Thường thì mình vẫn hay viết ba lăng nhăng ko chủ đề, hnay thử viết 1 bài nghiêm túc về phong cách chơi nhạc hay sang mồm gọi là
cách chơi Audio.
Có hai phần tạo nên âm nhạc trong gia đình là cứng và mềm. Cứng thì gồm tất cả các loại thiết bị, từ đắt tới rẻ xử lý âm thanh đưa đến tai người nghe và mềm sẽ bao gồm tất cả những gì nhét vào mồm lũ cứng. Ta sẽ đi theo từng phần cho dễ cãi nhau…
Phần cứng tuy ko phức tạp như phần mềm nhưng cũng rất đa dạng. Ngay trong vấn đề này cũng có rất nhiều tổn thất về kinh tế nếu chỉ đi sai đường lạc lối. Thường thì người chơi thông minh phải xác định mình mua phần cứng làm gì, sưu tầm hay nghe nhạc.
1/ Sưu tầm: cái này chỉ liên quan đến những đồ đã cũ nay ngừng sản xuất và được nằm trong list đánh giá của dân chơi thế giới. Có thể là chiếc radio, cát sét, đôi loa, đầu CD… tất cả những gì quý hiếm đều có thể liệt vào danh sách này. Chẳng ai rồ dại mà mua 1 vài bộ dàn đắt tiền, đời mới để sưu tầm bởi những sp audio mới, đang sản xuất sẽ ngày càng tiên tiến, hiện đại và sẽ mất giá nếu ai đó trót bị lừa đem về nhà.
Đơn cử như loa ta có thể chọn ra vài đôi to nhỏ nằm trong list quý hiếm để mua và om. Có thể là Goodmans, JBL, Tannoy, Hitachi, Technics… Mỗi hãng đều có những huyền thoại mà càng sau sẽ càng hiếm. Nếu bạn thích âm thanh, có “một chút tài chính” và là người thích đầu tư lâu dài có chiều sâu thì việc bạn múc 1-2-3-4-… n đôi loa như vậy là phù hợp.
Tương tự như vậy với tăng âm hay các loại đầu chạy băng dây – cát sét, băng cối… Tất cả đều phải tìm tòi, nhìn ngắm và rình.
Đầu CD thì hơi khác vì định dạng Digital hiện vẫn đang tồn tại. Việc mua sưu tầm đầu CD là rất mạo hiểm và nên hạn chế bởi sự phát triển ko ngừng của nó.
Quay lại đầu cối và cát sét là hai định dạng sẽ ngày 1 hiếm đi. Cách đây 4-5 năm, việc mua những đầu này nằm trong top của thế giới với giá cả hợp lý ko quá khó khăn như hiện nay tuy nhiên chỉ vài năm nữa thì sẽ chẳng còn gì ra hồn để mua.
Nguyên nhân chính là ngoài việc sưu tầm (cả ta và tây) thì bản thân đó cũng là hai định dạng dễ chơi và cho chất âm ma mị nhất hiện nay ngang tầm đĩa than.
Em ko bàn nhiều về đĩa than vì để có được 1 âm thanh chuẩn từ nó cần khá nhiều công sức từ máy móc, kim, phần mềm, setup và liên tục đòi hỏi nguồn tài chính mới để nâng cấp thiết bị nếu bạn muốn chơi “đến cùng”.
Đài và radiocatssette lại rơi vào 1 phạm trù hơi khác. Tiêu chí đầu tiên để sưu tầm chúng với riêng bản thân mình có lẽ là phải mới và đẹp. Giá trị lịch sử (dạng ngày xưa nhà e nghe mãi cái này….) với đài ko đóng vai trò quyết định nhiều. Ưu điểm lớn nhất của thú chơi đài có lẽ là được sinh hoạt ăn uống suốt ngày (vì có nhiều bang hội) và rất hay được lên đài báo tivi. Chẳng bao giờ thấy ông có hai ba đôi loa quý thời Mỹ Nguỵ được mời phỏng vấn nhưng nếu bạn có 10-15 cái đài VEF Liên Xô kêu như lozz nằm trong kho thì việc chị Tạ Bích Loan mời lên sóng chém gió nhân dịp năm mới là điều hoàn toàn có thể xảy ra….
Em bàn tiếp về mua và sưu tầm phần cứng.
Một phần không nhỏ người chơi (cả Ta và Tây) mua phần cứng với mục đích sưu tầm. Nó ko hẳn là khoe của mà đơn giản họ muốn lưu trữ lại văn hoá nhạc đang mai một theo thời gian.
Họ mua những thứ thời bao cấp ko có điều kiện tiếp xúc về phục hồi, bảo quản, đóng giá kệ để bày hoặc thậm chí cất kho.
Trước đây, khi hàng công tơ nơ đổ về Việt Nam thì việc mua đc 1-2-3 sản phẩm nằm trong sách đỏ của ae audio trên toàn thế giới khá đơn giản.
Một số cụ trong lúc tang gia bối rối đã làm và làm tốt điều này. Những đầu cát sét Naka 1000, Cối Technics 1500, 1700, Elcaset Sony, Technics…. và nhiều thứ khác đc nằm lẫn lộn trong đống hàng công mẽo, nhật về đã là mồi ngon cho lũ dân chơi cú vọ.
Ngày nay thì ko. Ngay từ đất Căm đã có hàng trăm thợ hoặc chim lợn cơm nắm nằm chờ, hớt lớp váng trên ngon nhất để lên gối dân chơi. Chỗ còn lại sau 2-3-4 cầu mới về đến Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng…
Suy từ bản thân thì 1-2 năm nay em ko nhìn thấy và cũng chẳng mua đc phần cứng nào có rá trị sưu tầm từ đất Căm.
Hiện tại, lối thoát duy nhất có lẽ là ebay và yahoo Nhật. Những món ngon, hoàn hảo bên đó vẫn còn, nhiều là khác. Chỉ có điều giá về tới Việt Nam quá cao. Phần vì cả thế giới tranh nhau, phần vì ship rất nặng đòn. 1 cái đài hoặc đầu câm cân móc hàm độ 5 kg bạn sẽ phải trả tiền cước hơn 10 cân hơi vì vài lý do – chủ hàng cẩn thận đóng gói nhiều lớp, vài lần thùng hoặc ae dịch vụ vận tải khi nhận hàng ở Việt Nam nhét thêm độ 3-4 kg bìa ăn tiền ship. Chưa kể đài đóm hay đồ đạc mua qua ảnh rất đẹp, long lanh nhưng khi nhận hàng chỉ còn… đống tro tàn. Việc này thì quá nhiều ae thợ thuyền dính và vẫn âm thầm lặng lẽ bóp trym vắt tay lên trán hàng đêm tính kế để gỡ.
Thêm nữa là tất cả đồ audio vintage, dù mới cũ, còn tồn tại đc đến ngày hôm nay đều trong trạng thái gần đất xa trời nghĩa là phải vào viện khám tổng thể. Việc món đồ về cắm điện chạy ngay hoặc loa kêu luôn ko phải là bằng chứng cho sự ổn định của nó khi về nhà bạn.
Dây cu roa, bánh tỳ, màng gân loa, tụ tị già…. là những khó khăn luôn đồng hành với ng chơi và sưu tầm đồ Vintage. Đối với ae chơi lâu năm thì đồ chưa bị chọc ngoáy mặc dù ko hoạt động vẫn hơn những món đồ “hoạt động hoàn hảo”, “đẹp như hình”… được bán trên mạng hàng ngày.
2/ ĐỂ NGHE
Thật ra việc tách rời hai phần với nhau là hoàn toàn ko chuẩn bởi đồ để nghe có thể sưu tầm và đồ sưu tầm nghe vẫn rất ok.
Sở dĩ e làm vậy bởi ae chơi với mục đích sưu tầm nhiều khi chỉ dùng 1 phần nhỏ để nghe và ngược lại nhiều ng chỉ cần 01 bộ để nghe, khi nâng cấp họ sẽ bán để đổi bộ khác.
Có 01 câu nói luôn đúng với tất cả ae chơi audio:
Hãy mua những đồ gì phù hợp với dòng nhạc mình nghe và đến chừng mực nào mà đôi tai của bản thân còn cảm nhận được.
Phân tích ý đầu về dòng nhạc phù hợp:
Nếu các bác thích dòng nhạc cũ, bolero – pre 75 chẳng hạn thì bộ dàn sử dụng chuẩn nhất vẫn phải được sản xuất những năm đó. Loa, tăng âm và hạn chế dùng CD (bởi thời đó ng ta phát nhạc bằng Cối, Cát sét và băng 8 track).
Nếu cầu kỳ, bạn có thể setup đúng bộ như tạp chí hoặc hãng đưa ra lúc đó thì đỡ mất thời gian loanh quanh nhiều. Việc này tất nhiên ko dễ nhưng là đúng. Cách khác là dựa trên kinh nghiệm bản thân chẳng hạn như nghép 1 đôi loa cổ, độ nhạy cao trên 90 db và 1 chiếc Receiver đèn hoặc bán dẫn đc sx những năm đó cùng với 1 đầu cối vừa vừa tiền là đã có 1 chất âm khá ổn, phù hợp với thể loại… “Sao chưa thấy hồi âm, tiền chuyển đi lâu rồi mà hàng đâu ko thấy…”
Những nhạc mới, nhất là những album được thu bằng digital và xuất bản ra định dạng CD rõ ràng cần những thiết bị hiện đại, từ loa đến tăng âm để phát huy đc hết vẻ đẹp của nó.
Bản thân e vẫn mua và sưu tầm CD bởi có nhiều album ko thể tìm đc nguồn Analog gốc hoặc chỉ phát hành CD. Tuy nhiên âm nhạc số hoá sẽ làm ng nghe chóng mệt, ko thư giãn theo đúng nghĩa như khi nghe băng từ hay LP.
Nếu để chuẩn bài thì dân chơi trên thế giới thường setup cho mình 2-3 bộ dàn khác nhau để chơi vài thể loại nhạc. Đa phần dân ta thích 1 bộ phải chơi đủ các thể loại và đó là điều ko tưởng. Ví dụ như các hãng sản xuất loa họ khuyến cáo 1 số dòng chỉ nên nghe nhạc gì. Cái đó hoàn toàn đúng và ta cũng nên tuân thủ nếu có điều kiện. Ít người lôi Tannoy ra để chơi nhạc rock mặc dù chơi cũng chẳng rách được loa.
Để có được sự tỉnh táo khi phối ghép, sưu tầm và chơi phần cứng thì người tiêu dùng cần vài thứ… Tiền, Kinh Nghiệm và Điều kiện thời gian để mày mò cắm rút, so sánh.
Tốt nhất nên đặt quan hệ tốt với 1-2 người kinh doanh loại hàng này để có cơ hội trải nghiệm với mức phí tổn ít nhất.