[ATGT] Cách sử dụng đèn xe đúng

theanh_vnpt

Xe điện
Biển số
OF-16358
Ngày cấp bằng
15/5/08
Số km
2,529
Động cơ
526,673 Mã lực
Nơi ở
57 Huỳnh Thúc Kháng
– Bài viết này sẽ giúp người đọc biết được cách sử dụng đèn chiếu sáng khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn cho bạn và tất cả mọi người.
Đèn chiếu sáng là thứ không thể thiếu trên mỗi chiếc xe lưu thông, đặc biệt là vào buổi tối. Đèn chiếu sáng trên xe máy hay ô tô đều có tác dụng như nhau: chiếu sáng và tạo tầm nhìn khi di chuyển khi trời tối. Tuy vậy nếu không biết cách sử dụng đúng, việc sử dụng đèn chiếu sáng sẽ làm tăng khả năng tai nạn giao thông.
Thông tin chung
Đèn chiếu sáng có 2 chế độ: đèn pha - chiếu sáng xa và đèn cốt - chiếu sáng gần.
Đèn pha giúp người lái có tầm nhìn xa tốt hơn, có thể chiếu sáng ở tầm cao nhất định, khiến những biển báo giao thông phát sáng, tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe xử lý trên đường. Nhược điểm của đèn pha là tầm chiếu sáng hướng thẳng vào mắt người đi ngược chiều, khiến những người đi ngược chiều bị lóa trong một thời gian nhất định và không còn khả năng quan sát đường, rất dễ dẫn tới tai nạn.
Đèn cốt chiếu ở tầm gần hơn, giúp lái xe quan sát được mặt đường, dễ dàng né tránh những vật lạ. Nhược điểm của đèn cốt chính là tầm chiếu gần khiến nếu bạn di chuyển với tốc độ cao, đặc biệt là trên đường cao tốc, tầm nhìn ngắn khiến bạn quan sát được ít hơn và khó xử lý sớm những tình huống.
Với ưu nhược điểm có thể bổ trợ cho nhau, việc kết hợp sử dụng đèn pha và đèn cốt sẽ khiến bạn và những người tham gia giao thông an toàn hơn.
Điều đáng chú ý: Rất nhiều người tham gia giao thông nước ta chưa có văn hóa sử dụng đèn chiếu sáng, thường xuyên bật đèn pha chiếu xa chiếu thẳng vào mắt người đi ngược chiều, gây khó chịu và nguy hiểm. Hơn nữa, công nghệ đèn xenon hiện nay được ứng dụng trong nhiều phương tiện giao thông, có ánh sáng rất mạnh, gây lóa trong một thời gian lâu, rất dễ dẫn đến tai nạn.
Dưới đây là một số điều cần nhớ khi sử dụng đèn pha, trên cả ô tô và xe máy:
Sử dụng đèn pha/cốt để chiếu sáng

Trên đường cao tốc, nếu là đường có dải phân cách cao quá tầm đèn của ô tô, hãy sử dụng đèn pha để tầm quan sát được tốt hơn. Dải phân cách đã ngăn luồng ánh sáng giữa 2 chiều xe, nên bạn sẽ không gặp vấn đề gì với đèn pha.
Ở những đường cao tốc có dải phân cách thấp, hoặc chỉ có vạch liền hay vạch đứt, hãy sử dụng đèn cốt để di chuyển, tránh gây lóa cho những xe đi ngược chiều. Nếu đường thoáng, hãy bật sang đèn pha để quan sát, nhưng khi thấy đèn của xe đi ngược chiều, hãy chuyển về chế độ đèn cốt ngay.
Trong thành phố, với khoảng cách các xe khá gần, nên sử dụng đèn cốt để quan sát, di chuyển với tốc độ vừa phải và an toàn.
Sử dụng đèn pha/cốt thay còi
Văn hóa sử dụng còi của người Việt đã có từ rất lâu và gây khó chịu cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Vẫn biết với hiện trạng giao thông nước ta hiện nay, nếu không sử dụng còi thì nhiều khi khó có thể xin vượt dễ dàng. Tuy nhiên, việc hạn chế sử dụng còi và thay vào đó là sử dụng đèn để thông báo, xin vượt sẽ là xu hướng tất yếu của giao thông trong tương lai.
Khi di chuyển vào ban ngày, để xin vượt hay báo hiệu với xe ngược chiều để tránh va chạm, thay vì bấm còi, bạn hãy sử dụng đèn pha như một cách ra tín hiệu. Ánh sáng từ đèn pha sẽ phản chiếu vào gương chiếu hậu, khiến người đi trước biết để nhường đường.
Trên ô tô và một số loại xe máy, nhà sản xuất đã thiết kế riêng nút nháy đèn pha, tạo điều kiện thuận lợi để bạn sử dụng trên đường. Nút nháy đèn pha thường được đặt ở vị trí dễ thực hiện, như ở cần gạt bên trái trên ô tô hoặc ở tay lái bên trái của xe máy (vị trí ngón trỏ dễ dàng với tới). Trong trường hợp xe máy của bạn không có nút nháy đèn pha, hãy chuyển sang chế độ đèn pha và sử dụng nút bật/tắt đèn ở tay lái bên phải.
Khi di chuyển vào trời tối, bạn cũng có thể sử dụng nút nháy đèn pha song song với việc bật sẵn đèn cốt phục vụ chiếu sáng. Nếu xe máy của bạn không có nút nháy đèn pha, hãy bật trước đèn cốt rồi sử dụng nút chuyển chế độ đèn cốt/pha ở tay lái bên trái.
Việc sử dụng đèn chiếu sáng đúng cách sẽ tạo nên văn hóa tham gia giao thông, tạo sự an toàn cho chính bạn và người khác.
http://www.tienphong.vn/Xe-Hoi/557628/Cach-su-dung-den-xe-dung-tpov.html
 

theanh_vnpt

Xe điện
Biển số
OF-16358
Ngày cấp bằng
15/5/08
Số km
2,529
Động cơ
526,673 Mã lực
Nơi ở
57 Huỳnh Thúc Kháng
Kinh nghiệm sử dụng phanh sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn và tránh được những tính huống tai nạn nguy hiểm.
Nhiều người khi lái xe suy nghĩ việc phanh rất đơn giản: Chỉ việc nhả chân ga và đạp chân phanh để chiếc xe dừng lại.
Thực tế nếu như chiếc xe của bạn đủ hiện đại và công nghệ tân tiến, được hỗ trợ công nghệ tối đa thì việc đạp phanh như vậy là không có gì phải bàn. Nhưng phần lớn những chiếc xe chúng ta sử dụng đều không có đầy đủ công nghệ như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EDB, hệ thống hỗ trợ phanh BA…, vì vậy có những kiến thức khi phanh là rất cần thiết.
Và ngay cả khi chiếc xe của bạn có đủ công nghệ hỗ trợ, thì việc nắm được những kinh nghiệm dưới đây cũng có ích cho bạn để tránh được những sai lầm có thể xảy ra cũng như hiểu và làm chủ được công nghệ điện tử hỗ trợ.
Ghế và tư thế ngồi


Việc đầu tiên khi lên xe luôn là chỉnh ghế. Ghế được đặt không quá gần và cũng không quá xa bàn đạp ga và phanh. Nếu ghế quá xa sẽ khiến cho chân bị với và không đạp hết hay không đủ lực để đạp phanh hết cỡ khi cần thiết. Ghế quá gần sẽ tạo cảm giác chật chội và khó khăn khi chuyển từ chân ga sang chân phanh.
Tư thế ngồi cũng khá quan trọng, không được ngả quá nhiều về phía sau vì sẽ làm giảm tầm quan sát và dẫn tới nguy hiểm. Tư thế ngồi quá thẳng lưng sẽ khiến bạn bị mỏi lưng khi đi đường dài.
Chân đạp ga và phanh đều là chân phải. Không được sử dụng chân trái vào ga và phanh, chỉ sử dụng chân trái ở vị trí bàn đạp côn ở xe số sàn và không sử dụng chân trái đối với xe số tự động. Việc sử dụng cả hai chân khi lái xe số tự động sẽ dẫn đến những tai nạn rất đáng tiếc như đạp nhầm chân ga, đạp cả chân ga và chân phanh cùng một lúc khi gặp tình huống bất ngờ.
Sử dụng nửa bàn chân trên để đạp ga và phanh, gót chân để chạm sàn xe. Tránh đạp ga và phanh bằng mũi chân bởi sẽ dễ trượt và không đủ lực.
Hỗ trợ công nghệ


Như đã nói ở trên, những chiếc xe xịn hay đắt tiền, thậm chí những chiếc xe tầm trung hiện nay cũng thường được trang bị những công nghệ hỗ trợ an toàn.
Công nghệ chống bó cứng phanh EBS cho phép hệ thống phanh điện tử bóp và nhả nhiều lần trong 1 giây, giúp bánh xe không bị bó cứng và vẫn lăn bánh chứ không trượt trên đường.
Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EDB sẽ nhận biết và phân bổ lực phanh khác nhau giữa các bánh xe, khiến chiếc xe giữ được sự cân bằng và không bị mất lái.
Những công nghệ trên có thể giúp người lái xe không phải suy nghĩ nhiều tới việc phanh xe, chỉ cần đạp phanh hết cỡ, việc còn lại là của hệ thống hỗ trợ điện tử.
Nếu xe của bạn không có những hệ thống an toàn trên, thì cần nhớ những kinh nghiệm dưới đây để đảm bảo an toàn.
Phanh kết hợp với số
Đây là việc phanh sử dụng thêm với sức ghìm của động cơ và hộp số. Hãy để ý, khi bạn nhả chân ga, chiếc xe đã giảm tốc đáng kể, đây là nhờ hệ thống động cơ và hộp số không còn truyền lực cho bánh xe, mà ngược lại, bánh xe sẽ truyền lực ngược trở lại hệ thống truyền động bên trong.
Sức ghìm của động cơ sẽ khiến xe chạy chậm lại đáng kể và ngăn bánh xe không bị trượt. Trong những trường hợp thông thường, bạn có thể nhả chân ga từ xa khi cần dừng để chiếc xe giảm tốc từ từ bằng việc phanh số và chỉ sử dụng bàn đạp phanh ở những mét cuối.
Ở trường hợp cần phanh gấp, bạn hãy kết hợp việc về số thấp với đạp phanh, khiến chiếc xe nhanh chóng giảm tốc an toàn. Tùy vào tốc độ đang chạy, hãy về số thấp hơn 1 số để việc ghìm xe hiệu quả hơn. Giảm dần số theo tốc độ cho đến khi xe dừng hẳn, hãy nhớ kết hợp với đệm đều phanh.


– Kinh nghiệm sử dụng phanh sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn và tránh được những tính huống tai nạn nguy hiểm.

Phanh dừng xe nhiều bước
Đây là kĩ thuật phanh cơ bản mà rất nhiều tài xế có kinh nghiệm sử dụng. Thay vì đạp phanh một lần với lực đạp mạnh có thể gây dúi người về phía trước, kỹ thuật phanh nhiều bước sẽ khiến xe dừng êm ái. Kỹ thuật này sử dụng trong những trường hợp phanh dừng xe bình thường và không có bất ngờ.
Cách phanh này sẽ đạp hơi mạnh phanh ở lần phanh đầu tiên để xe giảm tốc đến mức ổn định. Sau đó đạp phanh nhẹ dần để lợi dụng đà của xe, đồng thời khiến những người ngồi trong xe không bị chúi về phía trước. Đệm tiếp phanh đến khi xe dừng hẳn hoặc tiếp tục đi tiếp.
Phanh khẩn cấp
Đây là kinh nghiệm quan trọng để đi xe trên đường cao tốc, với vận tốc cao và bất chợt gặp vật cản. Kỹ thuật phanh này nhằm tránh khả năng bị văng xe, trượt bánh hay mất lái nguy hiểm. Như bạn đã biết, với tốc độ di chuyển cao, nếu đạp phanh đột ngột và đạp mạnh, chiếc xe sẽ có nhiểu khả năng bị bó cứng phanh, khiến bánh xe không lăn trên mặt đường nữa mà trượt, khiến chiếc xe hoàn toàn mất kiểm soát.
Để phanh khẩn cấp được hiệu quả khi đi ở tốc độ cao, cần đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe đã bắt đầu trượt trên đường, nhưng vẫn đi thẳng theo chiều kiểm soát được, sau đó ngay lập tức nhả chân phanh. Khi xe hết trượt, lại tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng lại hoàn toàn. Cách phanh này cần chú ý bình tĩnh xử lý nhả phanh đúng lúc ở lần phanh đầu tiên, nếu phanh chết và đánh lái thì hiện tượng bó cứng phanh và mất lái sẽ xảy ra, khiến chiếc xe gây nguy hiểm và có thể bị lật.
Phanh khi đi đường trơn trượt


Khi di chuyển trên đường trơn trượt như mưa ướt hay bùn lầy, việc xe bị trượt và mất lái là rất dễ xảy ra. Cần phanh nhẹ nhàng và đạp phanh liên tục nhiều lần để bánh xe có điều kiện lăn trên đường và tránh bó cứng phanh. Việc đạp phanh nhiều lần này tương tự với công nghệ ABS trên xe, đạp càng nhiều lần trong thời gian ngắn thì độ an toàn càng tăng lên.
Phanh xe khi đổ đèo
Việc quan trọng nhất là không được cắt côn khi đi xuống dốc. Nhiều người nghĩ rằng việc cắt côn khi xe xuống dốc sẽ tiết kiệm được kha khá nhiên liệu, nhưng thực sự đây là một cách làm cực kì nguy hiểm. Cắt côn sẽ làm xe lao theo với vận tốc tăng dần và chiếc xe rất khó phanh lại trong trường hợp khẩn cấp.
Hãy đi ở số thấp để động cơ ghìm tốc độ của xe ở mức chấp nhận được, đồng thời sẵn sàng phanh nhẹ khi cần thiết để kiểm soát tốc độ. Việc đi số thấp cũng đồng nghĩa với việc làm giảm độ hao mòn của má phanh.
Chú ý khoảng cách khi lái xe
Công thức tính khoảng cách an toàn giữa hai xe là: vận tốc*3/10 (mét). Có nghĩa là nếu xe bạn đi với vận tốc 60 km/h, khoảng cách an toàn sẽ là 60*3/10 = 18 mét. Khoảng cách này có ích khi xe trước phanh đột ngột và xe bạn cũng phanh ngay lập tức sau đó, tất nhiên là sau thời gian giật mình và nhận ra là xe trước phanh gấp, và hai xe sẽ không va chạm với nhau.
Cũng theo công thức trên, có một nguyên tắc được gọi là nguyên tắc ba giây mà bạn nên tuân thủ. Ví dụ xe phía trước vượt qua một điểm, hãy đếm ba giây để đo thời gian xe bạn vượt qua điểm đó. Nếu xe bạn tới trước thời gian 3 giây, tức là bạn đang lái xe quá gần và có khả năng phanh không kịp trong trường hợp khẩn cấp.
Tôn trọng khoảng cách này, cùng với những kinh nghiệm khi phanh sẽ tránh được nhiều tai nạn đáng tiếc.
Những điều cần chú ý
Người lái phải tập thói quen bình tĩnh và không sử dụng rượu bia khi lái xe, bởi nếu không có đủ sự bình tĩnh và tỉnh táo trước những tình huống nguy hiểm thì những kinh nghiệm phía trên là vô ích.
Bạn nên chú ý tới trọng lượng và loại xe sử dụng. Một chiếc xe nặng sẽ khó phanh và trôi xa hơn một chiếc xe nhẹ cân. Trong khi đó, một chiếc sedan sẽ bám đường và khó lật hơn một chiếc SUV có trọng tâm cao.
Nếu có điều kiện, hay sở hữu những loại xe sở hữu ít nhất là công nghệ ABS và EDB, công nghệ sẽ giúp bạn nhiều hơn và mang lại cho bạn sự an toàn cao hơn.
http://www.tienphong.vn/Xe-Hoi/565979/Kinh-nghiem-phanh-xe-khi-lai-o-to-Phan-I-tpov.html
 

Oldstar

Xe tăng
Biển số
OF-85138
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
1,346
Động cơ
921,441 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó
Trên đường cao tốc, nếu là đường có dải phân cách cao quá tầm đèn của ô tô, hãy sử dụng đèn pha để tầm quan sát được tốt hơn. Dải phân cách đã ngăn luồng ánh sáng giữa 2 chiều xe, nên bạn sẽ không gặp vấn đề gì với đèn pha.
Kể cả đường cao tốc mà phía trước có xe thì vẫn phải hạ đèn xuống, tránh gây chói cho xe phía trước
 

Theanh_72

Xe buýt
Biển số
OF-98370
Ngày cấp bằng
2/6/11
Số km
688
Động cơ
592 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kể cả đường cao tốc mà phía trước có xe thì vẫn phải hạ đèn xuống, tránh gây chói cho xe phía trước
Rất chuẩn ạ,nhiều khi em đi tối cứ bị các bác đi sau rọi vào gáy rất bực mà ko làm sao đc.Nhiều khi dừng lại cho các bác ấy đi trước thì lúc sau lại mọc ra bác nữa đúng là bó tay luôn.
 

viet1988

Xe hơi
Biển số
OF-123021
Ngày cấp bằng
4/12/11
Số km
197
Động cơ
382,512 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng bị giống bác, rất bực mình và rất ghét ai đi sau hoặc trước cứ dương cái pha lên chọc thẳng vào mắt mình rất khó chịu...lúc đấy chỉ muốn xuống đập tan cái đèn xe họ :))
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng bị giống bác, rất bực mình và rất ghét ai đi sau hoặc trước cứ dương cái pha lên chọc thẳng vào mắt mình rất khó chịu...lúc đấy chỉ muốn xuống đập tan cái đèn xe họ :))
Tội này là thiếu ý thức 1 phần, nhưng chủ yếu là do xxx cũng không biết để mà bắt. Họ chỉ bắt quên bật đèn (trong khi trời vẫn còn sáng, vì mùa hè, 6h chiều là sáng trưng) mà quên mất rằng việc bật pha làm chói mắt các xe khác còn nguy hiểm hơn nhiều, và luật cũng cấm. Mà bắt cái này cực dễ, chỉ cần dừng xe, kiểm tra đèn, kiểu gì cái đèn báo pha cũng sáng xanh lè trong taplo. Xe máy cũng có cái đèn báo này luôn .
 
Chỉnh sửa cuối:

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Rất chuẩn ạ,nhiều khi em đi tối cứ bị các bác đi sau rọi vào gáy rất bực mà ko làm sao đc.Nhiều khi dừng lại cho các bác ấy đi trước thì lúc sau lại mọc ra bác nữa đúng là bó tay luôn.
Thế nên gương chiếu hậu nào cũng có nấc cụp xuống để dùng khi đi đêm
Ngoài ra với một số dòng xe cao cấp, kính hậu dc thiết kế chống chói bằng những đường gãy khúc
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,434
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.TiengAnh.biz
Ghét nhất ông nào bật pha chạy trong phố ! Mấy em 2B loại sang nữa, cứ rọi thẳng vào mẹt, ức chế kinh khủng !
 
Chỉnh sửa cuối:

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Ghét nhất ông nào bật pha chạy trong phố ! Mấy em 2B loại sang nữa, cứ rọi thẳng vào mẹt, ức chế kinh khủng !
Cả 4B cũng thế,nhiều hôm em về nhà,đường thì tối mà toàn xe con,xe xịn cứ pha thẳng mặt.Nháy đèn không phản ứng gì luôn
 

BinhminhCDS

Xe tăng
Biển số
OF-16214
Ngày cấp bằng
11/5/08
Số km
1,012
Động cơ
1,020,100 Mã lực
Cái vấn đề này đã rất nhiều cụ nói rồi ạ. Và đến gìơ em vẫn còn rất ức chế về nó. Xe em nhỏ, không có gương chống chói, rất hay bị pha rọi vào mẹt đi ức chế vô cùng. Những người đó họ bật đèn cho đẹp taplo hay sao ý. Nhiều lái xe chạy trong phố và đường trường cú giương pha lên cực khó chịu. Em đi gặp cánh xe tải đường dài hoặc xe khách cứ hạ cos là họ hạ ngay hoặc họ chủ động hạ cos trước khi gặp mình ở khoảng 100 m. Còn nhiều ông xe con có chớp mỏi tay ông ấy cũng dék thèm hạ.
 

DuyThanhSNG

Xe tăng
Biển số
OF-116401
Ngày cấp bằng
11/10/11
Số km
1,733
Động cơ
403,149 Mã lực
Cả 4B cũng thế,nhiều hôm em về nhà,đường thì tối mà toàn xe con,xe xịn cứ pha thẳng mặt.Nháy đèn không phản ứng gì luôn
EM cũng bức xúc giống cụ.Nhiều lái xe hình như không phân biệt được chiếu xa chiếu gần hay sao ấy mà khi mình ra tín hiệu mấy lần họ vẫn như ko biết.Theo em gặp thì các lái xe Tacxi và xe tải chở vật liệu XD (chạy trong khu vực có bảo kê) là hay dùng đèn Pha để đi dù không cần thiết.Mà sao các XXX không hay hỏi thăm về vấn đề này nhỉ???
 

viet1988

Xe hơi
Biển số
OF-123021
Ngày cấp bằng
4/12/11
Số km
197
Động cơ
382,512 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dạ, nói chung là do ý thức thôi các cụ ạ:)
 

giaotannha

Xe máy
Biển số
OF-133397
Ngày cấp bằng
5/3/12
Số km
53
Động cơ
371,770 Mã lực
e thấy các bác đi 2B mấy dòng SH,LX hay đại loại thế, chả mấy khi dùng đến đèn cốt thì phải, pha lúc nào cũng chói lòa, ức chế thật
 

thechi_nguyen

Xe đạp
Biển số
OF-18268
Ngày cấp bằng
5/7/08
Số km
30
Động cơ
505,500 Mã lực
mấy ông xe tải đi sau,trước toàn chơi pha mới bực mình, 1 số ít thì mình chớp thì họ mới hạ pha xuống.rồi tới lượt xe máy hầu như đi đường toàn gặp bật pha,dù trong phố,đèn đường sáng lòi vẫn bật pha.bực mình
 

Ngonghinh

Xe tăng
Biển số
OF-52438
Ngày cấp bằng
8/12/09
Số km
1,980
Động cơ
570,262 Mã lực
Cụ đào mộ thớt để khảo cổ ạ
 

Hailatoi

Xe tải
Biển số
OF-592109
Ngày cấp bằng
26/9/18
Số km
302
Động cơ
133,094 Mã lực

ltcuc

Xe tải
Biển số
OF-652126
Ngày cấp bằng
15/5/19
Số km
322
Động cơ
111,830 Mã lực
Tuổi
28
Phải hạ đèn , tránh gây trói mắt ảnh hưởng hướng người lái trước.
 

hungnguyenks08

Xe đạp
Biển số
OF-686995
Ngày cấp bằng
12/7/19
Số km
45
Động cơ
103,250 Mã lực
Tuổi
36
Ghét nhất ông nào bật pha chạy trong phố ấy
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top