Theo cách dân dã mà thiên hạ vẫn giao dịch tính diện tích thì phần thủng hay không thủng trong chu vi mép sàn ( hay gọi là giọt ranh) thì đều tính trên đơn giá đã chốt, không trừ gì. Phần mái dốc cũng tính giọt ranh và nhân thêm hệ số 1,3-1,5. Những việc trong "giọt ranh" bao gồm xây dựng hoàn thiện đến trát tường trừ các công tác điện nước, sơn bả, nội thất...Những phần ngoài "giọt ranh" tính theo đầu việc (cổng, sân...).
Mỗi căn nhà dù cho tính diện tích theo giọt ranh nhưng sẽ có cấu trúc khác nhau liên quan đến hao phí nhân công, cũng cái nhà sàn bê tông dày 12, sắt thép lớn sẽ tốn công hơn so với sàn 8cm, rồi phào chỉ, ốp lát nhiều hay ít.. cách tính đơn giá kiểu này cũng chỉ mang tính ước lệ, đôi khi cai thầu không thể tiên lượng được lợi nhuận chính xác.
Cách tính dân dã này mang tính tương đối nhưng thuận tiện cho giao dịch xây nhà dân và đơn giản hóa việc đo đạc thanh toán nhân công. Trước kia còn tách riêng ốp lát, bể ngầm - nổi... Giờ quy đồng cả vào diên tích đo theo chu vi ranh giới mép sàn vì giờ hầu hết các nhà đều có bản vẽ thiết kế cơ bản để mấy ông cai nhân công định hình công việc. Mô hình giao kết với đơn giá đo theo "giọt ranh" phổ biến rồi nên cơ bản em nghĩ đi trừ cái giếng trời thì có thể tranh cãi với họ cũng được nhưng có vẻ không thuận với quan niệm "giọt ranh". Còn đè họ theo kiểu bê tông đến đâu tính đến đó thì cụ có chấp nhận được nếu họ tính cái bản thang bằng diện tích bề mặt bê tông theo cách đo đường chéo của nó không?