Theo các chuyên gia, sử dụng chất phụ gia đổ vào xăng để rửa kim phun điện tử dễ gây tác dụng phụ như ăn mòn những chi tiết bằng cao su.
Hệ thống phun nhiên liệu điện tử EFI được sử dụng phổ biến nhờ dễ khởi động và tiết kiệm. Gần như ngay sau khi vặn chìa khóa, động cơ đã nổ. Ưu điểm này có được là do kim phun phun nhiệu liệu vào xi-lanh một cách trực tiếp và tối ưu hơn rất nhiều so với kiểu chế hòa khí, vốn phải hóa hơi nhiên liệu rồi trộn với không khí trước đưa vào xi-lanh.
Tuy nhiên, việc phun nhiên liệu trực tiếp phải đảm bảo chúng phải được hóa hơi hoàn toàn. Nếu không, nhiên liệu sẽ không cháy khiến xe tốn xăng, xe yếu và ảnh hưởng tới tuổi thọ động cơ. Do vậy, chất lượng của kim phun đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới tính năng của xe.
Kim phun xăng điện tử. Ảnh: Ford.
Kim phun bị bẩn dẫn tới nhiều tác hại. Chẳng hạn như nó sẽ phun nhiên liệu ở hướng này nhiều hơn hướng khác, dẫn tới phân bố không đều trong xi-lanh và gây hiện lượng kích nổ. Thứ hai, lượng nhiên liệu phun không đủ dẫn tới máy yếu. Thứ ba, do có chất bẩn nên nhiên liệu đọng ở đầu kim phun dưới dạng lỏng, lâu ngày trở thành chất rắn trong điều kiện nhiệt độ cao và dẫn tới tắc hoàn toàn.
Một tác hại nữa là với kiểu EFI, khi hòa khí không cháy hết, cảm biến nồng độ oxy ở dòng khí thải sẽ báo về cho máy tính trung tâm biết động cơ đang ở trạng thái thừa oxy. Dựa trên dữ liệu này, máy tính sẽ ra lệnh cho hệ thống tăng lượng nhiên liệu. Như vậy, nếu chỉ một kim phun bị bẩn thì tất cả các xi-lanh còn lại sẽ nhận được nhiều nhiên liệu hơn mức cần thiết. Điều này dẫn tới việc xe tốn xăng (dầu) hơn mức bình thường.
Chất lượng nhiên liệu là một trong những nguyên nhân dẫn tới bẩn kim phun. Thông thường, trước khi tới hệ thống phun, nhiên liệu được bơm từ bình qua một màng lọc. Màng lọc này lọc giữ các hạt bẩn có kích thước từ 10 tới 30 micron (mỗi micron bằng một phần một triệu inch).
Ở tốc độ thấp, lượng nhiên liệu không lớn nên các hạt nhỏ, dưới 10 micron, sẽ lắng xuống dưới dạng kết tủa ở đầu kim phun. Dạng kết tủa này thường được làm sạch bằng cách nhấn hết chân ga khi tăng tốc, do dòng nhiên liệu mạnh sẽ đẩy chúng đi.
Hiện tượng bẩn xảy ra nhiều nhất khi động cơ ngừng hoạt động bởi sẽ có một phần nhiên liệu đọng ở đầu kim phun. Dưới tác động của nhiệt, chúng hóa cốm do thành phần chất nhẹ bay hơi hết, để lại những chất nặng có thành phần tương tự nhựa.
Khi khởi động, cặn này thường bị cuốn hết theo dòng nhiên liệu nhưng đôi khi chúng có cấu trúc đủ lớn để không bị loại, đặc biệt với xăng (dầu) có chất lượng thấp, nhiều thành phần hữu cơ nặng, khó bay hơi.
Để rửa kim phun, các kỹ sư thường sử dụng chất tẩy chuyên dụng. Một vài hãng sản xuất phụ trợ thường sản xuất loại chất rửa đổ vào bình nhiên liệu dưới dạng phụ gia.
Các chuyên gia tại trang Canadiandriver đã thử nghiệm kỹ những chất phụ gia trên nhưng hầu hết vẫn chưa thực sự thuyết phục. Thành phần của các chất rửa chủ yếu là chất có tác dụng hòa tan cặn hữu cơ. Nếu sử dụng không đúng liều lượng, thường quy định thành thể thích cho mỗi bình xăng ở dạng đầu, có thể dẫn tới hiện tượng chất rửa ăn mòn chi tiết cao su trên hệ thống cung cấp nhiên liệu.
Ngoài ra, việc trộn chất phụ gia vào xăng (dầu) chỉ mang yếu tố tâm lý bởi nó có thực sự rửa sạch kim phun hay không rất khó kiểm chứng.
Vì vậy, cách tốt nhất là mang xe tới các cửa hàng dịch vụ. Để xác định bệnh của kim phun, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng bộ đo áp, kiểm tra áp lực bơm. Sau đó, mỗi kim phun được được đặt một áp suất. Nếu các giá trị áp suất giữa các kim gần hoặc bằng nhau, mọi chuyện bình thường, nhưng nếu có sự sai khác thì chắc chắn một trong số các kim phun đã bị bẩn.
Để rửa kim, kỹ thuật viên tháo đường dẫn nhiên liệu (ngay tại vị trí vào động cơ) ra khỏi hệ thống và nối với bình nhiên liệu chứa chất làm sạch. Anh ta cho động cơ nổ trong vài phút để các chất làm sạch phát huy tác dụng. Ngoài rửa kim phun, chất làm sạch còn loại cả cặn bám trên van xả và van nạp.
Kim nào vẫn bị tắc sau khi rửa sẽ được thay ngay, tránh ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống.
Hệ thống phun nhiên liệu điện tử EFI được sử dụng phổ biến nhờ dễ khởi động và tiết kiệm. Gần như ngay sau khi vặn chìa khóa, động cơ đã nổ. Ưu điểm này có được là do kim phun phun nhiệu liệu vào xi-lanh một cách trực tiếp và tối ưu hơn rất nhiều so với kiểu chế hòa khí, vốn phải hóa hơi nhiên liệu rồi trộn với không khí trước đưa vào xi-lanh.
Tuy nhiên, việc phun nhiên liệu trực tiếp phải đảm bảo chúng phải được hóa hơi hoàn toàn. Nếu không, nhiên liệu sẽ không cháy khiến xe tốn xăng, xe yếu và ảnh hưởng tới tuổi thọ động cơ. Do vậy, chất lượng của kim phun đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới tính năng của xe.
Kim phun xăng điện tử. Ảnh: Ford.
Kim phun bị bẩn dẫn tới nhiều tác hại. Chẳng hạn như nó sẽ phun nhiên liệu ở hướng này nhiều hơn hướng khác, dẫn tới phân bố không đều trong xi-lanh và gây hiện lượng kích nổ. Thứ hai, lượng nhiên liệu phun không đủ dẫn tới máy yếu. Thứ ba, do có chất bẩn nên nhiên liệu đọng ở đầu kim phun dưới dạng lỏng, lâu ngày trở thành chất rắn trong điều kiện nhiệt độ cao và dẫn tới tắc hoàn toàn.
Một tác hại nữa là với kiểu EFI, khi hòa khí không cháy hết, cảm biến nồng độ oxy ở dòng khí thải sẽ báo về cho máy tính trung tâm biết động cơ đang ở trạng thái thừa oxy. Dựa trên dữ liệu này, máy tính sẽ ra lệnh cho hệ thống tăng lượng nhiên liệu. Như vậy, nếu chỉ một kim phun bị bẩn thì tất cả các xi-lanh còn lại sẽ nhận được nhiều nhiên liệu hơn mức cần thiết. Điều này dẫn tới việc xe tốn xăng (dầu) hơn mức bình thường.
Chất lượng nhiên liệu là một trong những nguyên nhân dẫn tới bẩn kim phun. Thông thường, trước khi tới hệ thống phun, nhiên liệu được bơm từ bình qua một màng lọc. Màng lọc này lọc giữ các hạt bẩn có kích thước từ 10 tới 30 micron (mỗi micron bằng một phần một triệu inch).
Ở tốc độ thấp, lượng nhiên liệu không lớn nên các hạt nhỏ, dưới 10 micron, sẽ lắng xuống dưới dạng kết tủa ở đầu kim phun. Dạng kết tủa này thường được làm sạch bằng cách nhấn hết chân ga khi tăng tốc, do dòng nhiên liệu mạnh sẽ đẩy chúng đi.
Hiện tượng bẩn xảy ra nhiều nhất khi động cơ ngừng hoạt động bởi sẽ có một phần nhiên liệu đọng ở đầu kim phun. Dưới tác động của nhiệt, chúng hóa cốm do thành phần chất nhẹ bay hơi hết, để lại những chất nặng có thành phần tương tự nhựa.
Khi khởi động, cặn này thường bị cuốn hết theo dòng nhiên liệu nhưng đôi khi chúng có cấu trúc đủ lớn để không bị loại, đặc biệt với xăng (dầu) có chất lượng thấp, nhiều thành phần hữu cơ nặng, khó bay hơi.
Để rửa kim phun, các kỹ sư thường sử dụng chất tẩy chuyên dụng. Một vài hãng sản xuất phụ trợ thường sản xuất loại chất rửa đổ vào bình nhiên liệu dưới dạng phụ gia.
Các chuyên gia tại trang Canadiandriver đã thử nghiệm kỹ những chất phụ gia trên nhưng hầu hết vẫn chưa thực sự thuyết phục. Thành phần của các chất rửa chủ yếu là chất có tác dụng hòa tan cặn hữu cơ. Nếu sử dụng không đúng liều lượng, thường quy định thành thể thích cho mỗi bình xăng ở dạng đầu, có thể dẫn tới hiện tượng chất rửa ăn mòn chi tiết cao su trên hệ thống cung cấp nhiên liệu.
Ngoài ra, việc trộn chất phụ gia vào xăng (dầu) chỉ mang yếu tố tâm lý bởi nó có thực sự rửa sạch kim phun hay không rất khó kiểm chứng.
Vì vậy, cách tốt nhất là mang xe tới các cửa hàng dịch vụ. Để xác định bệnh của kim phun, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng bộ đo áp, kiểm tra áp lực bơm. Sau đó, mỗi kim phun được được đặt một áp suất. Nếu các giá trị áp suất giữa các kim gần hoặc bằng nhau, mọi chuyện bình thường, nhưng nếu có sự sai khác thì chắc chắn một trong số các kim phun đã bị bẩn.
Để rửa kim, kỹ thuật viên tháo đường dẫn nhiên liệu (ngay tại vị trí vào động cơ) ra khỏi hệ thống và nối với bình nhiên liệu chứa chất làm sạch. Anh ta cho động cơ nổ trong vài phút để các chất làm sạch phát huy tác dụng. Ngoài rửa kim phun, chất làm sạch còn loại cả cặn bám trên van xả và van nạp.
Kim nào vẫn bị tắc sau khi rửa sẽ được thay ngay, tránh ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống.