ông tướng này bảo vệ đất quân đội cũng vì quyền lực; rồi chính ông để cho Ba Dũng, Phùng Quang Thanh... chia chác đất quân đội cũng vì tiếp tục muốn có ảnh hưởng quyền lực. Trước Đại hội, khi sức đã tàn ông Tướng vẫn còn can thiệp để giữ "anh Ba" ở lại.

Điểm nổi bật của "thế hệ thứ Ba" là hiểu biết rất "ba chớp ba nhoáng" về mô hình Xô - Viết nhưng lại cầm quyền vào thời điểm quyền lực rất có màu. Những người tôn thờ tiền bạc nhất lại rất giỏi nói những lời có cánh về "định hướng". Họ tăng trưởng nhanh dưới thời Ba Dũng. Họ không chỉ tự tha hoá mình về mặt con người, mà còn làm vô hiệu các nỗ lực cải cách thể chế của những người tiền nhiệm. Giai đoạn sau 2006, Việt Nam thay vì có thể vững chắc đi đến thị trường, con đường tích tụ tư bản của các doanh nghiệp phần lớn bị đặt ở sân sau, hoang dã.

Đúng là lỗi hệ thống nhưng chính những người như Nguyễn Tấn Dũng đã chung chạ bừa bãi với phần lăng loàn nhất của thể chế để "đẻ" ra những Đinh La Thăng, Bắc Hà, Phan Văn Vĩnh... và "khối doanh nghiệp sân sau". Tất Thành Cang không chỉ nằm trong số đó mà còn là truyền nhân nguy hiểm nhất. Cang không chỉ giỏi ton hót Lê Thanh Hải, Nguyễn Tấn Dũng... mà còn chơi trong nhóm các cậu ấm Nguyễn Thanh Nghị, Lê Trương Hải Hiếu... Người dân Sài Gòn không phải không biết Cang là ai. Vấn đề là quy trình cán bộ đưa Cang lên nắm quyền không có vai trò của các đảng viên tử tế, đừng nói chi vai trò của dân.

Đội ngũ lãnh đạo đất nước này phần lớn được lựa chọn trong mười năm qua; nhung nhúc "những đứa con cận huyết". Họ chỉ kém sự du côn của Cang và không được vẫy vùng trong lãnh địa của "anh Hai". Các quy trình đã từng đưa họ lên, khi có cơ hội sẽ đưa họ thành Cang, thành Thăng, thành Vĩnh...

Cả ba thế hệ đều đã lệ thuộc rất nhiều vào cá nhân, thế hệ nào cũng không tránh được sự tha hoá. Đừng để "thế hệ thứ Ba" khi có cơ hội lại đưa đất nước quay lại "thời kỳ Ba Dũng". Phải để những kẻ tha hoá biết sợ dân, sợ thể chế chứ không chỉ sợ một người; phải để cây thành rừng, thành gỗ chứ không chỉ thành củi. Dân chúng hân hoan khi thấy bọn tham nhũng bị tống vào tù; nhưng dân chúng cần có đủ niềm tin vào thể chế để tìm cảm hứng phát triển ngay cả khi "lò" tắt.
Bài của cụ đáng ngẫm thật
 

Bankho

Xe tăng
Biển số
OF-520204
Ngày cấp bằng
7/7/17
Số km
1,437
Động cơ
191,439 Mã lực
Tuổi
38
Dưng mờ lãnh đạo kho thóc cuối năm mới khẳm. Trần đời ...từ ngày làm nghề (hơn 2 chục năm) giờ mới đc Kho cho gọi. Xong chị bẩu: thế còn của CĐT đâu ..he he!!!thằng cu bên CĐT lại đưa thêm cái bì thư!!! Sung sướng làm sao!. Bị cướp mà vẫn phải ơn huệ đứa cướp tiền của mình.
Ko đưa thì chị thay, chị ngáng ... tự hiểu nhá
 

Carfzzs

Xe tải
Biển số
OF-525136
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
331
Động cơ
176,290 Mã lực
Nơi ở
Em nhận sơn, sửa chữa nhà ở, chung cư
Hwa thằng e họ sang vay xiền, hỏi nó làm gì? Nó bẩu: e xin đc làm hợp đồng vào ban ở TP mất 1 lít. Mày điên à? Éo đắt thế. E rút alo hỏi vài chỗ thân quen. Cụp máy lắc đầu, giá cả leo thang thật, cái tỉnh miền núi éo kém đồng bằng.
Tìm hiểu thêm 1 chút thì làm chính thức ở:
Tôm tép như
cầm phấn: 2-3 lít (ko tính TP)
Vchức quèn: 3 lít( nếu có QHe ko thì ít phải Thsi)
Cơ mà giá ở cơ sở xã phường trong tp còn đắt hơn tuyến trên mới sợ.
Qltt tầm 8 lít
K tế xanh ngoài COCC tầm tỏi hai
Quan biển 2 tỏi ko nói nhiều
Mua rau ngoài chợ còn đc trả giá.
Có những thứ hàng vài tỏi cấm trả giá đồng nào mà còn phải nhanh mà chớp ko thì mất c hội.
Chính ra cứ đi buôn, chịu khó vỗ béo đàn vịt tý lại yên thân, cây thành củi vào lò ta lại trồng cây khác, đỡ liên quan, mệt ng.
gõ code mệt phết cụ ơ
 

Trác Mộ Thu

Xe điện
Biển số
OF-448126
Ngày cấp bằng
24/8/16
Số km
4,577
Động cơ
255,610 Mã lực
Tuổi
47
Em vẫn éo hiểu sao người dân lại è cổ nuôi hai hệ thống song song mà chỉ làm một việc?
Cụ nhầm nhá.
1 hệ thống đẹo làm gì, noá chỉ cho chủ cmn trương 1 cách rất mơ hồ và xa rời thực tế.
Đúng là nuôi báo cô.
 

X_man005

Xe buýt
Biển số
OF-296462
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
683
Động cơ
320,142 Mã lực
Chủ tịt, bí thư huyện là giá như đấu thầu nhé ....
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top