Nhưng Bộ Nội vụ cũng trả lời báo chí rồi, các cụ còn 5 đến 10 năm phải cân nhắc vì lương hưu được hưởng tỷ lệ theo năm đóng bảo hiểm sẽ thấp, ví dụ cụ 52 tuổi mới đóng 30 năm bảo hiểm sẽ chỉ được hưởng tỷ lệ 65%, với lại đi làm thêm 5 hoặc 10 năm nữa thì lương đóng bảo hiểm sẽ tăng hơn hiện tại, lại được hưởng tối đa 75%. Hơn nữa sau đợt này lương thực lĩnh khi làm việc sẽ cao hơn hiện tại. Tuổi 52 rồi ra ngoài thì rất rất ít người kiếm thêm thu nhập, trong khi đó tuổi này không phải là ko còn phải lo gì nữa. Tâm tư của cụ 52 tuổi rất đúng hiện tại. Nghĩ đến cục tiền cũng thích, nhưng tùy vị trí, công việc thì cũng không phải là động lực để hưu
Vụ này e nghĩ 1 người đóng 25-30 năm BHXH là tương đối rồi
Đời người lúc sung sức nhất, tạo nhiều của cải nhất, nên dừng ở khoảng đó thôi
Tầm này chính sách điều chỉnh thế nào để người LĐ cầm hưu tháng khoảng 3.5-5tr đủ tiền ăn uống sinh hoạt, còn lại đi làm thêm việc khác.
Nhiều ông nói kiểu: có đóng nhiều méo đâu mà đòi hưởng nhiều???
Nhưng trước đó phải nhìn thẳng mà nhìn nhận:
Thứ nhất lương CBCNV đc méo bnhieu?
Trong khi đó chi phí sinh hoạt ăn uống, rồi học hành cho con cái, còn phải co kéo bỏ cmn ra, lấy đâu mà đóng nhiều. (cái này là bất cập tầm vĩ mô rồi, nhà nước phải điều chỉnh ngay thôi)
Thứ 2, còn khối tư nhân, có cty còn không đóng BHXH cho người ta.
Có cty làm việc bập bõm, nay làm-mai sa thải, người ta không thiết tha gì đóng BHXH.
Thực tế nữa là nhiều người lo lắng vụ điều chỉnh BHXH sau tỷ lệ hưởng lương hưu không cao.
Lại có cty lách luật, tách lương, phụ cấp ntn đó để đóng BHXH thấp, cộng thêm cty cho nghỉ việc, cần vốn, mà chờ thì tgian đóng tiếp quá dài, nên đã có 1 tgian người ào ào rút 1 cục về làm việc khác luôn.
Còn nếu đợt tới cắt giảm công chức, sắp xếp lại bộ máy, rồi điều chỉnh lương phù hợp, e nghĩ ai cũng muốn đóng BHXH để sau hưởng lương hưu tương đối chút + cộng với 1 cái thẻ BHYT nữa thì yên tâm tuổi già, không làm gánh nặng cho gđ và XH.
Chứ còn bgiờ cái đổ vào mồm còn phải lo lắng thì lấy đâu ra mà muốn đóng BHXH cao???