Cách thức tìm ra vị trí của côn đóng li hợp

minhtuan_ptn

Xe tăng
Biển số
OF-186818
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
1,316
Động cơ
346,258 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/tuan.ngominh.908?ref=tn_t
E nghĩ cái khái niệm "nhả côn từ từ" nó mới khó Cụ ạ, thế nào là từ từ và từ từ như thế nào. E đang tập lái xe, mỗi lần lên xe mới thì chạy 1 buổi, không ít hơn 5 lần tắt máy %-(
cảm giác của cụ đâu, thấy xe ứ ự hay giật giật thì bit ngay liên quan đến côn rồi, phải đợ côn trong các trường hợp dừng hay lên dốc, nói chung là đi mượt mà không có cảm giác sang số là đc, Mà làm đc như thế thì lâu lâu đấy
 

Caterpillar

Xe tăng
Biển số
OF-90632
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
1,831
Động cơ
423,967 Mã lực
1/ Tìm một con đường vắng, bằng phẳng
2/ Kéo cửa sổ xuống, tắt nhạc
2/ Kéo thắng tay
3/ Đạp côn hết mức
4/ Sang số 1
5/ Đạp ga xuống một khoảng 2cm (~1500rpm), cứ giữ như thế
6/ Hết sức từ từ nhả côn ra

Khi các bác nghe tiếng máy nổ nhỏ hơn thì giữ nguyên vị trí chân côn, đó chính là điểm đóng li hợp. Cố gắng nhớ vị trí chân côn như thế.*-:)

Nhớ được vị trí đóng li hợp sẽ giúp các bác lái mới hay người chưa quen xe mới hạn chế việc bị tắt máy, hay dư ga lúc đề pa dẫn đến xe vọt bất tử, việc chuyển số cũng êm ái hơn vì không bị hụt côn làm máy rú. Từ đó giảm áp lực khi lái xe. :x
Nhớ được vị trí đóng li hợp cũng giúp các bác lên dốc dễ dàng hơn (tí).=P~
Chả để làm gì, em thật.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,159
Động cơ
893,674 Mã lực
Cũng giống như đi từ Hải Phòng về Hà Nội. Đơn giản nhất cứ QL5 chạy thẳng về, nhưng lại có người thích chạy ra Đg 10 vòng qua Thanh Hóa ngắm cảnh rồi quay lại vẫn về được!
Cứ tốc độ phù hợp với số, vù ga một chút khi nhả côn, ở các khoảng tốc độ chậm nhả chậm một chút, tốc độ cao hơn nhả nhanh được hơn. Nếu tập trung, để ý lâu thì xe sẽ đỡ giật dần,... Tập nhiều và để ý nhiều thì tay bên cần số nhanh không kém mấy tay đua ở giải Dakar (nếu hộp số không quá cũ), người ngồi trên xe chỉ biết chuyển số bằng nghe tiếng máy!

Khi tập số sàn, quan trọng nhất là chân côn, nghe tiếng máy rồi tập cái cảm giác về tốc độ, vị trí các số,...
Ngày xưa khi học lái, thầy kích xe lên để 1 tuần chỉ tập vào số nguội mồm lẩm bẩm "côn ra-ga vào". Đi xe khá lâu nhưng thỉnh thoảng em vẫn vào nhầm số. Có những lúc chẳng hiểu tại sao mất hết suy nghĩ chẳng còn biết phải vào số nào nữa. Hay là lúc chạy nhanh trên cua gấp ở đường núi,... Nhưng ngay lúc ấy dù đã nhả chút côn thì người ngồi bên cạnh phải rất tinh mới nhận ra (cũng ở tiếng máy). Còn thì ngay lập tức nếu đang lơ đễnh thì tỉnh ngay hoặc trên cua cũng vào ngay lại côn, chuyển ngay vào số đúng (em nghĩ cái phản ứng này khá quan trọng với các bac hay đi số sàn ở vùng núi). Dù xe đang lên dốc cao nhưng cũng chẳng bị hụt!
Đi xe số sàn muốn tập nhanh thì không bao giờ được ngại chuyển số, ngay cả khi đi trong thành phố. Không chỉ tập được nhanh mà máy xe cũng sẽ rất bền. Tạo thành thói quen, tốc độ nào - số ấy. Có rất nhiều trường hợp số đã được vào mà chả bao giờ côn được nhả mà lại được ra để vào số khác vì tốc độ xe đã thay đổi...!
 
Chỉnh sửa cuối:

phuongvm

Xe tải
Biển số
OF-15104
Ngày cấp bằng
25/4/08
Số km
316
Động cơ
515,329 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
itcom.vn
Phức tạp quá :)).

Thế mỗi khi chuyển sang lái xe khác hoặc xe có điều chỉnh lại phải làm lại các bước như bác ah :D.

Cái này cảm giác thôi
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,861
Động cơ
452,977 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Phức tạp quá :)).

Thế mỗi khi chuyển sang lái xe khác hoặc xe có điều chỉnh lại phải làm lại các bước như bác ah :D.

Cái này cảm giác thôi
Mới tập cần phải thế cụ à, ai chẳng phải trải qua. Lái nhiều thành kỹ năng, lên xe nào cũng chạy êm tuốt như xe không có hộp số vậy, tuy nhiên xe lạ và tính huống khó tài già mấy cũng phải tháo dép để truyền cái cảm giác từ bàn đạp côn bằng thép để thành cảm xúc dâng trào trên gương mặt. Như vậy lại phải có trải nghiệm như ban đầu rồi còn gì? chỉ khác cái giờ đã gọi là tài già rồi nên cảm xúc ấy không còn bỡ ngỡ như thời tài niên thiếu nữa!
Lái xe là một công việc khó, lái xe MT lại càng đòi hỏi các kỹ năng và tính điềm đạm kiên nhẫn hơn!
 
Chỉnh sửa cuối:

taychoiso1

Xe tải
Biển số
OF-95084
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
341
Động cơ
403,128 Mã lực
Nơi ở
Cầu = Giấy
1/ Tìm một con đường vắng, bằng phẳng
2/ Kéo cửa sổ xuống, tắt nhạc
2/ Kéo thắng tay
3/ Đạp côn hết mức
4/ Sang số 1
5/ Đạp ga xuống một khoảng 2cm (~1500rpm), cứ giữ như thế
6/ Hết sức từ từ nhả côn ra

Khi các bác nghe tiếng máy nổ nhỏ hơn thì giữ nguyên vị trí chân côn, đó chính là điểm đóng li hợp. Cố gắng nhớ vị trí chân côn như thế.*-:)

Nhớ được vị trí đóng li hợp sẽ giúp các bác lái mới hay người chưa quen xe mới hạn chế việc bị tắt máy, hay dư ga lúc đề pa dẫn đến xe vọt bất tử, việc chuyển số cũng êm ái hơn vì không bị hụt côn làm máy rú. Từ đó giảm áp lực khi lái xe. :x
Nhớ được vị trí đóng li hợp cũng giúp các bác lên dốc dễ dàng hơn (tí).=P~
Cái cụ nói đấy chính là "Điểm bám côn" mà em vẫn dậy cho hv đấy ạ, cách thức em dậy hơi khác chút. Luyện được điểm bám côn ngay lúc đầu rất an toàn, đặc biệt với người mới, nó giúp cho người lái xe kiểm soát được tốc độ của xe khi gặp tình huống phức tạp, nguy hiểm, vào cua. Cách thức sử dụng phải là nhanh chóng tức thời nối tiếp chuyển động trước và sau, không bị dừng xe, chết máy.
Điểm bám côn của các xe là hoàn toàn khác nhau, vì vậy khi lên xe lạ là phải làm quen điểm bám côn của xe đã, tất nhiên với người lái nhiều kinh nghiệm rồi thì việc kiểm tra rất nhanh sau 2, 3 lần để số 1 và ra vào côn thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

tuanzs

Xe container
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
8,659
Động cơ
527,507 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Xe lạ, cũ rích, côn mòn nhiều thì kiểu gì chả chết máy hự hự vài nhát he he :D
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,159
Động cơ
893,674 Mã lực
Xe lạ, cũ rích, côn mòn nhiều thì kiểu gì chả chết máy hự hự vài nhát he he :D
Côn mòn nhiều không bằng côn vừa được làm lại không cẩn thận!
Côn bị mòn nhiều có độ rơ khá cao, xe sẽ khó chết máy hơn, côn làm không kỹ thì bị dính, như là má phanh không làm kỹ!
 

ORIJEANS

Xe container
Biển số
OF-192014
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
7,814
Động cơ
387,507 Mã lực
E đi cũng khá khá các xe số sàn rồi, trước e làm ở cty có đến chục cái xe tải khác nhau, ít khi e để ý đến vòng tua lắm, còn đạp khoảng 2cm thì e càng chịu. Thông thường thao tác của e là:
1. Cứ đạp côn, xem nặng nhẹ, nông sâu thế nào. E cũng có thói quen đạp côn khi đề nổ máy.
2. Vào số 1 trước, nhả côn dần, hạ phanh tay. Lúc này k vào ga ạ. Khi bắt đầu khớp ly hợp, ngồi trên xe sẽ cảm giác được ngay.
3. Tiếp theo mới tiếp ga và nhả côn. Thông thường xe lạ thì đi côn cẩn thận hơn là ok.

Còn như cụ chủ nói thì nó cũng là 1 cách tìm ra vị trí bắt ly hợp, nhưng hơi máy móc quá ạ. :D
 

heroesdaubu

Xe điện
Biển số
OF-34649
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
4,617
Động cơ
519,624 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Lái mới mà nhớ đc như cụ chủ bảo thì còn gọi gì là lái mới nữa. Cứ bay nhiều và cảm giác quen sẽ ko cần nhớ nhả côn đến mức nào
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,159
Động cơ
893,674 Mã lực
Xe ga thì làm thế nào
Ý bác là xe số tự động (AT)?
Xe số tự động bao giờ cũng có độ trễ (lag), tùy loại xe mà độ trễ lâu hay nhanh hơn một chút.
Khi mới đạp nhẹ ga máy xe số tự động (AT) chưa phản ứng ngay, bao giờ cũng bị trễ 1 lúc sau đó vòng tua máy mới bắt đầu tăng lên và xe bắt đầu chuyển động. Người chưa quen sau khi đạp ga chưa thấy xe phản ứng lại gí sâu thêm chút nữa, lúc máy xe phản ứng có thể mức ga đã bị đạp vào khá sâu sẽ làm xe chồm. Nhưng cái xe có chân ga khá nhẹ như Camry thì khi mới bắt đầu chạy (nhất là lùi xe) nên chuẩn bị sẵn sàng chuyển nhanh sang chân phanh, đề phòng xe chồm như vậy!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,159
Động cơ
893,674 Mã lực
2. Vào số 1 trước, nhả côn dần, hạ phanh tay. Lúc này k vào ga ạ. Khi bắt đầu khớp ly hợp, ngồi trên xe sẽ cảm giác được ngay.
3. Tiếp theo mới tiếp ga và nhả côn. Thông thường xe lạ thì đi côn cẩn thận hơn là ok.
Thói quen của em là khi đã bắt đầu nhả côn thì bao giờ em cũng ga lên. Tùy số mà mức ga tăng dần, em cũng chẳng biết là bao nhiêu chỉ nghe tiếng máy và cảm giác để tốc độ xe không đổi, người ngồi trên xe hầu như không bị cảm giác lúc xe "bắt côn". Chắc chắn là lúc bắt đầu với 1 cái xe lạ thì tốc độ nhả côn sẽ chậm hơn, chấp nhận côn bị rà một chút!
 

ORIJEANS

Xe container
Biển số
OF-192014
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
7,814
Động cơ
387,507 Mã lực
Thói quen của em là khi đã bắt đầu nhả côn thì bao giờ em cũng ga lên. Tùy số mà mức ga tăng dần, em cũng chẳng biết là bao nhiêu chỉ nghe tiếng máy và cảm giác để tốc độ xe không đổi, người ngồi trên xe hầu như không bị cảm giác lúc xe "bắt côn". Chắc chắn là lúc bắt đầu với 1 cái xe lạ thì tốc độ nhả côn sẽ chậm hơn, chấp nhận côn bị rà một chút!
E hoàn toàn đồng ý là với xe lạ thì nhả côn chậm hơn. Nhưng vụ cụ "côn ra thì ga vào" theo e giờ k cần thiết nữa rồi ạ. Với số bé, 1 chẳng hạn, khi cụ từ từ nhả côn ra là lực kéo đã lên rồi, với xe du lịch nhỏ hoặc xe tải nhỏ chạy k tải, cụ chỉ cần đệm nhẹ ga là xe lên trớn ngay, k chết máy. Còn với số to, 4,5 chẳng hạn, khi cụ đi đủ tốc độ, cụ nhả côn như cướp cũng chẳng chết ai mà cũng chẳng cần ga luôn. Với xe 3,4 chân hoặc tải quá nặng so với trọng tải thiết kế thì đúng là phải chạy như cụ đấy, "côn ra, ga vào, nhịp nhàng".
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,159
Động cơ
893,674 Mã lực
Nhưng vụ cụ "côn ra thì ga vào" theo e giờ k cần thiết nữa rồi ạ. Với số bé, 1 chẳng hạn, khi cụ từ từ nhả côn ra là lực kéo đã lên rồi, với xe du lịch nhỏ hoặc xe tải nhỏ chạy k tải, cụ chỉ cần đệm nhẹ ga là xe lên trớn ngay, k chết máy. Còn với số to, 4,5 chẳng hạn, khi cụ đi đủ tốc độ, cụ nhả côn như cướp cũng chẳng chết ai mà cũng chẳng cần ga luôn. Với xe 3,4 chân hoặc tải quá nặng so với trọng tải thiết kế thì đúng là phải chạy như cụ đấy, "côn ra, ga vào, nhịp nhàng".
Vấn để em vào ga không phải lo xe chết máy mà chính là để cho vòng tua máy và hộp số nhận vòng quay từ bánh lên có cùng tốc độ quay khi côn bắt, để xe không giật, đỡ hại côn. Đi xe MT em không ngần ngại đạp cắt côn, tay luôn chuyển số theo tốc độ, không kể đi ngoài đường dưới đồng bằng, hay lên miền núi leo hay xuống dốc hoặc các buổi sáng đầu giờ, buổi chiều cuối giờ trong thành phố. Đi thành thói quen, có rất nhiều lần số vào rồi ra chuyển số khác mà chân côn không nhả vì tốc độ xe đã thay đổi.
Dù chân côn liên tục khi cần nhưng cái xe MT đang đi bây giờ chỉ phải thay má côn khi đạt hơn 145K cây số!
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vấn để em vào ga không phải lo xe chết máy mà chính là để cho vòng tua máy và hộp số nhận vòng quay từ bánh lên có cùng tốc độ quay khi côn bắt, để xe không giật, đỡ hại côn. Đi xe MT em không ngần ngại đạp cắt côn, tay luôn chuyển số theo tốc độ, không kể đi ngoài đường dưới đồng bằng, hay lên miền núi leo hay xuống dốc hoặc các buổi sáng đầu giờ, buổi chiều cuối giờ trong thành phố. Đi thành thói quen, có rất nhiều lần số vào rồi ra chuyển số khác mà chân côn không nhả vì tốc độ xe đã thay đổi.
Dù chân côn liên tục khi cần nhưng cái xe MT đang đi bây giờ chỉ phải thay má côn khi đạt hơn 145K cây số!
Các bác tài cơ quan em toàn phải thay côn sau khoảng 250k km cụ ạ. 4b thì em chưa đi xe nào tới hơn 100k nên không nói, nhưng 2b là em đi hơn 100k rồi, côn vẫn ngọt.
Cái này tùy vào thói quen mỗi người, các cụ áp đặt nhau khó lắm, vấn đề là : xe chuyển số ngọt, người ngồi trên xe cảm thấy thoải mái, côn bền.. thì còn cần gì hơn nữa ?.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top